Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hôn nhân-gia đình
1.5. Tập quán HN-GĐ và sự biến động trong quan hệ hôn nhân và GĐ
quan niệm trước đây thì khi “nữ thập tam, nam thập lục” là có thể đủ điều kiện về mặt sinh lý để lấy vợ lấy chồng.
Thậm chí nhiều bậc cha mẹ còn “hứa hôn” cho con cái từ khi chúng
vẫn đang còn là một đứa trẻ. Sau khi Việt Nam có luật Hôn nhân và Gia đình vào năm 1959 thì tình trạng kết hôn sớm ở độ tuổi trên đã giảm dần, đặc biệt sau năm 2000 khi luật HN và GĐ được sửa đổi thì nam nữ thanh niên ở Phù Cừ thường kết hôn ở độ tuổi mà luật pháp quy định, tình trạng tảo hôn hầu như không còn tồn tại.
Điều 5, Chương 2 trong Quy ước làng Quế Lâm, xã Minh Hoàng (sửa đổi năm 2000) viết: “Việc cưới: Nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên được tự do tìm hiểu và tự nguyện xây dựng gia đình. Kết hôn phải được UBND xã cấp giấy kết hôn. Không cưới tảo hôn, tổ chức lễ cưới lành mạnh, tiết kiệm, tổ chức lễ cưới không mở loa đài quá 22 giờ và trước 5 giờ sáng hôm sau”
Trong các gia đình truyền thống, sau khi kết hôn, người phụ nữ ở Phù Cừ gần như bị ràng buộc chặt chẽ vào người chồng và gia đình nhà chồng bởi các chế định, qui ước thành văn và bất thành văn ở các thôn/xã. Từ khi có Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2000 tới nay, địa vị, vai trò và vị thế của người phụ nữ đã thay đổi rất nhiều. “Vợ chồng phải sống bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng góp sức xây dựng kinh tế gia đình và có trách nhệm đối với con cái” – Điều 10, chương 3, Quy ước làng Quế Lâm, xã Minh Hoàng”.
Ở Phù Cừ trước kia, hầu hết mỗi thôn/làng đều có quy ước riêng (luật tục), trong đó có những nội dung về vấn đề HN-GĐ. Hiện nay, hầu hết các quy ước này đều đã được sửa đổi và có văn bản do các trưởng thôn lưu giữ. Trong các văn bản này, nội dung thể hiện rất rõ sự tiến bộ và tuân thủ pháp luật về HN- GĐ, hầu hết các thôn ở Phù Cừ đến nay đều đã đạt danh hiệu làng văn hóa.
Người dân Phù Cừ rất coi trọng đạo lý gia đình, trong các quy ước của thôn/làng, đều có một phần riêng quy định về đạo lý gia đình.
Mặc dù các quy ước này đều không có phần nào thể hiện các chế tài xử phạt khi ai đó vi phạm quy ước, nhưng hầu như người dân trong làng đều hiểu Ông bà, cha mẹ sống mẫu mực, phải thực sự là tấm gương cho các con cháu noi theo. Con cháu phải tôn kính, nghe lời chỉ bảo của ông bà, cha mẹ, phải có trách nhiệm chăm sóc người đau ốm. Cấm mọi hành vi ngược đãi vô trách nhiệm đối với ông, bà và cha mẹ.
Anh em như thể chân tay, phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống, đối với họ hàng nội ngoại phải tuân theo tôn ti trật tự trong họ, góp phần làm đẹp cho truyền thống quê hương.
Mọi người trong gia đình phải kính già, yêu trẻ, tôn sư trọng đạo, ứng xử có văn hóa, sống mình vì mọi người, mọi người vì mình, sống khiêm tốn giầu lòng nhân ái. – Điều 10: Đạo lý gia đình, chương 3, Quy ước làng Quế Lâm.
và tuân thủ một cách nghiêm túc. Các giá trị như con cái phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; vợ chồng phải cư xử bình đẳng; anh em trong gia đình phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau; sống khiêm tốn và nhân ái… rất được người dân Phù Cừ đề cao và coi trọng.
Mấy năm gần đây, tác động của kinh tế thị trường kèm theo quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh đã khiến cho hệ giá trị trong các gia đình trong vùng có nhiều thay đổi. Do Phù Cừ là một huyện giáp ranh với trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước là thủ đô Hà Nội nên sự biến động này càng trở lên rõ rét. Từ các gia đình nhiều thế hệ cùng sinh sống tách ra thành gia đình hạt nhân hoặc gia đình 2-3 thế hệ là chủ yếu. Cùng với nó là sự thay đổi vị thế của các thành viên và nhiều giá trị cốt lõi trong gia đình. Độ tuổi kết hôn của thanh niên cũng có xu hướng tăng dần cùng với đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của tình trạng “vợ chồng ly thân” (theo kết quả khảo sát của đề tài cho thấy có tới 12.8% số người được hỏi cho biết họ đang trong tình trạng ly thân). Vậy đâu là nguyên nhân của các biến đổi gần đây trong các quan hệ gia đình? Theo TS. Khuất Thu Hồng, mô hình tam, tứ đại đồng đường vốn luôn luôn chỉ chiếm một phần nhỏ trong lịch sử và trong nhiều thế kỷ qua, gia đình hạt nhân vẫn luôn là mô hình phổ biến nhất, thường chiếm trên dưới 70%
tổng số hộ trong cả nước1. Đại đa số các gia đình Việt Nam lựa chọn sống trong gia đình hạt nhân và sống gần cha mẹ già. Sở dĩ mô hình này luôn chiếm ưu thế vì nó phù hợp với điều kiện sống và lối sống của người Việt Nam. Cha mẹ già thay vì sống chung cùng nhà với các con cũng ngày càng ưa thích sống độc lập và duy trì mối quan hệ gần gũi với con cái [26, vanhoanghean.com.vn]. Như vậy, việc một số tác giả cho rằng vì ảnh hưởng của phương Tây mà mô hình gia đình nhiều thế hệ như một nét văn hoá truyền thống đang bị mất đi là không có cơ sở.
1Vào năm 2014, gia đình hạt nhân chiếm tới 65% trong tổng số 24.265 nghìn hộ gia đình trong cả nước
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của chúng tôi tại huyện Phù Cừ với 298 người tham gia trả lời thì tỷ lệ các gia đình có 3 thế hệ cùng chung sống chiếm đa số (58.4%), tiếp đến là gia đình có 2 thế hệ (23.5%), gia đình có 4 thế hệ chung sống chiếm một con số rất khiêm tốn (3.7%).
Bảng 1 1. Số thế hệ chung sống trong một gia đình
Số thế hệ Tần suất Tỷ lệ %
1 thế hệ 43 14.4
2 thế hệ 70 23.5
3 thế hệ 174 58.4
4 thế hệ 11 3.7
Tổng 298 100.0
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài tại huyện Phù Cừ)
Loại hình gia đình hạt nhân có từ 1-2 thế hệ vẫn duy trì vị trí không kém phần quan trọng với 113/298 người trả lời (37,9%). Như vậy, có thể thấy rằng, gia đình có bố/mẹ/con sống cùng ông/bà (3 thế hệ) là kiểu gia đình phổ biến nhất hiện nay tại huyện Phù Cừ.
Về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái ngày càng được đề cao và phát huy ở Phù Cừ. Sự thay đổi này, ngoài tác động của quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa thì nguyên nhân chủ yếu là do cuộc sống thực tế và nỗ lực của phụ nữ trong việc tham gia lao động có thu nhập và nâng cao trình độ học vấn. Tỉ lệ biết chữ cũng như tỉ lệ có bằng cấp cao của phụ nữ hiện nay không hề thua kém nam giới. Điều này đã cải thiện vị trí của phụ nữ trong gia đình, khiến cho tiếng nói của họ cũng ngày càng được tôn trọng hơn. Qua tìm hiểu của chúng tôi được biết, tỷ lệ phụ nữ hiện đang đảm nhiệm các vị trí quan trọng (trưởng/phó thôn, trưởng các ban ngành hoặc cán bộ cốt cán ở xã) tại Phù chiếm khoảng 35-40%, một sự thay đổi đáng kể khi mà tỷ lệ này chỉ có
khoảng 15% vào thời điểm cách đây chục năm1. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng ngày càng dân chủ hơn vì các thế hệ càng về sau càng hiểu biết hơn do có điều kiện học hành và tiếp cận tri thức nhiều hơn. Vì thế con cái ngày càng chủ động hơn trong những quyết định hệ trọng liên quan đến bản thân mình như nghề nghiệp, việc làm và hôn nhân hay cách sống.
Tiểu kết chương 1:
Gia đình đối với cư dân nông thôn nói chung và thanh niên Phù Cừ nói riêng luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của mỗi cá nhân, trong việc thực hiện các chức năng xã hội, giữ gìn và chuyển giao các giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hôn nhân là nền tảng, là cơ sở góp phần mang lại cho thanh niên một gia đình hạnh phúc. Chính vì vậy, nghiên cứu vấn đề HN-GĐ dưới góc độ tiếp cận liên ngành khu vực học và xã hội học mang lại cho chúng ta cách hiểu và nhìn nhận vấn đề thấu đáo và đa chiều hơn.
Trong nhiều thập kỷ qua, biến đổi trong các tập quán hôn nhân và gia đình ở Phù Cừ diễn ra liên tục với nhiều hình thái và biểu hiện khác nhau dưới tác động của công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Các giá trị truyền thống tốt đẹp còn được duy trì như kính trọng người già, yêu thương con trẻ, vợ chồng bình đẳng, anh em hòa thuận, sống khiêm tốn và nhân ái hiện vẫn được duy trì và phát huy tại địa phương. Các tập quán này được thể hiện thông qua mội dung được ghi rõ trong các quy ước ở mỗi làng. Thanh niên trong vùng ngày càng có quan niệm đơn giản hơn, độc lập hơn và tự do hơn trong các vấn đề liên quan tới hôn nhân, gia đình. Họ thích được sống riêng nhưng vẫn luôn coi trọng, đề cao ý kiến và quyết định của cha mẹ. Dù vai trò của người lớn tuổi (ông/bà) trong mỗi gia đình có xu hướng suy giảm so với trước kia,
1Nguồn: Báo cáo khảo sát số liệu ban đầu Dự án phát triển vùng Phù Cừ do UBND huyện Phù Cừ cung cấp, 2014.
nhưng gia đình có 3 thế hệ vẫn là hình thức phổ biến nhất hiện nay tại Phù Cừ. Điều này chứng tỏ, con cái dù mong muốn ở riêng và không phụ thuộc vào cha mẹ, tuy nhiên trên thực tế vẫn không để cha mẹ sống một mình.
Trong bối cảnh như vậy, thanh niên định hướng tới các giá trị trong HN-GĐ như thế nào? Và các yếu tố xã hội nào tác động tới vấn đề HN-GĐ theo quan điểm và cách nhìn nhận của các thanh niên nông thôn? Các nội dung này sẽ được phân tích cụ thể ở hai chương sau.