CÔNG TỪ NHỮNG THẤT BẠI

Một phần của tài liệu Ebook 101 Kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống: Phần 2 - NXB Văn hóa thông tin (Trang 21 - 25)

Lưu Minh vốn là một nhân viên có năng lực trong một công ty lớn, lương cao, ham muốn cũng lớn, cho rằng làm thuê cho người khác không bằng tự mình làm cho mình, thế là tự lập nghiệp làm ông chủ. Sau một thời gian vật lộn, công ty đổ bể, đành phải gắng gượng xoay xở. Lần này Lưu Minh đứng dậy được, phân tích kỹ nguyên nhân thất bại, có được không ít sự lĩnh hội mới.

Về sau anh ta tiếp tục tập trung được lực lượng rồi, một lần nữa đứng lên. Lần này anh ta đề phòng từng việc nhỏ, làm một cách có quy củ nên rất nhanh đã đưa công ty của mình vào quỹ đạo.

Phân tích kỹ nguyên nhân thất bại là việc làm rất quan trọng. Bạn nhất định cần nhìn thẳng vào thất bại, nhằm tránh bước theo vết xe đổ. Nhiều người trong sự nghiệp gặp nhiều thất bại lớn nhưng vẫn đứng vững không đổ chính là vì họ giỏi tổng kết kinh nghiệm giúp ích cho thành công từ trong thất bại. Nguyên nhân thất bại phổ biến nhất là mấy loại dưới đây:

Vào nhầm ngành

Tục ngữ nói: “Đàn ông sợ chọn nhầm nghề, phụ nữ sợ chọn nhầm chồng”. Nếu như bạn hay bị thất bại, có thể không phải là do năng lực không đủ, mà là không tìm đúng chỗ phát huy hết năng lực.

Brown là một nhà làm phim thành công nhất của Mỹ, đã lần lượt bị ba công ty cách chức. Ông ta từng vươn lên đến nhân vật thứ hai của công ty Fox Thế kỷ 20 ở Hôliút, về sau kiến nghị làm bộ phim “Yêu hậu Ai Cập”, không ngờ bộ phim này bị thất bại nặng nề. Tiếp đến là công ty cắt giảm người, ông ta bị sa thải.

Tại Niu-oóc, ông ta làm Phó tổng giám đốc Ban biên soạn của một tủ sách lớn nhưng mấy vị trong hội đồng quản trị lại kéo dài hợp đồng với một người ngoài ngành, mà ông lại bất đồng ý kiến với người đó, thế nên bị mất việc.

Trở về bang Caliphoócnia, ông lại vào làm trong công ty Fox Thế kỷ 20, giữ chức vụ cao được 6 năm nhưng ban giám đốc lại không thích mấy bộ phim mà ông đề nghị làm nên ông ta lại bị cách chức một lần nữa.

Brown bắt đầu phân tích kỹ thái độ làm việc của mình. Trong cơ quan lớn, ông ta làm việc luôn dám nói, dám mạo hiểm thích làm việc theo trực giác. Ông ta ghét cay ghét đắng quản lý thống nhất theo kiểu hội đồng, cũng không thích thái độ

doanh nghiệp như vậy. Ông ta phát hiện thấy những cái đó đều là tác phong làm ông

chủ.

Sau khi phân tích nguyên nhân thất bại rồi, Brown tự mình lập nghiệp, làm thành công các bộ phim “Cá mập trắng”, “Phán quyết”. Brown không phải là một nhân viên hành chính công ty thất bại. Bẩm sinh ông là một nhà kinh nghiệm, chỉ có điều trước đây ông nhất thời chưa phát huy được tiềm năng của mình mà thôi.

Không tập trung hết mình

Đại đa số người quen với việc chỉ dùng một nửa tâm sức vào công việc của mình, vì vậy thành công của họ còn xa mới được như những người mặc dù năng lực không bằng nhưng lại cần mẫn hơn họ.

Một ông chủ gặp thất bại đến thỉnh giáo một ông chủ thành đạt khác: “Tại sao anh có thể kiếm được tiền còn tôi lại thất bại?” Ông chủ thành đạt kia nói: “Nếu như hàng ngày anh phải lăn lộn đến mức đỏ cả mắt như tôi, thì anh sẽ có thể kiếm được tiền”.

Quá nhiều mục tiêu

Lựa chọn rõ ràng mục tiêu phù hợp với mình, phân biệt rõ cái gì quan trọng cái gì không quan trọng, cái gì có thể nhanh mà cái gì có thể chậm, tổ chức tốt các hoạt động có ích cho mục tiêu đó. Đây là những biện pháp để thành công.

Một số người làm rất nhiều việc nhưng kết quả lại chỉ được nửa vời. Có một thương gia bất động sản không còn nhớ rõ mình đã tiến hành bao nhiêu cuộc giao dịch rồi. Đầu tiên anh ta làm một tòa nhà, tiếp đến tăng lên hai tòa nhà, về sau uy tín tăng cao rồi, cuối cùng anh ta mở rộng ra cả các nghiệp vụ khác nữa. Anh ta nhớ lại: “Tôi cảm thấy rất hứng thú, tôi đang thử nghiệm xem giới hạn của mình đến đâu”.

Một hôm, ngân hàng gửi tới một thông báo, nói anh ta mở rộng quá, rủi ro quá lớn, và ngừng không cho anh ta vay vốn nữa. Vị kỳ tài này thế là thất bại.

Thoạt đầu anh ta oán trời oán người, oán trách ngân hàng, than vãn về môi trường kinh tế, than vãn về nhân viên. Sau khi anh ta bình tĩnh lại rồi không thể không thừa nhận rằng: “Tôi biết là tôi không đủ sức, dục tốc sẽ bất đạt”.

Thế là anh ta xác định lại mục tiêu, tập trung vào lĩnh vực mà anh ta có ưu thế

nhất – phát triển nhà đất. Lăn lộn mấy năm, cuối cùng anh ta đã vươn lên được.

Nay anh ta đã trở thành một thương gia thành đạt, làm việc cũng tính toán kỹ lưỡng hơn.

Không gặp thời

Đôi khi thường nảy sinh một số sự việc bất đắc dĩ. Một hôm nào đó, bạn phát hiện ra nhân sự quản lý cấp cao nhất có sự biến động, một người lạ đến làm cấp trên của mình. Người lạ kia muốn giúp êkíp người của mình, thế là bạn bị gạt ra hoặc bị cách chức.

Bạn nên làm như thế nào đây? Thứ nhất, sự việc đã xảy ra rồi, tuyệt đối không nên tự trách cứ dằn vặt mình; thứ hai, cần nhớ rằng dù thế nào thì mình vẫn còn những lựa chọn khác, hơn nữa là có quyền lựa chọn.

Cơ hội luôn thoắt ẩn thoắt hiện, mục tiêu ban đầu bạn hướng tới có thể bị thay đổi giữa chừng. Thế nhưng, chỉ cần bạn nghĩ được mình luôn luôn có không gian để lựa chọn, thì có thể coi như đã có được một bài học vô cùng giá trị rồi.

Tự khép mình

Những gì một người có được trong cuộc sống thường tỷ lệ thuận với tiền bạc hoặc tài năng mà anh ta có. Tiền bạc thường có thể có được nhờ thừa kế, điểm này chúng ta không thể nào khống chế hoặc quyết định được. Thế nhưng, bản lĩnh của bản thân mình – khả năng có thể tiêu thụ trên thị trường – thì có thể có được nhờ vào sự tiến thủ và cố gắng của cá nhân. Những người không toại nguyện trên đường đời thường suốt đời cũng không thể hiểu được chân lý này. Họ thỏa mãn với những tài năng mình đã có, chứ không có ý nâng cao nó.

Làm việc không biết phân chia nặng nhẹ, nhanh chậm.

Những người không biết đặt đúng công việc vào vị trí nặng nhẹ nhanh chậm thì hay gặp khó khăn, vất vả. Trên đời không có việc gì có rất nhiều thời gian, để làm dù là cả những việc thật sự quan trọng, nhưng những người không toại nguyện trong sự nghiệp, cuộc sống thì lại không hiểu rõ chân lý không thể đảo ngược là phân rõ nặng nhẹ, nhanh chậm này. Họ dường như không bao giờ hiểu được rằng vứt bỏ những việc không mấy quan trọng và tập trung sức lực vào những việc quan trọng

G

không những không phải là một tổn thất, mà ngược lại, đây chính là một cuộc buôn bán rất đáng làm.

Một phần của tài liệu Ebook 101 Kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống: Phần 2 - NXB Văn hóa thông tin (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)