MỤC TIÊU LẬP NGHIỆP

Một phần của tài liệu Ebook 101 Kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống: Phần 2 - NXB Văn hóa thông tin (Trang 73 - 77)

Khi thành lập công ty tư vấn thông tin, Vương Đoan đã đặt ra mục tiêu lập

nghiệp và kế hoạch chi tiết để thực hiện mục tiêu đó, đồng thời tính toán đầy đủ đến những khó khăn có thể gặp phải. Do có sự chuẩn bị đầy đủ, trong bụng đã tính toán trước, nên công ty của anh ta nhanh chóng đi vào quỹ đạo. Những thắng lợi ban đầu đã đem lại cho anh ta đầy niềm tin.

Trong khi ngành của anh ta đang đứng trước cảnh tiêu điều, các đồng nghiệp của anh ta lần lượt ra đi, đầu quân vào các ngành khác. Do đã dự tính trước được điểm này, nên đứng trước khó khăn, Vương Đoan trong lòng không nao núng, áp dụng các biện pháp ứng biến, vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất, công ty của anh ta trở nên nổi tiếng trong ngành.

Mỗi một người đều hy vọng sự nghiệp của mình khởi đầu thuận lợi, mấy bước dưới đây sẽ rất có ích trong việc xác định mục tiêu. Nó có thể mách bảo bạn làm như thế nào để giải quyết thuận lợi những vấn đề hóc búa.

Nhìn nhận lại mục tiêu

Xem xét lại những nội dung mà mình đã liệt kê ra như muốn trở thành, muốn đạt được, muốn hoàn thành những gì. Đặt ra những kế hoạch có thể hoàn thành trong vài ngày cho đến vài tuần là mục tiêu ngắn hạn, hoàn thành từ mấy tuần cho đến một năm là mục tiêu trung hạn, một năm trở lên mới có thể hoàn thành là mục tiêu dài hạn.

Khi xem xét lại những nội dung mà mình đã liệt kê ra, có thể bạn sẽ phát hiện thấy tất cả các nội dung đều cần phải hơn một năm mới có thể hoàn thành được.

Như việc bạn muốn kiếm một số tiền 500 triệu. Bạn sẽ phát hiện thấy trong vòng một năm bạn không thể nào đạt đến được. Nếu như vậy thì bạn hoàn toàn có thể hạ thấp một chút mục tiêu của mình. Chẳng hạn như trước hết giảm xuống còn 200 triệu. Sau đó bạn có thể coi mục tiêu 500 triệu là mục tiêu dài hạn của mình. Hoặc nếu mục tiêu bạn viết là cần trở thành “anh cả” trong ngành bây giờ bạn mới chỉ là một công ty rất nhỏ, vậy thì mục tiêu trung hạn của bạn có thể là trong một thời hạn nhất định trở thành “anh hai”, “anh ba”, sau một thời gian rồi lại vươn lên tiếp, cho tới khi vươn lên đến vị trí “anh cả”.

Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc

Cần xác định một thời gian bắt đầu và kết thúc rõ ràng. Bắt đầu càng sớm, thì sẽ có thể càng sớm thực hiện được mục tiêu của mình. Vì vậy, thời gian này cần cố

gắng đẩy lên càng sớm càng tốt.

Thời gian hoàn thành chỉ là một con số áng chừng, có thể sớm hơn một ngày hoặc muộn hơn một ngày so với kỳ hạn nhưng bạn sẽ phát hiện thấy định ra một kỳ hạn như vậy sẽ không ngừng đem lại cho bạn động lực. Đồng thời, nó còn có thể giúp bạn tránh trì hoãn, khiến cho kế hoạch của bạn trở nên hữu hiệu hơn.

Viết ra những bước đi cụ thể để đạt tới mục tiêu

Tích cực suy xét kế hoạch và viết ra những bước đi cụ thể để đạt tới mục tiêu là vô cùng có ích đối với bạn. Trong quá trình suy nghĩ, trước tiên hãy viết hết bất kỳ bước đi nào liên quan đến việc đạt tới mục tiêu mà bạn nghĩ tới, không cần phải tiến hành đánh giá đối với bất cứ điều gì bạn nghĩ đến, chỉ cần là điều thoáng hiện trong đầu bạn cũng nên ghi lại. Sau đó, khi bạn xem lại một lần nữa những bước đi này, bạn có thể tiến hành sàng lọc chúng. Những thứ còn lại sau khi đã qua sàng lọc sẽ rất đáng quý.

Trên thực tế, khi bạn hàng ngày tiến hành nhập mục tiêu vào, bạn có thể bắt đầu hành động. Bạn sẽ phát hiện khi bạn tiến gần đến những thành quả tích cực cuối cùng với tâm trạng thoải mái, thì các bước đi để đạt tới thành quả đó sẽ hiện lên trong đầu bạn. Bạn sẽ phát hiện thấy những ý tưởng đó sẽ khích lệ bản thân mình làm tất cả mọi việc cần làm để đạt tới mục tiêu. Đồng thời, khi những ý tưởng lóe lên trong đầu, bạn nên đưa chúng vào trong kế hoạch tổng thể đó là điều rất có ích.

Liệt kê ra tất cả những khó khăn có thể gặp phải

Liệt kê ra tất cả những khó khăn có thể gặp. Bề ngoài xem ra có vẻ như tiêu cực, nhưng bản thân khó khăn lại không phải là hoàn toàn tiêu cực, điều này chủ yếu được quyết định bởi bạn nhìn nhận nó như thế nào. Nếu như bạn ghi toàn bộ chúng lại, và nỗ lực giải quyết chúng, thì bạn sẽ phát hiện thấy khó khăn đã không còn là khó khăn nữa.

Trên thực tế, khó khăn thường có nghĩa là ưu thế hoặc cơ hội, thậm chí là vận may tiềm ẩn bên trong. Từ “nguy cơ” trong tiếng Trung Quốc do hai từ ghép lại, mà từ “cơ” có nghĩa là “cơ hội”. Một nhà văn từng viết: “Khó khăn không bao hàm cơ hội thì sẽ không tồn tại”.

Song song với việc liệt kê ra những khó khăn, cũng cần phải liệt kê ra phương

pháp giải quyết mọi khó khăn có thể xuất hiện. Với mỗi một khó khăn cần có cảm giác đã tìm được biện pháp giải quyết, như thế chúng ta sẽ tìm kiếm được nhiều cơ hội hơn từ trong khó khăn gặp phải. Nếu biết dùng thái độ hết sức tích cực để phân tích những khó khăn đó với tâm trạng thoải mái, thì cơ hội và phương pháp giải quyết những khó khăn đó sẽ càng dễ thấy hơn.

Nếu như xét từ góc độ tự thể hiện mình, mọi thành công đều bắt nguồn từ sự chinh phục khó khăn. Có người từng nói: “Một người có thành công hay không không nên đánh giá bằng việc anh ta giành được bao nhiêu sự thành công, mà cần tính toán bằng việc anh ta khắc phục được bao nhiêu khó khăn trong quá trình giành lấy thành công”.

Kiên trì không mệt mỏi

Kiên trì chính là thắng lợi. Một khi bạn hoàn toàn tập trung vào sự phấn đấu của mình một cách kiên định, không dao dộng, thì vấn đề dù khó khăn đến mấy cũng có thể giải quyết được. Khi chúng ta lẫm chẫm học đi cũng thể hiện đầy đủ điểm này. Chúng ta ngã hết lần này đến lần khác nhưng lại đứng dậy hết lần này đến lần khác, cuối cùng học được cách bước đi. Trên thực tế, nhiều tiến bộ trong cuộc sống của chúng ta cũng đều là kết quả sự kiên trì không mệt mỏi của chúng ta.

Thế nhưng, sau khi chúng ta trưởng thành rồi, chúng ta dường như không còn kiên trì như vậy nữa, các nhân tố khác cũng xuất hiện ngăn cản chúng ta hành động.

Chúng ta coi quan điểm và cách nói của người khác còn quan trọng hơn cả của mình. Điều này khiến cho chúng ta đánh giá giá trị của bản thân mình theo ảnh hưởng từ bên ngoài, chứ không phải là từ bản thân chúng ta. Chúng ta thường cho rằng đánh giá của người khác về bản thân mình còn quan trọng hơn cả đánh giá của mình về bản thân chúng ta. Từ đó khiến cho chúng ta trở nên ngày càng phụ thuộc vào sự chấp nhận của người khác. Thậm chí còn coi những suy nghĩ của người khác về mình là quan điểm thực tế để ảnh hưởng đến mình. Độ sâu của nó khiến cho khái niệm về bản thân của chúng ta đã phát triển đến độ không thể nào chấp nhận nổi. Nếu như sau khi trưởng thành chúng ta vẫn có thể giữ được sự kiên trì không mệt mỏi đó, thì chúng ta sẽ vĩnh viễn không thể nào thất bại được.

Calvin Coolidge từng nói về sự kiên trì không mệt mỏi: “Trên thế giới không có gì có thể thay thế được sự kiên trì không mệt mỏi. Thông minh cũng không thể, vì trên thế giới có quá nhiều người thông minh từng thất bại; thiên phú cũng không thể, vì tài năng thiên phú không có kết quả chẳng qua chỉ giống như một câu thành ngữ cố định; trình độ giáo dục cũng không thể, vì trên thế giới này đâu đâu cũng có

L

thể thấy những tên ngốc có học. Mà chỉ có quyết tâm và kiên trì không mệt mỏi mới chính là chìa khóa vạn năng của sự thành công”.

Một phần của tài liệu Ebook 101 Kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống: Phần 2 - NXB Văn hóa thông tin (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)