Quyền quyết định trong hôn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề hôn nhân gia đình của thanh niên nông thôn hiện nay ( qua khảo sát hai trường hợp huyện phù cừ, tỉnh hưng yên) luận văn ths ngôn ngữ và văn hóa việt nam 60 22 01 13 (Trang 42 - 47)

Chương 2. Định hướng giá trị trong HN-GĐ của thanh niên nông thôn

2.1. Quyền quyết định trong hôn nhân

Nếu như trong truyền thống, quyền quyết định hôn nhân diễn ra theo chiều dọc: cha mẹ quyết định, con cái nghe lời, thì ngày nay nó diễn ra theo cả chiều dọc và chiều ngang: con cái từ chỗ hoàn toàn không có quyền quyết định hôn nhân của mình đã trở thành chủ thể chính trong việc quyết định hôn nhân; cha mẹ từ chỗ là người hoàn toàn quyết định hôn nhân của con cái đã mất đi quyền lực tuyết đối và trở thành người tham gia vào việc quyết định hôn nhân. Số liệu của cuộc điều tra mà đề tài thực hiện đã cung cấp một số thông tin về quyền quyết định hôn nhân và những xu hướng biến đổi của mô hình quyền quyết định hôn nhân ở huyện Phù Cừ như sau:

Biểu 2 1. Những người tham gia vào việc quyết định hôn nhân1

Kết quả khảo sát cho thấy, những người tham gia vào việc quyết định tới vấn đề hôn nhân ngoại trừ bản thân người kết hôn còn có các thành viên trong gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ và anh chị. Trong đó, đáng kể là cha mẹ có sự tham gia khá sâu vào việc quyết định hôn nhân của con cái trong gia đình (71,5%). Thậm chí vai trò của cha mẹ trong việc đưa ra quyết định hôn

1 Câu hỏi yêu cầu người tham gia khảo sát được lựa chọn nhiều phương án trả lời

nhân còn cao hơn chính bản thân người kết hôn với độ chênh lệch là 23,2 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, khi khảo sát sâu hơn về người đưa ra quyết định chính (quyết định cuối cùng) thì bản thân người kết hôn chiếm tỷ lệ cao nhất (54%), cha mẹ và anh em ruột là những đối tượng ra có tham gia cùng quyết định với tỷ lệ tương ứng là 38,6% và 7,4%.

Biểu 2 2. Người đưa ra quyết định chính trong hôn nhân1

Có một điểm đáng chú ý ở đây, đó là vai trò của người lớn tuổi trong gia đình (như ông/bà) trong việc quyết định hôn nhân chiếm tỷ lệ khiêm tốn (27,9%). Điều này thể hiện phần nào sự thay đổi vị thế của người cao tuổi trong xã hội ngày nay. Nếu trước đây, quan niệm “kính lão đắc thọ” hoặc

“kính già già để tuổi cho” của cha ông ta truyền lại, ý kiến của người lớn tuổi trong gia đình thường được lắng nghe và tuân thủ bởi con cháu trong nhà, thậm chí trong dòng họ. Thanh niên đi ra ngoài đường gặp người già bất kể là ai đều phải chào hỏi lễ phép, thanh niên đến nhà người khác chơi, thấy người già phải chào hỏi cung kính trước tiên. Chuyện hôn nhân đại sự của con cháu trong nhà thường được lựa chọn và quyết định bởi người lớn tuổi trong nhà.

Ngày nay, ý kiến của ông/bà (người lớn tuổi) trong gia đình giảm đi thể hiện

1 Câu hỏi yêu cầu người tham gia khảo sát chỉ được lựa chọn 1 phương án trả lời

xu thế biến đổi về vai trò và vị thế của các thành viên trong gia đình. Người trẻ được lắng nghe hơn, được chủ động tham gia quyết định, thậm chí là người quyết định chính trong việc kết hôn của bản thân.

Như vậy, dù trong việc hôn nhân có rất nhiều thành viên trong gia đình tham gia (cha mẹ, ông bà, anh chị) nhưng người đưa ra quyết định cuối cùng và quan trọng nhất vẫn là bản thân người kết hôn. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả hỏi về quan niệm trong quyền quyết định kết hôn hiện nay như biểu 2 3 dưới đây.

Biểu 2 3. Quan niệm về quyền quyết định kết hôn1

Việc quyết định kết hôn của thanh niên có sự tham gia của hai chủ thể đó là con cái – bản thân người kết hôn và cha mẹ của họ. Khác với trước đây, khi các thế hệ ông bà đi trước thường chịu quan niệm là cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Trong hôn nhân của con cái trong gia đình, ông bà và đặc biệt là cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định kết hôn của con cái. Lấy người nào, ở đâu, gia cảnh ra sao … đều do cha mẹ quyết định. Bản thân con cái – người kết hôn chỉ tuân thủ theo những sắp xếp của hai bên gia đình. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này đã thay đổi so với trước đây. Con cái – bản thân người kết hôn đã tham gia và đưa ra quyết định.

1 Câu hỏi yêu cầu người tham gia khảo sát chỉ được lựa chọn 1 phương án trả lời

Tỷ lệ con cái tham gia vào việc ra quyết định trong hôn nhân đã tăng hơn rất nhiều so với thời kỳ trước. Cha mẹ và con cái vẫn là hai chủ thể chính tham gia việc quyết định hôn nhân trong gia đình. Tuy nhiên, con cái – bản thân người kết hôn là người đưa ra quyết định chính. Cha mẹ giữ vai trò là người tham vấn ý kiến cho con cái. Có thể nhận thấy có tới 50% người được hỏi lựa chọn phương án “con cái tự quyết định nhưng có hỏi ý kiến cha mẹ”, tiếp theo là “cha mẹ quyết định những có hỏi ý kiến con cái” (28,5%) và “con cái hoàn toàn tự quyết định” (20,8%). Có rất ít (0,7%) người cho rằng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”.

Quan niệm về người tham gia quyết định chuyện hôn nhân có sự khác biệt giữa nam và nữ trả lời (xem bảng 2.1):

Bảng 2 1. Người tham gia quyết định chuyện hôn nhân theo giới tính Người tham gia quyết định chuyện

hôn nhân

Tần suất/

Tỷ lệ

Giới tính Tổng

Nam Nữ

Ông, bà tham gia vào quyết định chuyện hôn nhân

Tần suất 47 36 83

Tỷ lệ % 29,6% 25,9%

Cha, mẹ tham gia vào quyết định chuyện hôn nhân

Tần suất 130 83 213

Tỷ lệ % 81,8% 59,7%

Anh, chị tham gia vào quyết định chuyện hôn nhân

Tần suất 0 18 18

Tỷ lệ % 0.0% 12,9%

Bản thân người kết hôn tự quyết định

Tần suất 79 65 144

Tỷ lệ % 49,7% 46,8%

Tổng số người trả lời: 159 139 298

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Nhìn bảng trên ta thấy tỷ lệ nam giới (81,8%) cho rằng cha mẹ tham gia vào quyết định chuyện hôn nhân cao hơn nữ (59,7%) rất nhiều. Một sự khác biệt nữa, trong khi có tới 12,9% nữ giới được hỏi trả lời anh/chị của họ tham gia vào quyết định chuyện hôn nhân của họ thì không có thanh niên nam nào lựa chọn phương án này. Riêng về quan điểm cho rằng “Bản thân người kết hôn tự quyết định” thì không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ.

Có sự khác biệt đáng kể trong quan niệm về người tham gia quyết định chuyện hôn nhân trong gia đình giữa những người làm nghề kinh doanh và các nhóm nghề khác (nông dân, công nhân và công chức); giữa giới công chức và nông dân/công nhân.

Bảng 2 2. Người tham gia quyết định hôn nhân theo nghề nghiệp Người tham gia quyết định

chuyện hôn nhân

Nghề nghiệp

Tổng Nông

dân

Công nhân

Kinh doanh

Công chức

Ông, bà Tần suất 18 9 47 9 83

Tỷ lệ % 17,8% 11,8% 55,3% 25,0%

Cha, mẹ Tần suất 92 76 18 27 213

Tỷ lệ % 91,1% 100,0% 21,2% 75,0%

Anh, chị, em ruột Tần suất 0 0 9 9 18

Tỷ lệ % 0,0% 0,0% 10,6% 25,0%

Bản thân người kết hôn tự quyết định

Tần suất 24 42 49 29 144

Tỷ lệ % 23,8% 55,3% 57,6% 80,6%

Tổng số người trả lời 101 76 85 36 298

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Bảng trên cho thấy, những người làm nghề kinh doanh thiên về cả hai quan điểm cho rằng “ông, bà tham gia quyết định” (55,3%) và “bản thân người kết hôn tự quyết định” (57,6%), Trong khi đó, đa số công chức thì cho rằng “bản thân người kết hôn tự quyết định” (80,6%) tuy vẫn đề cao vai trò của cha, mẹ (75%). Có một điểm đáng lưu ý ở đây là đa số nông dân và công nhân thì hầu như cho rằng cha mẹ có vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định chuyện kết hôn của con cái (tỷ lệ tương ứng là 91,1% và 100%), đặc biệt là rất ít nông dân cho rằng bản thân người kết hôn tự quyết định.

So sánh theo địa bàn khảo sát giữa thị trấn Trần Cao và xã Minh Hoàng, kết quả cho thấy một sự khác biệt nhỏ trong quan niệm về người quyết định kết hôn. Có tới 56,8% thanh niên Minh Hoàng cho rằng “bản thân người kết hôn tự quyết định, trong khi tỷ lệ này ở các thanh niên thị trấn chỉ là

49,6%. Vai trò quyết định của cha mẹ được thanh niên thị trấn đề cao hơn với tỷ lệ 41,7% lựa chọn trong khi tỷ lệ này ở các thanh niên nông thôn Minh Hoàng là 36,6%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Biểu 2 4. Người quyết định hôn nhân theo địa bàn khảo sát (đơn vị tính: %)

Như vậy, có thể nói sự khác biệt về giới tính hay nghề nghiệp cũng quy định những khác biệt trong quan niệm và cách nhìn nhận về quyền quyết định kết hôn của thanh niên hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề hôn nhân gia đình của thanh niên nông thôn hiện nay ( qua khảo sát hai trường hợp huyện phù cừ, tỉnh hưng yên) luận văn ths ngôn ngữ và văn hóa việt nam 60 22 01 13 (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)