ƯỚC LƯỢNG DỰ ÁN DÙNG LÝ THUYẾT CHẮC CHẮN 77

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng tri thức trong việc phát triển các dự án công nghệ thông tin Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 76 - 79)

Theo nhiều nguồn nghiên cứu và thống kê, chỉ có 16% DAPM là thành công, 31% phần trăm DAPM bị thất bại (bị hủy) trong khi đang thực hiện, và 51%

DAPM còn lại đang gặp khó khăn. Trong số những dự án gặp khó khăn đấy phần lớn là gặp khó khăn về dự toán và thời gian, một số gặp khó khăn về yêu cầu.

Sau đây là biểu đồ thể hiện con số thống kê trên:

Challenged

53%

Cancelled

31% Successful

16%

Trong đó, nguyên nhân dẫn đến những thất bại và khó khăn của dự án đó là việc dự toán vượt quá ước lượng ban đầu. Theo thống kê, dự toán của những dự án thất bại trung bình vượt quá 189% dự toán ban đầu; gần gấp đôi so với dự toán ban đầu. Ngoài ra, thời gian ước lượng để hoàn thành trong các dự án đó cũng thường gấp 222% so với ước lượng ban đầu; nghĩa là nhiều hơn gấp hai lần.

Đối với những dự án đang gặp khó khăn, khi đến hẹn giao sản phẩm thì chỉ đáp ứng được khoảng 61% chức năng yêu cầu.

Trong thực tế, việc thực hiện ước lượng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm để đưa ra ước lượng . Như vậy việc áp dụng lý thuyết chắc chắn vào trong ước lượng dự án phần mềm là cần thiết. Nếu loại dự án đó thuộc loại có dữ liệu quá khứ (có những dự án tương tự đã diễn ra và có số liệu cụ thể) thì chúng ta sẽ dễ dàng đưa ra một ước lượng gần sát với thực tế dựa trên dữ liệu quá khứ. Trong trường hợp dự án diễn ra thuộc loại mới thì chúng ta buộc phải đưa ra những ước lượng chứa đầy những rủi ro. Dựa vào những luật và tính chất của nhân tố chắc

Hình 4.0.1: Số liệu thống kê các DAPM.

chắn và lý thuyết chắc chắn chúng ta cùng tìm cách nâng cao chất lượng của việc ước lượng dự án phần mềm.

4.1 Ƣớc lƣợng cỡ dự án

Trong thực tế rất hiếm khi có dự án nào lại hoàn toàn giống dự án trước.

Ngay cả khi về mặt lý thuyết thì nó phải hoàn toàn giống nhau. Sau đây là các cách phân loại dự án được đưa ra bởi các tổ chức khác nhau.

4.1.1 Phân loại dự án theo IBM Rational

Theo IBM Rational Unified Process dự án được chia làm hai loại : loại nhỏ (small) và lớn (large)

Cỡ dự án Định nghĩa

Dự án nhỏ Từ 3 đến 10 người, và thực hiện trong khoảng 1 năm.

Dự án lớn Từ 11 người trở lên, và thực hiện từ 1 năm trở lên

Với những dự án thuộc loại nhỏ, thông thường thời gian diễn ra thường rất ngắn thường chỉ độ từ 3 tháng đến 8 tháng, vì thế việc ước lượng là khá quan trọng vì thời gian ngắn nên bất cứ một sai sót nhỏ nào đều dẫn tới hậu quả lớn là không kịp tiến độ dự án. Đối với các công ty gia công phần mềm Việt nam chủ yếu các dự án nhận được là dự án nhỏ, hoặc một phần nhỏ của dự án lớn.

4.1.2 Phân loại dự án theo quy định của Đề án 112

Theo ban điều hành Đề án 112, các dự án phần mềm được phân loại theo độ phức tạp dựa trên những yếu tố cơ bản sau :

1. Số lượng quy trình nghiệp vụ (BP-Business Process) : số lượng quy trình nghiệp vụ hiện hành sẽ được tin học hóa trong phạm vi của ứng dụng được xây dựng, trong đó quy trình nghiệp vụ được hiểu là quá trình thực hiện một công việc cụ thể nào đó gồm các bước thực hiện và có kết quả được ghi nhận cụ thể.

2. Số lượng các đơn vị nghiệp vụ (BU- Business Unit) : số lượng đơn vị trực tiếp thực hiện các quy trình nghiệp vụ sẽ được tin học hóa. Đơn vị nghiệp vụ ở đây

được tính theo mô hình tổ chức, phân công thực hiện theo các quy định hiện hành.

3. Số lượng các chức năng nghiệp vụ sẽ được tin hóa (FA- Function Areas) : số lượng các chức năng nghiệp vụ sẽ được tin học hóa trong phạm vi của ứng dụng. Việc xác định được căn cứ trên chức năng nhiệm vụ của đơn vị và chức năng nhiệm vụ quy định cụ thê của từng đơn vị tác nghiệp bên trong tổ chức của đơn vị.

Dựa trên các yếu tố cơ bản trên, dự án phần mềm được phân loại như sau :

STT Loại DAPM FA BP BU

1 Đơn giản 8 2 2

2 Bình thường 16 3 3

3 Phức tạp 24 4 4

4 Rất phức tạp >24 >4 >4

 Loại DAPM đơn giản : có số lượng chức năng được tin học hóa không quá 8, số lượng quy trình nghiệp vụ được tin học hóa và số lượng các đơn vị nghiệp vụ không quá 2.

 Loại DAPM bình thường : có số lượng chức năng được tin học hóa không nhỏ hơn 8 và không quá 16 chức năng, số lượng quy trình nghiệp vụ được tin học hóa và số lượng các đơn vị nghiệp vụ không quá 3

 Loại DAPM phức tạp : có số lượng chức năng được tin học hóa không nhỏ hơn 16 và không quá 24 chức năng, số lượng quy trình nghiệp vụ được tin học hóa và số lượng các đơn vị nghiệp vụ không quá 4.

 Loại DAPM rất phức tạp : có số lượng chức năng được tin học hóa không nhỏ hơn 24 chức năng, số lượng quy trình nghiệp vụ được tin học hóa và số lượng các đơn vị nghiệp vụ từ 4 trở lên.

Ví dụ về FA, BP và BU:

Xây dựng phần mềm ứng dụng nhằm tin học hóa nghiệp vụ kế toán tại 1 cơ quan, với các yêu cầu trợ giúp kế toán tài chính như sau:

 Xử lý, lưu trữ các chứng từ kế toán phát sinh,

 Lập sổ kế toán, các báo cáo định kỳ

 BP - Số lượng quy trình nghiệp vụ được tin học hóa = 2 a. Công tác kế toán hành chính

b. Công tác tổng hợp báo cáo tài chính, phân tích quyết toán

 BU - Số luợng đơn vị nghiệp vụ = 2

a) Phòng Kế hoạch tổng hợp (Tổng hợp báo cáo tài chính, phân bổ kinh phí cho các đơn vị trong cơ quan)

b) Phòng Tài vụ (Thực hiện công tác tài vụ trực tiếp cho các hoạt động tại đơn vị)

 FA - Số lượng các chức năng nghiệp vụ sẽ được tin học hóa. Phần mềm đáp ứng 7 chức năng

a) Kế toán vốn

b) Kế toán vật tư, tài sản c) Kế toán thanh toán

d) Kế toán vốn, quỹ và các nguồn kinh phí e) Kế toán các khoản thu

f) Kế toán các khoản chi

g) Lập các báo cáo tài chính tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng tri thức trong việc phát triển các dự án công nghệ thông tin Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)