Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Nghiên cứu về vốn xã hội
1.2.2. Mối quan hệ giữa vốn xã hội và kinh tế
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã bàn luận rất nhiều về mối quan hệ giữa vốn xã hội với việc phát triển kinh tế. Các tác giả cho rằng vốn xã hội nếu là một loại vốn, như những loại vốn khác, thì sự tích lũy vốn xã hội là tối cần thiết để phát triển kinh tế cho các hộ gia đình. Đây chính là hướng nghiên cứu quan trọng
cần nhắc tới, theo các nhà nghiên cứu vốn xã hội có mặt tích cực và có vai trò không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo [Fukuyama, 2003;
Grootaert, 1999; Woolcock, 1998; Woolcock & Narayan, 2000; Woolcock, 2001;
Trần Hữu Dũng, 2003; Trần Hữu Dũng, 2006; Nguyễn Ngọc Bích, 2006; Nguyễn Quý Thanh, 2005; Phan Chánh Dưỡng, 2006; Khúc Thị Thanh Vân, 2011; Nguyễn Quý Thanh – Cao Thị Hải Bắc, 2012; Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2012; Nguyễn Tuấn Anh, 2012;…]. Ví dụ, tác giả Fukuyama (2003) đã bàn về mối liên hệ giữa vốn xã hội và sự phát triển trên phạm vi toàn cầu qua bài viết “Vốn xã hội và phát triển:
Chương trình nghị sự sắp tới”. Tác giả Fukuyama giải thích rằng vốn xã hội giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều doanh nghiệp ở Mỹ La tinh. Nó cũng giúp cho nhiều người vượt ra khỏi những khó khăn trong giai đoạn suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng ở khu vực này [Francis Fukuyama, 2003]. Trong khi đó tác giả Grootaert (1999) lại phân tích vai trò của vốn xã hội trong lĩnh vực kinh tế vi mô với nghiên cứu “Vốn xã hội với sự thịnh vượng và đói nghèo của các hộ gia đình ở Indonesia”. Ông chỉ ra rằng vốn xã hội đã giúp làm giảm đi khả năng rơi vào tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình, vốn xã hội mang lại lợi ích dài lâu đối với các hộ gia đình, mà cụ thể ở đây là việc tiếp cận dịch vụ tín dụng để tạo ra thu nhập ổn định. Các tác giả nhìn nhận vai trò của vốn xã hội trong phát triển kinh tế, tuy nhiên, chỉ giới hạn xem xét nó như một tiềm lực giúp người dân, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn suy thoái và thất nghiệp và tiếp cận các dịch vụ tín dụng [Grootaert, 1999].
Mô tả một cách khá đầy đủ sự thể hiện vai trò, tầm quan trọng của vốn xã hội đối với hoạt động kinh tế là nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dũng, qua nghiên cứu“Vốn xã hội và phát triển kinh tế” (2006). Tác giả trình bày những lợi ích kinh tế của vốn xã hội: (1) Giúp giải quyết những bài toán tập thể; (2) Tiết kiệm chi phí giao dịch; (3) Ảnh hưởng đến chất lượng và tốc độ tích lũy của những loại vốn khác; (4) Xã hội thiếu sự tin cẩn (nghèo vốn xã hội) hay tìm cách móc nối thay vì trau dồi khả năng hoặc kiến thức của mình; (5) Một xã hội nhiều vốn xã hội là một xã hội ít tội phạm; (6) Càng nhiều vốn xã hội thì tư pháp càng vững chắc; (7) Vốn xã hội sẽ nâng cao mức đầu tư và những hoạt động kinh tế khác; (8) Một xã hội
đoàn kết, ít chia rẽ (tức là phong phú vốn xã hội) sẽ dễ hồi phục sau những cú “sốc”
kinh tế. Ngoài ra, vốn xã hội còn có vai trò đối với chính sách kinh tế. Khi hoạch định chính sách cần xem xét sự liên hệ giữa các tổ chức không chính thức. Sự phân cực, manh mún trong xã hội sẽ làm giảm vốn xã hội. Muốn phát triển kinh tế, chúng ta phải vuợt lên những chia rẽ trong xã hội, làm xã hội gắn kết hơn. Ở mỗi giai đoạn phát triển là một tỷ lệ tổ hợp tối ưu giữa vốn xã hội dân sự và vốn xã hội nhà nước và, trong chừng mực có thể, chính sách phải linh động đồng nhịp với những thay đổi ấy [Trần Hữu Dũng, 2006].
Qua các phân tích trên có thể nhận thấy vốn xã hội được hình thành trên cơ sở các tương tác cá nhân, nhóm xã hội, có tính chất mạng lưới xã hội, tức là các quan hệ mới được xác lập mang theo nó những giá trị, chuẩn mực và cấu trúc quan hệ và nó trở thành “tài nguyên” có thể mang lại những lợi ích, giúp cho các cá nhân, nhóm xã hội thực hiện các hoạt động thông qua việc khai thác các giá trị của các quan hệ mới đó. Vốn xã hội là một chất keo gắn kết xã hội, sự đầu tư cho các quan hệ xã hội (một dạng của vốn xã hội) có thể giúp cho các chủ thể hành động nhận được những lợi ích về kinh tế. Các tác giả trên đã trình bày về vai trò vốn xã hội đối với sự phát triển kinh tế, nhưng đa số đều mới có cái nhìn ở cấp vĩ mô về mối quan hệ này, chưa thực sự tìm hiểu sự liên hệ của vốn xã hội với kinh tế trong các lĩnh vực vi mô, đặc biệt là của người dân nhập cư tại địa bàn thành thị.
1.3. Nghiên cứu về sinh kế
1.3.1. Loại hình, phương thức sinh kế
Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn vốn, tài sản (kể cả nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động kiếm sống cần thiết. Các loại hình, phương thức sinh kế hay việc tiếp cận các nguồn lực trong sinh kế là hướng nghiên cứu giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về sinh kế [Nguyễn Thị Vân Anh, 2006; Nguyễn Xuân Mai, 2007; Trương Thúy Hằng, 2009; Nguyễn Văn Sửu, 2010; Nguyễn Xuân Mai – Nguyễn Duy Thắng, 2011; Ngô Phương Lan, 2012;…]. Ví dụ, tác giả Nguyễn Xuân Mai bàn đến cách tiếp cận phân tích sinh kế hộ gia đình (hình 2) qua nghiên cứu “Chiến lược sinh kế của hộ gia đình vùng ngập mặn các tỉnh phía Nam”
(2007). Chiến lược sinh kế cơ bản của hộ gia đình vùng ngập mặn là sử dụng hiệu quả tối ưu các nguồn vốn con người, vốn xã hội, vốn tài nguyên, vốn vật chất, vốn tài chính của họ để có thể ổn định và gia tăng thu nhập, đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong đời sống. Những thay đổi trong chiến lược sinh kế của hộ gia đình vùng ngập mặn là khá đa dạng: a) Đa dạng hóa nghề nghiệp và nguồn thu nhập; b) Thay đổi việc làm; c) Điều chỉnh các nguồn lực tài nguyên, tài chính như đất đai, mặt nước nuôi trồng thủy sản, vay vốn; d) Làm thuê…[Nguyễn Xuân Mai, 2007]. Tác giả Nguyễn Xuân Mai cũng có nghiên cứu với Nguyễn Duy Thắng đề cập đến phương thức sinh kế của ngư dân vùng ven biển là “Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển: thực trạng và giải pháp” (2011). Nghiên cứu đã áp dụng cách tiếp cận sinh kế để tìm hiểu thực trạng sinh kế qua việc xem xét việc sử dụng các nguồn vốn và các nguồn sinh kế hiện thời của cộng đồng ngư dân ven biển, những rủi ro sinh kế hiện thời và khả năng chuyển đổi sinh kế của họ. Mặt khác, nghiên cứu cũng đề xuất các mô hình sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ thông qua tham vấn cộng đồng ngư dân ven biển như mô hình chuyển đổi nghề sang nghề; mô hình đồng quản lý; mô hình sinh kế dựa vào đất; mô hình sinh kế không dựa vào đất. Trong đó, các tác giả cho rằng nhập cư cũng là một trong những chiến lược cần được xem xét để giải quyết việc làm, tìm kiếm các nguồn sinh kế thay thế, giảm nghèo [Nguyễn Xuân Mai – Nguyễn Duy Thắng, 2011].
Hình 1.1: Cách tiếp cận phân tích sinh kế hộ gia đình [Nguyễn Xuân Mai, 2007]
Về việc chuyển đổi loại hình sinh kế còn có thể kể đến nghiên cứu “Chuyển đổi sinh kế của nông dân, trường hợp một làng ven đô Hà Nội” của tác giả Nguyễn Văn Sửu (2010), tác giả đã ứng dụng khung sinh kế bền vững để phân tích, lý giải sự chuyển đổi phương thức, loại hình sinh kế của người nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp ở Phú Điền, một làng ven đô phía Tây – Nam của Hà Nội. Sau khi bị thu hồi đất người dân ở làng này đã chuyển đổi sinh kế sang các nghề khác như:
trồng rau muống, xây và cho thuê nhà trọ, buôn bán nhỏ, lái xe taxi, tham gia các khóa đào tạo nghề,… Mặc dù thu nhập của người dân được cải thiện, song nhiều người lại cảm thấy sinh kế của họ còn mong manh, không bền vững so với những tháng ngày làm nông nghiệp. Ở một chừng mực nhất định, hoạt động kinh doanh mới mà họ đang làm cũng chứa đựng những rủi ro mà nhiều người dân chưa từng trải nghiệm khi còn làm nông nghiệp. Hơn nữa, việc chuyển đổi sinh kế của người nông dân cũng dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội trong các hộ gia đình ở địa phương.
Nguyễn Văn Sửu đặt ra câu hỏi: Liệu những sinh kế mới của người dân Phú Điền Chiến lƣợc
sinh kế
MỤC TIÊU
Thu nhập Đủ ăn Học vấn Phúc lợi Môi trường Thiên nhiên VỐN
Thiên nhiên
Con người Xã
hội
Tài chính Vật chất
Thể chế Bối cảnh bên ngoài
có bền vững không, họ có thể gắn bó với chúng bao lâu? Và tác giả cho rằng: vấn đề việc làm của người nông dân bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ lưỡng và cần có những giải pháp, chính sách phù hợp [Nguyễn Văn Sửu, 2010b].
Có thể thấy các nghiên cứu trên đã trình bày một cách đầy đủ, chi tiết hoạt động sinh kế cũng như sự chuyển đổi loại hình, phương thức sinh kế của người dân, họ xây dựng cho mình một chiến lược sinh kế trước thay đổi của thể chế, kinh tế, xã hội, môi trường. Mặc dù người dân đã đa dạng hóa các loại hình, phương thức sinh kế với rất nhiều ngành nghề, hình thức tạo thu nhập, tuy nhiên vẫn còn những rủi ro trong sinh kế hiện thời của họ.
1.3.2. Mối quan hệ giữa sinh kế và vốn xã hội
Vốn xã hội là một nguồn lực quan trọng trong chiến lược sinh kế của người dân, bàn luận về mối quan hệ này có các nghiên cứu của một số tác giả: Anthony Bebbington, 1999; Annet Abenakyo, Pascal Sanginga, Jemimah Njuki, Susan Kaaria1 và Robert Delve, 2007; Nguyễn Duy Thắng, 2007; Phòng Xã hội học Đô thị - Viện Xã hội học, 2008;…. Ví dụ, nghiên cứu của Annet Abenakyo và cộng sự (2007) “Relationship between Social Capital and Livelihood Enhancing Capitals among Smallholder Farmers in Uganda” (Mối quan hệ giữa vốn xã hội và tăng cường sinh kế của các nông dân sản xuất nhỏ ở Uganda). Các tác giả cho rằng vốn xã hội là một đặc điểm quan trọng của một cộng đồng và là một trong năm nguồn vốn của khung sinh kế bền vững. Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ, kích thước của vốn xã hội và sự ảnh hưởng của loại vốn này đến sinh kế. Vốn xã hội trao quyền cho phụ nữ tham gia nhiều hơn vào quá trình ra quyết định, phát triển tạo cơ sở tài sản và sử dụng tài nguyên thiên nhiên công nghệ quản lý tài nguyên. Các hộ gia đình có vốn xã hội nhiều đánh giá cao việc cộng đồng tin tưởng, có đi có lại và sự tự tin của phụ nữ. Việc tăng cường vốn xã hội là một cách mạnh mẽ để cải thiện cộng đồng và đòi hỏi phải có cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả để xây dựng, củng cố vốn xã hội và con người [Annet Abenakyo và cộng sự, 2007]. Tác giả Anthony Bebbington (1999) cũng quan tâm tới vốn xã hội như là một tài sản quan trọng đối
với sinh kế trong nghiên cứu “Capitals and Capabilities: “A Framework for Analyzing Peasant Viability, Rural Livelihoods and Poverty” (Vốn và các tiềm lực:
Khung phân tích khả năng tồn tại của nông dân, sinh kế nông thôn và nghèo đói).
Bài viết này phát triển một khung phân tích để làm rõ phát triển bền vững sinh kế nông thôn và tác động của chúng đối với nghèo đói ở nông thôn. Khung phân tích lập luận rằng cần hiểu sinh kế nông thôn về: a) Người dân tiếp cận năm loại vốn; b) Trong đó họ kết hợp và biến đổi những loại vốn trong xây dựng đời sống mà có thể đáp ứng nhu cầu vật chất và kinh nghiệm của họ, c) Mọi người có thể mở rộng cơ sở tài sản của họ bằng cách tham gia cùng các thành viên khác thông qua các mối quan hệ bị chi phối bởi thị trường, nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự, và d) Họ có thể triển khai và tăng cường khả năng của họ để cuộc sống có ý nghĩa hơn và thay đổi các quy tắc và các mối quan hệ chi phối, trong đó các nguồn lực được kiểm soát, phân phối và chuyển đổi trong xã hội. Đặc biệt, Anthony Bebbington nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn xã hội như là một tài sản thông qua đó mọi người có thể mở rộng quyền tiếp cận tài nguyên và các nguồn lực khác [Anthony Bebbington, 1999].
Tập trung phân tích việc sử dụng vốn xã hội của các hộ gia đình trong chiến lược sinh kế của họ dưới tác động của đô thị hóa là nghiên cứu “Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa”
của tác giả Nguyễn Duy Thắng (2007). Vốn xã hội - các quan hệ và mạng lưới xã hội, được xem như một trong các nguồn sinh kế. Các hộ gia đình đã sử dụng nguồn cung cấp thông tin và giúp đỡ tìm việc làm đáng tin cậy ở các xã, phường được nghiên cứu là các tổ chức xã hội ở địa phương, nhóm bạn bè và gia đình. Việc sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế đã giúp cho người dân giảm được chi phí đầu vào cho sản xuất và các chi phí giao dịch trong tìm kiếm việc làm hay thị trường, đồng thời chia sẻ các nguồn thông tin đáng tin cậy về thị trường để tránh nguy cơ rủi ro, nhằm thích ứng với những biến đổi nhanh về kinh tế - xã hội dưới tác động của đô thị hóa nhanh như hiện nay [134]. Phòng Xã hội học Đô thị - Viện Xã hội học (2008) cũng có nghiên cứu “Sử dụng vốn xã hội trong sinh kế của người nông dân vùng ven
trong quá trình đô thị hóa” tìm hiểu tác động của đô thị hóa đến sự biến đổi vốn xã hội của nông dân vùng ven – nghiên cứu trường hợp xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh, cách Hà Nội 20km - và việc sử dụng vốn xã hội trong các hoạt động sinh kế để hướng tới xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững. Mỗi hộ gia đình đều xây dựng cho mình một chiến lược sinh kế riêng để thích ứng với những điều kiện mới, dựa vào khả năng của mỗi hộ, những lợi thế của địa phương và trong đó vốn xã hội được người dân lồng ghép vào trong chiến lược sinh kế của mình. Tùy từng hoàn cảnh, từng gia đình mà họ tận dụng vốn xã hội để công việc trôi chảy hơn, hiệu quả hơn. Những quan hệ xã hội mới nảy sinh vừa tạo ra lợi ích sinh kế lại vừa tạo ra những mâu thuẫn về lợi ích, văn hóa. Các tổ chức chính thức và không chính thức có vai trò nhất định trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sinh kế của hộ gia đình [Nguyễn Duy Thắng, 2007].
Đáng chú ý đối với các nghiên cứu về sinh kế trên là đã phân tích tầm quan trọng của vốn xã hội như một tiềm lực để người dân tiếp cận, sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như thực hiện sinh kế bền vững, cải thiện cộng đồng. Song các tác giả chưa nhìn nhận vai trò vốn xã hội ở dưới góc độ đối với từng hoạt động cụ thể trong sinh kế của người dân và cũng chưa làm rõ việc xây dựng và duy trì vốn xã hội của người dân. Một số tác giả đã bàn khá rõ mối quan hệ giữa vốn xã hội và sinh kế của người dân trước tác động của đô thị hóa, song tác giả lại hướng đến đối tượng là người nông dân ven đô nói chung chứ không chú ý tới những người dân nhập cư.
Tóm lại, những nghiên cứu về vốn xã hội mà chúng tôi quan tâm xoay quanh các chủ đề liên quan tới vấn đề nghiên cứu: thực trạng việc tạo dựng và duy trì vốn xã hội cũng như mối quan hệ giữa vốn xã hội và kinh tế. Chủ đề sinh kế chúng tôi quan tâm tới các mảng: sự chuyển đổi loại hình, phương thức sinh kế của người dân; mối quan hệ giữa sinh kế và vốn xã hội. Đáng chú ý đối với các nghiên cứu về sinh kế đã phân tích ở trên, các tác giả cho rằng vốn xã hội là một trong năm nguồn vốn của khung sinh kế bền vững, như một tiềm lực để người dân tiếp cận, sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như thực hiện sinh kế bền vững. Cuối cùng, nội dung