Kiểm tra hệ thống ABS:

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp khảo sát hệ thống phanh trên xe isuzu d-max ls (Trang 67 - 76)

4. Các hư hỏng và biên pháp khắc phục hệ thống phanh chính ISUZU D MAX:

4.4. Kiểm tra hệ thống ABS:

4.4.1. Kiểm tra hệ thống chẩn đoán:

* Chức năng kiểm tra ban đầu

Kiểm tra tiếng động làm việc của bộ chấp hành - Nổ máy và lái xe với tốc độ lớn hơn 6 km/h.

- Kiểm tra xem có nghe thấy tiếng động làm việc của bộ chấp hành không. Lưu ý: ABS ECU tiến hành kiểm tra ban đầu mổi khi nổ máy và tốc độ ban đầu vượt qua 6 km/h. Nó cũng kiểm tra chức năng của van điện 3 vị trí và bơm điện trong bộ chấp hành . Tuy nhiên, nếu đạp phanh, kiểm tra ban đầu sẽ không được thực hiện nhưng nó xẽ bắt đầu khi nhả chân phanh.

Nếu không có tiếng động làm việc, chắc chắn rằng bộ chấp hành đã được nối. Nếu không có gì trục trặc, kiểm tra bộ chấp hành.

* Chức năng chẩn đoán: - Đọc mã chẩn đoán

+ Kiểm tra điện áp ắc quy: kiểm tra điện áp ác quy khoảng 12 V. - Kiểm tra đèn báo bật sáng:

+ Bật khoá điện.

+ Kiểm tra rằng đèn ABS bật sáng trong 3 giây, nếu không kiểm tra và sửa chữa hay thay thế cầu chì, bóng đèn báo hay dây điện

- Đọc mã chẩn đoán: + Bật khoá điện ON + Rút giắc sửa chữa.

+ Dùng SST, nối chân Tc và E1 của giắc kiểm tra.

+ Nếu hệ thống hoạt động bình thường (không có hư hỏng), đèn báo sẽ nháy 0,5 giây 1 lần

+ Trong trường hợp có hư hỏng, sau 4 giây đèn báo bắt đầu nháy. Đêm số lần nháy --> Xem mã chẩn đoán (số lần nháy đầu tiên sẽ bằng chữ số đầu của chẩn đoán hai số. Sau khi tạm dừng 1,5 giây đèn lại nháy tiếp, số lần nháy ở lần thứ hai sẽ bằng chữ số sau của mã chẩn đoán. Nếu có hai mã chẩn đoán hay nhiều hơn, sẽ

có khoảng dừng 2,5 giây giữa hai mã và việc phát mã lại lặp lại từ đầu sau 4 giây tạm dừng. Các mã sẽ phát thứ tự tăng dần từ mã nhỏ nhất đến mã nhỏ nhất)

+ Sửa chữa hệ thống

+ Sau khi sửa chữa chi tiết bị hỏng, xóa mã chẩn đoán trong ECU + Tháo SST ra khỏi cực Tc và E1 của giắc kiểm tra.

+ Nối giắc sửa chữa.

+ Bật khoá diện ON. Kiểm tra rằng đèn ABS tắc sau khi sáng trong 3 giây - Xoá mã chẩn đoán:

+ Bật khoá điện on.

+ Dùng SST, nối chân Tc với E1 của giắc kiểm tra.

+Xoá mã chẩn đoán chứa trong ECU bằng cách đạp phanh 8 lần hay nhiều hơn trong vòng 3giây.

+ Kiểm tra rằng đèn báo chỉ mã bình thường.

+ Tháo SST ra khỏi cực Tc và E1 của giắc kiểm tra. + Kiểm tra rằng đèn báo ABS tắc.

Hình 4-2 Giắc kiểm tra

Bảng 4-1 Mã chẩn đoán: 11

Hở mạch trong mạch rơ le van điện.

- Mạch bên trong của bộ chấp hành. - Rơle điều khiển. -Dây điện và giắc nối của mạch rơle van điện

12 Chập mạch trong rơ

le van điện

13 Hở mạch trong

mạch rơ le môtơ bơm.

- Mạch bên trong của bộ chấp hành. - Rơle điều khiển.

14 Hở mạch trong

mạch rơ le môtơ bơm.

21 Hở mạch hay ngắn

mạch van điện của

bánh xe trước phải. - Van điện bộ chấp hành.

22 Hở mạch hay ngắn mạch van điện của bánh xe trước trái.

23 Hở mạch hay ngắn

mạch van điện của bánh xe sau phải.

24 Hở mạch hay ngắn

mạch van điện của bánh xe sau trái.

31 Cảm biến tốc độ

bánh xe trước phải bị hỏng.

32 Cảm biến tốc độ

bánh xe trước trái bị hỏng.

33 Cảm biến tốc độ

bánh xe sau phải bị hỏng.

34 Cảm biến tốc độ

bánh xe sau trái bị hỏng.

35 Hở mạch cảm biến

tốc độ bánh xe sau phải hay trước trái.

36 Hở mạch cảm biến

tốc độ bánh xe sau trái hay trước phải.

37 Hỏng cả hai rôto

cảm biến tốc độ

- Rôto cảm biến tốc độ bánh xe

41 Điện ắc quy không

bình thường (<9,5 V hay >16 V)

- Ắc quy - Bộ tiết chế

51 Môtơ bơm của bộ

chấp hành bị kẹt hay hở mạch môtơ

- Môtơ bơm, ắc quy và rơle

bơm của bộ chấp hành .

và bulông tiếp mát hay mạch môtơ bơm của bộ chấp hành

Luô

n bật ABS ECU hỏng - ECU

*Chức năng kiểm tra của cảm biến:

- Chức năng kiểm tra cảm biến tốc độ

+ Kiểm tra ắc quy kiểm tra rằng điện áp ắc quy khoảng 12 V - Kiểm tra đèn báo ABS.

+ Bật khoá điện ON

+ Kiểm tra rằng đèn báo ABS sáng trong vòng 3 giây. Nếu không, kiểm tra và sửa chửa hay thay cầu chì, bóng đèn hay dây điện.

+ Kiểm tra rằng đèn ABS tắc + Tắc khoá điện.

+ Dùng SST, nối chân E1 với chân Tc và Ts của giắc kiểm tra . + Kéo phanh tay và nổ máy.

+ Kiểm tra rằng đèn ABS nháy trong khoảng 4 lần /giây - Kiểm tra mức tín hiệu cảm biến

+ Lái xe chạy thẳng ở tốc độ 4-6 km/h và kiểm tra xem đèn ABS có bật sáng sau 1 giây không.

+ Nếu đèn sáng nhưng không nháy khi tốc độ xe không nằm trong khoảng tiêu chuẩn, dừng xe và đọc mã chẩn đoán, sau đó sửa các chi tiết hỏng.

+ Nếu đèn bật sáng trng khi tốc độ xe từ 4 -6 km/h, việc kiểm tra đã hoàn thành. Khi tốc độ xe vượt quá 6 km/h, đèn ABS nháy lại. Ở trạng thái này cảm biến tốc độ tốt.

- Kiểm tra sự thay đổi tín hiệu cảm biến ở tốc độ thấp.

+ Lái xe chạy thẳng với tốc độ 45-55 km/h và kiểm tra xem đèn ABS có sáng sau khi tạm ngừng 1 giây không.

+ Nếu đèn báo bật sáng mà không nháy khi tốc độ xe nằm ngoài khoảng tiêu chuẩn. Dừng xe và đọc mã chẩn đoán. Sau đó sửa các chi tiết hỏng.

+ Nếu đèn báo bật sáng mà không nháy khi tốc độ xe nằm trong khoảng tiêu chuẩn, việc kiểm tra đã hoàn thành. Khi tốc đọ xe nằm trong dải tiêu chuẩn, đèn ABS lại nháy.Ở trạng thái này roto cảm biến tốc độ tốt.

- Kiểm tra sự thay đổi tín hiệu cảm biến ở tốc độ cao + Kiểm tra như trên ở tốc độ khoảng 110 đến 130 km/h + Đọc mã chẩn đoán

+ Dừng xe, đèn báo sẽ bắt đầu nháy + Đếm số lần nháy (Xem mã chẩn đoán) - Sửa các chi tiết hỏng

- Sửa hay thay thế các chi tiết bị hỏng - Đưa hệ thống về trạng thái bình thường + Tắc khoá điện OFF.

+ Tháo SST ra khỏi cực E1, Tc và Ts của giác kiểm tra. Bảng 4-2 Mã chẩn đoán

Mã Các kiểu nháy Chẩn đoán Phạm vi hư

hỏng Sáng

Tắt

Tất cả các cảm biến tốc độ và rôto cảm biến đều bình thường

71

Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên phải thấp

- Cảm biến tốc độ trước phải.

- Lắp đặt cảm biến

72

Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên trái thấp

- Cảm biến tốc độ trước bên trái.

- Lắp đặt cảm biến

73 Điện áp của tín

hiệu cảm biến tốc

- Cảm biến tốc độ sau bên

độ phía sau bên phải thấp.

phải.

- Lắp đặt cảm biến

74

Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên trái.

- Cảm biến tốc độ trước sau bên trái. - Lắp đặt cảm biến.

75

Thay đổi không bình thường của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên phải

- Rôto cảm biến tốc độ phía trước bên phải

76

Thay đổi không bình thường của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên trái.

- Rôto cảm biến tốc độ phía trước bên trái.

77

Thay đổi không bình thường của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên trái.

- Rôto cảm biến tốc độ phía sau bên trái.

78

Thay đổi không bình thường của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên phải.

- Rôto cảm biến tốc độ phía sau bên phải.

4.4.2. Kiểm tra bộ chấp hành.

- Kiểm tra điện áp ắc quy: kiểm tra điện áp ắc quy khoảng 12 V. - Tháo vỏ bộ chấp hành.

- Tháo 4 giắc nối ra khỏi bộ chấp hành và rơ le điều khiển. - Nối thiết bị kiểm tra bộ chấp hành (SST) vào bộ chấp hành.

+ Nối thiết bị kiểm tra bộ chấp hành (SST) vào rơ le điều khiển bộ chấp hành và dây điện phía thân xe qua dây điện phụ (SST) như hình vẽ.

+ Nối dây đỏ của thiết bị kiểm tra với cực dương ắc quy và dây đen với cực âm hay mass thân xe.

+ Đặt phiếu A (SST) lên thiết bị kiểm tra. - Kiểm tra sự hoạt động của bộ chấp hành. + Nổ máy và cho chạy với tốc độ không tải.

+ Bật công tắc lựa chọn thiết bị kiểm tra đến vị trí “FRONT RH”. + Nhấn và giữ công tắc môtơ trong vài dây.

+ Đạp phanh và giữ nó.

+ Nhấn công tắc POWER và kiểm tra rằng bàn đạp phanh không đi xuống. + Nhả công tắc POWER và kiểm tra rằng bàn đạp phanh đi xuống.

+ Nhấn và giữ công tắc motor trong vài giây sau đó kiểm tra rằng chân phanh đã về vị trí cũ.

+ Nhả chân phanh.

+ Nhấn và giữ công tắc motor trong vài giây.

+ Đạp phanh và giữ nó trong khoảng 10 giây. Khi đang giữ chân phanh, ấn công tắc motor trong vài giây. Kiểm tra rằng chân phanh không bị rung.

- Kiểm tra các bánh xe khác.

+ Xoay công tắc lựa chọn đến vị trí “FRONT LH”. +Lặp lại từ bước (3) đến bước (6) của mục trên.

+ Kiểm tra các bánh sau với công tắc lựa chọn ở vị trí “REAR RH” và “REAR LH”, theo quy trình tương tự.

- Nhấn công tắc motor

+ Nhấn và giữ công tắc motor trong vài giây.

- Tháo thiết bị kiểm tra (SST) ra khỏi bộ chấp hành.

+ Tháo phiếu A (SST) và ngắt thiết bị kiểm tra (SST) và bộ dây điện phụ (SST) ra khỏi bộ chấp hành, rơle điều kiển và dây điện phía thân xe.

- Nối các giắc bộ chấp hành

Nối 4 giắc vào bộ chấp hành và rơle điều khiển. - Lắp các giắc nối

Lắp các giắc nối lên giá đỡ bộ chấp hành. - Lắp vỏ bộ chấp hành.

- Xoá mã chẩn đoán.

4.4.3. Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe.

- Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe. + Tháo giắc cảm biến tốc độ.

+ Đo điện trở giữa các điện cực.

Điện trở: 0,8 - 1,3 kΩ( cảm biến tốc độ bánh trước) Điện trở: 1,1 - 1.7 kΩ( cảm biến tốc độ bánh sau ) + Nếu điện trở không như tiêu chuẩn, thay cảm biến.

+ Không có sự thông mạch giữa mỗi chân của cảm biến và thân cảm biến. Nếu có thay cảm biến.

+ Nối lại các giắc cảm biến tốc độ. - Kiểm tra sự lắp cảm biến.

+ Chắc chắn rằng bu lông lắp cảm biến được xiết đúng. + Phải không có khe hở giữa cảm biến và giá đỡ cầu. - Quan sát phần răng của rôto cảm biến.

+ Tháo cụm moayơ (sau) hay bán trục (trước).

+ Kiểm tra các răng của rôto cảm biến xem có bị nứt, vặn hay mất răng. + Lắp cụm moayơ hay bán trục.

5. Kết luận.

Sau thời gian hơn 3 tháng làm đồ án với đề tài Khảo sát hệ thống phanh trên xe ISUZU D-MAX em đã cơ bản hoàn thành đề tài với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Việt Hải và các thầy trong khoa.

Trong đề tài này em đi sâu tìm hiểu tính năng hoạt động của hệ thống phanh, nguyên lý làm việc của các bộ phận đến các chi tiết chính trong hệ thống phanh.Phần đầu đồ án em giới thiệu chung về hệ thống phanh từ các loại cơ cấu phanh đến các loại dẫn động phanh của hệ thống phanh. Tiếp theo em trình bày tổng thể về xe ISUZU D-MAX và các hệ thống trên xe. Và phần trọng tâm của đồ án là em đi sâu vào hệ thống phanh trên xe ISUZU D-MAX, bao gồm: Cơ cấu phanh trước (phanh đĩa), cơ cấu phanh sau (phanh trống), dẫn động phanh thủy lực trợ lực chân không, xylanh chính, van an toàn, bộ trợ lực chân không, bơm chân không... Đồng thời tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh trên xe ISUZU D- MAX. Tìm hiểu các hư hỏng của hệ thống phanh thường gặp.

Tuy nhiên do thời gian hạn chế nhiều phần chưa được trang bị trong thời gian học tập tại trường, tài liệu tham khảo hạn chế và chưa cập nhật đầy đủ các tài liệu về xe nên không tránh khỏi những thiếu sót mong các thầy chỉ dẫn thêm. Qua đề tài này đã bổ sung cho em thêm nhiều kiến thức chuyên ngành về các hệ thống ôtô và đặc biệt là hệ thống phanh. Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp em cũng nâng cao được những kiến thức về công nghệ thông tin: Word, Excel, AutoCAD… phục vụ cho công tác sau này. Đồng thời qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của người cán bộ kỹ thuật ngành động lực.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp khảo sát hệ thống phanh trên xe isuzu d-max ls (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w