2. Hệ thống phanh trên xe ISUZU D-MAX:
2.1. Cơ cấu phanh:
Cơ cấu phanh là bộ phận trực tiếp tạo ra lực cản và làm việc theo nguyên lý ma sát. Trong quá trình phanh động năng của ôtô được biến thành nhiệt năng ở cơ cấu phanh rồi tiêu tán ra môi trường bên ngoài.
Kết cấu cơ cấu phanh gồm hai phần chính: Các phần tử ma sát và cơ cấu ép. Trên xe Isuzu D-max, phần tử ma sát của cơ cấu phanh trước có dạng đĩa; phần tử ma sát của cơ cấu phanh sau dạng trống- guốc.
Phanh đĩa loại má kẹp tuỳ động với cơ cấu ép bằng xilanh thủy lực. Má kẹp làm tách rời với xilanh bánh xe.
Với kết cấu như vậy thì điều kiện làm mát tốt hơn, nhiệt độ làm việc của cơ cấu phanh thấp.Tuy nhiên kết cấu như vậy có độ cứng vững không cao.
Khi các chốt dẫn hướng bị mòn biến dạng, mòn rỉ sẽ làm cho các má phanh mòn không đều, hiệu quả phanh giảm và gây rung động.
Phanh trống-guốc với cơ cấu ép là xilanh thủy lực kép, mỗi guốc phanh quay quanh một điểm cố định nằm cùng phía. Cơ cấu phanh loại này là cơ cấu phanh thuận nghịch nhưng không cân bằng.
2.1.1. Cơ cấu phanh trước:
Thông số kỹ thuật và kết cấu:
Đường kính ngoài * chiều dày đĩa phanh: 264 * 26 [mm] (Đĩa phanh có xẻ rãnh thông gió)
Bề dày má phanh : 10 [mm]
Đường kính xilanh lực : ∅64 [mm]
Hình 2-1 Cơ cấu phanh trước
5
4 3
2
1-Má kẹp, 2-Piston, 3-Chốt dẫn hướng, 4-Đĩa Phanh, 5-Má phanh.
2.1.2. Cơ cấu phanh sau:
Thông số kỹ thuật và kết cấu:
Đường kính tang trống : 295 [mm] Bề rộng má phanh : 44 [mm] Đường kính xilanh lực : ∅26 [mm] .
1 2 3 4
Hình 2-2 Cơ cấu phanh sau
1-Trống phanh; 2-Xilanh bánh xe; 3-Guốc phanh; 4-Má phanh. Nguyên lý làm việc:
Khi phanh: Người lái tác dụng lên bàn đạp, thông qua cơ cấu đòn và các van của bầu trợ lực chân không trợ lực cho người lái. Piston trong xilanh chính dịch chuyển theo chiều tăng áp suất dầu phanh trong xilanh chính. Dầu được đẩy từ xilanh chính đến van phân phối, phân dòng đến các xilanh bánh xe thực hiện quá trình phanh.
Khi nhả phanh: các chi tiết trở về vị trí ban đầu nhờ các lò xo hồi vị, má phanh tách ra khỏi đĩa phanh (đối với cơ cấu phanh trước) và trống phanh (đối với cơ cấu phanh sau).
Bộ phận điều chỉnh khe hở: Nhờ độ đàn hồi của vòng làm kín và lò xo trên chốt dẫn hướng, cộng với độ đảo chiều trục của đĩa, khi nhả phanh các má phanh luôn được giữ cách mặt đĩa một khe hở nhỏ. Do đó tự động điều chỉnh khe hở. Đối
với cơ cấu phanh sau có thể điều chỉnh khe hở một cách tự động nhờ kết cấu của xilanh con, hoặc điều chỉnh bằng tay nhờ thanh ren và lò xo liên kết hai guốc phanh.
Má kẹp: Được đúc bằng gang rèn.
Xilanh thuỷ lực: Được đúc bằng hợp kim nhôm, bề mặt làm việc của xilanh được mạ một lớp crôm. Khi xilanh được chế tạo bằng hợp kim nhôm, cần thiết phải giảm nhiệt độ đốt nóng dầu phanh. Do vậy để giảm nhiệt độ dầu phanh người ta giảm diện tích tiếp xúc giữa piston với guốc phanh và sử dụng các piston bằng vật liệu phi kim.
Các thân má phanh: Chỗ mà piston ép lên được chế tạo bằng thép lá.
Tấm ma sát của má phanh loại đĩa có diện tích ma sát khoảng 12-16 % diện tích bề mặt đĩa, do vậy điều kiện làm mát đĩa rất thuận lợi.