CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TÁC
2.2 Giới thiệu đa màn hình (multi-screen)
Xem truyền hình đối với đa số mọi người là bật Tivi lên và xem các kênh truyền hình sẵn có một cách thụ động. Tuy nhiên, công nghệ truyền hình tương tác đa màn hình ra đời đã đem lại bước ngoặt hoàn toàn cho trải nghiệm của người dùng dịch vụ. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của Internet băng thông rộng đã kéo theo sự nở rộ mạnh mẽ của các dịch vụ chạy trên nền Internet, sự phát triển mạnh mẽ nhất là các dịch vụ Video và truyền hình tương tác là một trong những số đó. Truyền hình qua giao thức IP - IPTV là một dạng đầu tiên khi mọi người nhắc đến. Người dùng IPTV thông thường có thể chọn ghi lại chương trình muốn xem, tua lại chương trình đang xem, mua phim theo yêu cầu và tận hưởng các dịch vụ khác theo yêu cầu. Tại Việt Nam, Viettel, VNPT và
FPT là 3 nhà mạng đang cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, công nghệ tương tác đa màn hình trên truyền hình đem tới những tính năng ƣu việt vƣợt trội hơn hẳn, mang lại những trải nghiệm chưa bao giờ xuất hiện tại Việt Nam. Người dùng truyền hình tương tác đa màn hình có thể sử dụng những tính năng ưu việt của hệ thống. Thử tưởng tượng bạn đang xem một bộ phim trên TV, bạn có việc bận phải đi ra ngoài. Trên ô tô, bạn thoải mái xem tiếp bộ phim đó trên thiết bị di động tại đúng thời điểm vừa tạm dừng trên TV. Bạn đang xem một trận bóng thật là hay trên TV, nhƣng bạn không thể nhớ nổi tên cầu thủ, ấn một nút trên máy tính bảng, thông tin cầu thủ đang trên màn hình sẽ hiển thị rõ cho bạn thấy.
Bạn xem phim thấy nhân vật ƣa thích của mình có chiếc áo thật là đẹp, ấn một nút trên điện thoại di động, bạn chia sẻ lên tài khoản Facebook, Twitter hay G+
của mình. Thậm chí bạn có thể tìm kiếm và mua ngay đƣợc chiếc áo đó bằng một vài thao tác trên thiết bị di động. Trên đây là một số tính năng điển hình của công nghệ truyền hình tương tác đa màn hình. Với truyền hình tương tác đa màn hình, bạn thoải mái xem truyền hình theo nhu cầu của cá nhân, thể hiện cá tính của mình, tận hưởng cảm giác dẫn đầu về công nghệ. Tuy nhiên, Multi-Screen TV là một khái niệm không chỉ mới tại Việt Nam mà còn khá mới mẻ trên thế giới. Hiện tại, mới chỉ có một số nước có khả năng cung cấp Multi-Screen TV nhƣ Mỹ (AT&T, Verizon) hay Hàn Quốc (Korean Telecom).
Đa màn hình (Multi-Screen) đƣợc hiểu một cách chung nhất là cung cấp dịch vụ truyền hình trên tất cả các thiết bị cho phép: máy thu hình, máy tính, thiết bị di động. Ở thời điểm hiện tại, tính năng màn hình thứ hai (Second Screen) và chiến lƣợc 4 màn hình (Four Screens) là hai dạng của công nghệ tương tác đa màn hình. Khái niệm màn hình thứ hai liên quan đến việc sử dụng một thiết bị điện tử (thường là thiết bị di động, như máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh) nhằm tăng cường trải nghiệm xem nội dung trên thiết bị khác, ở đây là thiết bị truyền hình Tivi; nói cách khác khán giả sẽ làm việc gì đó trên màn hình phụ trong khi xem nội dung chương trình trên màn hình thứ nhất – Tivi. Đặc biệt, thuật ngữ màn hình thứ hai thường được đề cập đến việc sử dụng các thiết bị như vậy để cung cấp các tính năng tương tác trong nội dung “tuyến tính”, ví dụ chương trình truyền hình, phục vụ một ứng dụng đặc biệt hoặc các đoạn phim nổi bật theo thời gian thực trên các ứng dụng mạng xã hội nhƣ Facebook và Twitter. Công nghệ tương tác màn hình thứ hai cung cấp những những thông tin bên lề (qua một màn hình nhỏ khác – picture in picture, capture in capture) bổ trợ cho nội dung đang phát sóng trên truyền hình. Màn hình phụ
này có thể hiển thị cùng với màn hình chính, hoặc hiển thị ở các thiết bị di động thông qua ứng dụng.
Chiến lƣợc 4 màn hình đƣợc trình bày ở tài liệu [5]. Nhắc đến chiến lƣợc 4 màn hình, khái niệm cần biết đến trước tiên là “Bảng ký hiệu kỹ thuật số” (DS – Digital Signage): một hệ thống gửi thông tin, quảng cáo và thông điệp khác tới các thiết bị điện tử (ví dụ: màn hình, dàn âm thanh, v.v…) theo thời gian trong ngày và vị trí của màn hình, hoặc tùy vào hành động của khán giả. Nội dung và thông tin có liên quan nhƣ lịch biểu trình chiếu đƣợc phân phối qua hạ tầng mạng. DS dự kiến sẽ nổi lên như là phương tiện màn hình thứ tư sau Tivi, máy tính và thiết bị di động. Vị trí và phương thức cung cấp thông tin của từng loại phương tiện màn hình được minh họa ở Hình 2.1.
Hình 2.1: Vị trí và phương thức cung cấp thông tin của bốn loại phương tiện màn hình
Bảng ký hiệu kỹ thuật số hướng tới đối tượng khách hàng ở ngoài nhà (out-of-home) với hình thức phân phối chủ yếu là đẩy (push) nội dung. DS có vai trò quan trọng ở ngữ cảnh hiển thị thông tin cho người sử dụng trong một không gian công cộng và cũng có vai trò kinh doanh nhƣ sau:
- Cải thiện sự hài lòng của khách hàng: tăng cường sức hấp dẫn và lưu lƣợng truy cập Website.
- Đo lường hiệu quả quảng cáo: điều tra các mối quan hệ của nội dung hiển thị và doanh số bán hàng, phân tích đƣợc hiệu quả từ số liệu thống kê.
- Khuyến mại: thúc đẩy doanh số bán hàng bằng cách cung cấp các khuyến nghị vào thông tin nhận đƣợc ban đầu.