Các dịch vụ hiện đại trong hệ thống eBanking

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ thống giao dịch liên ngân hàng trong thanh toán ATM và một số đề xuất cải tiến (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THANH TOÁN ATM TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HIỆN NAY

2.2 Nghiên cứu tổng quan về hệ thống thanh toán ATM hiện nay tại Ngân hàng công thương

2.2.7 Các dịch vụ hiện đại trong hệ thống eBanking

Các chức năng nghiệp vụ thanh toán tối thiểu thực hiện trên máy ATM là các giao dịch rút tiền, vấn tin và chuyển khoản. Ở nước ta, lượng khách hàng sử dụng hệ thống thanh toán tự động này rất rộng lớn nhưng có một sự không đồng đều trong nhận thức cũng như những hiểu biết chung về công nghệ. Do đó, những giao diện trên ATM phải hết sức đơn giản và dễ hiểu, có khả năng định hướng cao cũng như khả năng giao tiếp trong các tình huống bất khả thi như mất mạng hay nhập số tiền quá lớn vượt khả năng chi trả của hệ thống hiện tại. Các chức năng cũng không nên thiết kế quá chi tiết như không cho phép chọn loại tiền, trả bằng tiền lẻ hay tiền xu

2.2.7.2 Mở rộng hệ thống cho thanh toán liên ngân hàng 2.2.7.2.1 Hệ thống thanh toán liên ngân hàng hiện tại

Hiện nay, việc thanh toán ATM liên ngân hàng đang được thực hiện theo phương thức giống như thanh toán bù trừ. Theo đó, việc hạch toán liên ngân hàng được thực hiện ngay tại ngân hàng chủ và tiền được trích vào một tài khoản nợ của ngân hàng khách. Giao dịch này sau đó được chuyển tới ngân hàng khách theo định kỳ để tra soát lại.

Như vậy, việc thanh toán yêu cầu một cơ chế tương đối linh hoạt cho việc đồng bộ dữ liệu thường xuyên bằng chương trình tra soát tự động.

Vấn đề nảy sinh khi ngân hàng đưa mục tiêu phục vụ khách hàng lên trên hết, khi họ có khách hàng cao cấp (thẻ VIP) việc kiểm tra sẽ lỏng lẻo hơn (cho phép giao dịch Offline, thậm chí với hạn mức thấu chi khá lớn). Gần đây, nhiều vụ mất tiền đã xảy ra do kẽ hở của cơ chế hạch toán này đối với các giao dịch phát sinh vào ngày nghỉ, khi đó sự hoạt động thiếu đồng bộ giữa các hệ thống khiến các ngân hàng không thể kiểm soát được luồng giao dịch tự động. Việc kiểm tra và phát

hiện sự cố chỉ được thực hiện sau đó một cách thủ công với các hóa đơn giấy theo một cơ chế hành chính. Tuy mất mát là không lớn và việc khắc phục sự cố tương đối kịp thời nhưng cũng đã khiến cho lòng tin của người sử dụng dịch vụ suy giảm và gây tâm lý không tốt trên toàn thị trường.

2.2.7.2.2 Hệ thống thanh toán liên ngân hàng đƣợc khuyến cáo Theo khuyến cáo của các tổ chức tư vấn, đối với các giao dịch nội địa, các ngân hàng cần phải bắt tay nhau thông qua bưu điện để có thể sử dụng các giao dịch trực tuyến cho từng ngân hàng theo một cơ chế phổ biến trên thế giới. Điều này giảm thiểu những nguy cơ mất tiền do cơ chế cũ gây ra. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là khi thị trường thẻ được hòa nhập hoàn toàn thì lợi thế thuộc về các ngân hàng nhỏ sử dụng dịch vụ ăn theo mà không cần đầu tư vào nền tảng phần cứng vốn rất đắt đỏ. Khó khăn này là mấu chốt khiến trong một thời gian dài thị trường thẻ liên ngân hàng bị đóng băng.

Đối với thanh toán quốc tế thì việc phát triển các tổ chức trung gian đứng ra nhận thanh toán là thực sự cần thiết. Các tổ chức này đóng vai trò như những đầu mối chấp nhận thẻ thanh toán và gửi các yêu cầu thanh toán đến ngân hàng. Việc chuyên nghiệp hóa một hệ thống thanh toán như vậy là vô cùng cần thiết, nó giảm tải cho ngân hàng không phải ôm thêm một mảng thẻ và dịch vụ thẻ cũng như vô số các yêu cầu bảo mật kèm theo một cách không cần thiết. Hiện nay trên thế giới các tổ chức VISA và MASTER là có uy tín nhất. Tuy nhiên thị trường thẻ quốc tế hiện chưa phát triển mạnh ở Việt Nam.

2.2.7.3 Xu hướng eBanking hiện đại

Hiện nay trên thế giới, ATM không còn đơn thuần là thiết bị giao dịch

tự động cho các dịch vụ tiền mặt như trước đây mà được phát triển theo xu hướng đa dịch vụ. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kéo theo sự phát triển rất nhanh của mạng di động và Internet đã khiến cho các yêu cầu đối với dịch vụ ngày càng phải được nâng cao với các tiêu chí:

mọi lúc, mọi nơi, tiện lợi, dễ sử dụng mà vẫn phải đảm bảo an ninh giao dịch. Dưới đây là mô hình ngân hàng hiện đại đang được áp dụng tại các nước tiên tiến.

Hình 7: Mô hình eBanking của một ngân hàng hiện đại

Có thể nhận thấy trong mô hình ngân hàng điện tử ở hình 7, không chỉ mạng lưới ngân hàng bán lẻ được mở rộng mà hệ thống đa dịch vụ đặc biệt áp đảo các dịch vụ truyền thống. Điều khác biệt lớn nhất là nó thâm nhập vào từng hộ gia đình thông qua mạng thoại, di động hay Internet, sự khác biệt của công nghệ bị xóa nhòa bởi khả năng tích hợp của công nghệ cao trong từng thiết bị gia dụng như Tivi, Điện thoại, PDA….

Có một điều là các dịch vụ này trở nên không biên giới ngay từ khi

mới ra đời với sự hỗ trợ của Internet. Trở ngại lớn nhất của hình thức này là vấn đề tội phạm công nghệ cao đang hoành hành trên toàn thế giới.

Việc chưa có những hành lang pháp lý đủ mạnh ở nước ta cũng khiến cho việc áp dụng phương thức này khó khăn hơn. Đây là điều lý giải cho việc các công dân điện tử hoàn toàn có thể thực hiện giao dịch qua mạng và thanh toán online với các đối tác nước ngoài một cách dễ dàng thì trong nước mô hình này lại chưa phát triển.

Trên thực tế, việc mua hàng trên mạng không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam, tuy nhiên đây là hình thức khá xa lạ với nhiều người bởi lẽ tỷ lệ những người sở hữu thẻ thanh toán cho các hoạt động này (đặc biệt là thẻ thanh toán quốc tế có giá trị trên toàn cầu như VISA hay MASTER) còn ít hơn nhiều so với các thẻ ATM truyền thống do nó chỉ được sử dụng cho thanh toán thuần túy và có phí sử dụng khá cao với các dịch vụ tiền mặt. Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy trong một tương lai không xa lợi thế giao dịch trên ATM của các thẻ truyền thống sẽ không còn khi thị trường đang có sự xuất hiện của các ngân hàng ngoại quốc với các dịch vụ vô cùng thuận tiện dành cho thẻ thông minh với chi phí thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ thống giao dịch liên ngân hàng trong thanh toán ATM và một số đề xuất cải tiến (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)