Tổ chức phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng tri thức trong việc phát triển các dự án công nghệ thông tin Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1. QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN

1.5 Tổ chức phát triển

1.5.2 Tổ chức phát triển

Tổ chức phát triển nhận các yêu cầu hệ thống hóa từ người dùng và tiến hành công việc về lập kế hoạch cơ sở, các kiểu thiết kế, lập trình và các kiểu kiểm thử. Gần đây, trong nhiều trường hợp các tổ dự án nội bộ thực hiện công việc về lập kế hoạch cơ sở và thiết kế, còn lập trình và kiểm thử được ủy quyền cho các

Hình 1.5.1: Sơ đồ tổ chức dự án quy mô nhỏ

Hình 1.5.2: Sơ đồ tổ chức dự án quy mô lớn

công ty phát triển phần mềm bên ngoài. Tuy nhiên, tổ chức phát triển vẫn tiến hành công việc kiểm nhanạ sau khi kiểm thử đã hoàn tất.

Các kiểu tổ chức phát triển:

Định nghĩa của NASA về dự án là „ Các nhiệm vụ được tiến hành trong nhiều tổ chức kéo dài từ một tới năm năm và có liên quan lẫn nhau‟. Nói cách khác dự án chỉ ra một tổ chức với các mục đich xác định kéo dài trong một khoảng thời gian giới hạn.

Có 3 kiểu tổ dự án điển hình đó là: Tổ người lập trình chính, Tổ chuyên gia, Tổ phân cấp

 Tổ người lập trình chính:

Tổ người lập trình chính là một tổ dự án bao gồm một số tương đối nhỏ tối đa mười thành viên, với người lập trình chính có hoàn toàn trách nhiệm thực hiện quyền lãnh đạo trong việc phân bổ công việc cho từng thành viên một cách rõ ràng và làm tăng năng suất và chất lượng.

Người lập trình chính

Người lập trình dự phòng

Người lập trình

Trợ lý

Người lập trình Người lập trình

Đặc trưng: dự án quy mô tương đối nhỏ có thể chấp nhận kiểu tổ chức này.

Đặc điểm khác biệt là có người lập trình dự phòng và trợ lý dự án, phù hợp với việc rèn luyện người lập trình chính và có xu hương gây ra sự suy giảm tinh thần của người lập trình.

Hình 1.5.3: Sơ đồ tổ chức Người lập trình chính

Người lập trình chính Chuyên gia ngôn

ngữ

Chuyên gia tài liệu

Chuyên gia Kiểm Thử

Chuyên gia Phân

tích thiết kế Chuyên gia Tools

Chuyên gia Chất lượng

 Tổ chuyên gia:

Tổ chuyển gia là một kiểu sửa đổi của tổ người lập trình chính, và bao gồm một người lập trình chính và nhiều chuyên gia kỹ thuật

Người lập trình chính tạo ra tất cả chương trình còn các chuyên gia kỹ thuật chịu trách nhiệm các lĩnh vực đặc biệt (như công cụ phát triển, kiểm thử, tài liệu, cơ sở dữ liệu) giúp cho công việc của người lập trình chính, mở rộng khả năng của người lập trình chính tời mức tối đa có thể. Điều quan trọng nhất là các thành viên có kỹ năng mức cao.

 Tổ phân cấp: bao gồm một người quản lý dự án, nhiều người lãnh đạo dự án và các thành viên.

Người lãnh đạo dự án Người quản lý

dự án

Người lãnh đạo dự án

Người lãnh đạo dự án

Thành viên Thành viên Thành viên

Thành viên Thành viên Thành viên

Hình 1.5.5: Sơ đồ tổ chức Tổ phân cấp Hình 1.5.4: Sơ đồ tổ chức Tổ chuyên gia

Kiểu tổ chức này được sử dụng rộng rãi ở Nhật :

 Nó được chấp nhận trong việc phát triển phần mềm quy mô tương đối lớn.

 Trao đổi trở nên kém thích hợp hơn, nếu só với tổ người lập trình chính.

Vai trò của các thành viên trong tổ chức

 Người chịu trách nhiệm tổ chức phát triển (người quản lý dự án):

Trong nhiều trường hợp người chịu trách nhiệm của tổ chức phát triển trở thành người quản lý dự án. Người quản lý, tại một vị trí quan trọng, hoàn toàn chịu trách nhiệm cho dự án phát triển.

Người quản lý dự án không chỉ có kỹ năng công nghệ thông tin mức cao, mà còn phải có khả năng quản lý dự án và khả năng lập kế hoạch. Thêm vào đó, việc duy trì trao đổi đúng đắn bên trong công ty và với các bên ở ngoài công ty là một vai trò quan trọng của người quản lý.

Người quản lý dự án có vai trò:

 Lập kế hoạch, soạn thảo kế hoạch, thực hiện và ước lượng dự án.

 Trao đổi với người dung và các tổ chức có liên quan (kể cả bên trong và bên ngoài công ty)

 Tạo nguồn lực cho công việc và dự án (kể cả việc triển khai nhân sự và tạo quyền lực)

 Công việc quản lý khác.

 Người lãnh đạo dự án:

Người lãnh đạo dự án đóng vai trò phân bổ người quản lý dự án, đặt hoạt động tổ chức nhóm vào trật tự, hay hành dodọng như người đứng giữa các thành viên phát triển và người quản lý dự án.

Một tổ chức được người lãnh đạo điều khiển được gọi là nhóm dự án con, thực hiện công việc phát triển thực tại hay công việc hỗ trợ phát triển (kỹ thuật kiểm thử, chuẩn hóa hay các công việc khác).

Được chỉ dẫn bởi người lãnh đạo dự án, các thành viên phát triển thực hiện các công việc phát triển thực tế (thiết kế, lập trình,..) hay công việc hỗ trợ phát triển.

Tổ chức người dùng

Việc phát triển hệ thống được tiến hành theo yêu cầu của tổ chức người dùng, và tổ chức người dùng dùng hệ thống đã được phát triển. Do dó, mặc dầu tổ chức phát triển thực hiện việc phát triển hệ thống, việc phát triển hệ thống vẫn không thể thành công nếu không có sự hợp tác của tổ chức người dùng.

 Người chịu trách nhiệm của tổ chức người dùng

Người chịu trách nhiệm của tổ chức người dùng có quyền lớn nhất trong mọi giai đoạn từ khía cạnh ngân sách tới việc thúc đẩy dự án phát triển hệ thống hiện đại. Với người chịu trách nhiệm của tổ chức người dùng, người đó cũng được yêu cầu rằng người đó phải làm nỗ lực tối đa để làm tăng tỉ lệ hiệu quả - đầu tư bằng việc thực hiện nhiều kế hoạch khác (như tổ chức các khoá huấn luyện) như người lãnh đạo

 Tổ chức khởi xướng phát triển

Tổ chức khởi xướng phát triển được tổ chức với những người có trách nhiệm (những người ở vị trí quản lý) trong tổ chức người dùng làm cốt lõi, và đưa ra sự chấp thuận các đầu ra từ việc phát triển hệ thống. Tuy nhiên điều đó không liên quan tới chi tiết hệ thống.

 Người dùng

Người dùng thực tế sử dụng hệ thống. Vậy nên khi người dùng tham gia vào việc phát triển hệ thống cho lời khuyên về nhiều hoạt động đa dạng. Do đó, người dùng tham gia nên quen các tiến trình nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng tri thức trong việc phát triển các dự án công nghệ thông tin Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)