Ước lượng sử dụng mô hình UCPs

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng tri thức trong việc phát triển các dự án công nghệ thông tin Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 3. ƯỚC LƯỢNG DỰ ÁN PHẦN MỀM

3.3 Ước lượng sử dụng mô hình điểm trường hợp sử dụng

3.3.1 Ước lượng sử dụng mô hình UCPs

Mô hình điểm trường hợp sử dụng – Use case Points Method (UCPM) là một thuật toán ước lượng khối lượng công việc được đưa ra bới Gustav Karen, mà việc sử dụng trường hợp sử dụng trường hợp sử dụng (Use Case-UC) như là đơn vị cơ bản nhất đại diện cho độ phức tạp của hệ thống, dựa trên chức năng hệ thống. Các bước để triển khai UCPM được diễn giải chi tiết ở dưới đây. Với mục đích là ước lượng thì đây là một mô hình đơn giản dễ sử dụng.

Mô hình điểm trường hợp sử dụng- UCPM gồm những bước chính sau:

 Xác định và phân loại trọng số của các tác nhân bên ngoài (weight actors)

 Xác định và phân loại trọng số trường hợp sử dụng (weight use cases)

 Xác định và phân loại trọng số nhân tố kỹ thuật (weight Technical Factors)

 Xác định và phân loại trọng số nhân tố môi trường (weight Environment Factors)

 Tính toán và điều chỉnh các điểm trường hợp sử dụng (UCPs) 4. Biến đổi những điểm trên thành thời gian thực hiện các công việc.

1. Xác định và làm rõ trọng số của các tác nhân bên ngoài

Phương thức này rất đơn giản, đầu tiên xác định các tác nhân bên ngoài sẽ tương tác với hệ thống như thế nào. Những tác nhân bên ngoài là những người hoặc những hệ thống khác có tác động lên hệ thống. Mỗi một tác nhân bên ngoài có một trọng số xác định từ 1 đến 3 mà đại diện cho ba giá trị, đơn giản, trung bình, và phức tạp. Những tác nhân là con người luôn luôn được phân loại là phức tạp và gán trọng số là 3. Những hệ thống khác được phân loại là đơn giản hay trung bình phụ thuộc cơ chế mà chúng được xác định:

Kiểu tác nhân Định nghĩa Nhân tố

(Factor)

Đơn giản Giao diện lập trình. 1

Trung bình Tương tác, hoặc giao thức dựa trên giao diện.

2

Phức tạp Giao diện đồ họa (con người) 3

Chúng ta sẽ tính tổng số trường hợp sử dụng của mỗi loại rồi nhân nó với nhân tố, cuối cùng cộng chúng lại sẽ được trọng số tác nhân bên ngoài.

Ví dụ: 2 đơn giản*1=2; 2 trung bình*2=4; 3 phức tập*3=9

Tổng trọng số tác nhân bên ngoài (Total actors weight)=2+4+9=15 2. Xác định phân loại trọng số trường hợp sử dụng

Sau khi tính được tổng trọng số tác nhân bên ngoài, chúng ta cần tạo mô hình trường hợp sử dụng và sau đó phân loại mỗi trường hợp sử dụng thuộc loại nào, đơn giản, trung bình, phức tạp. Phương pháp này bỏ qua những trường hợp sử dụng mà thuôc loại kết hợp thông qua mở rộng (extend) hay bao gồm (include). Có hai cách để xác định xem nó thuộc phân loại nào. Một là dựa trên số lượng các giao dịch (transaction), một dựa trên số lượng các lớp phân tích (analysis classes).

Kiểu UCs Định nghĩa Nhân tố

(Factor) Đơn giản Từ 1-3 giao dịch.

Hoặc từ 1-4 lớp phân tích.

5

Trung bình Từ 4-7 giao dịch.

Hoặc 5-10 lớp phân tích.

10

Phức tạp Nhiều hơn 7 giao dịch

Hoặc nhiều hơn 10 lớp phân tích.

15

Ví dụ: 5 đơn giản *5=25; 4 trung bình*10=40; 1 phức tạp *15=15 Tổng số trọng lượng trường hợp sử dụng: 25+40+15=80

Tổng số trọng lượng trường hợp sử dụng WUC và tổng số trọng lượng tác nhân bên ngoài WAC được gọi là điểm trường hợp sử dụng không thích ứng (Unadjusted Use case Points- UUCPs). UUCPs=80+15=95

3. Xác định và phân loại trọng số nhân tố kỹ thuật

Việc tính toán cung cấp cho toàn bộ độ phức tạp của dự án, và một vài mở rộng, và thể hiện trình độ kinh nghiệm của nhân viên phát triển. Để thực hiện chúng ta phải đi qua danh sách những nhân tố kỹ thuật và đối với mỗi nhân tố kỹ thuật chúng ta cần cho tỷ lệ từ 0 đến 5. Tỷ lệ „0‟ có nghĩa là nhân tố đó là không liên quan trong dự án, tỷ lệ „5‟ có nghĩa là nhân tố đó đóng vai trò cốt yếu, cơ bản trong dự án. Theo đó mỗi nhân tố cần nhân với trọng số và cộng lại để được kết quả cuối cùng:

Số nhân tố kỹ thuật

Mô tả nhân tố kỹ thuật Trọng số

Giá trị [Giá trị]*

[Trọng số]

T1 Hệ thống phân tán 2 0 0

T2 Mục tiêu tăng hiệu suất 1 3 3

T3 Khả năng người dùng cuối 1 5 5

T4 Độ phức tạp xử lý bên trong 1 1 1

T5 Mã lệnh phải được dùng lại 1 0 0

T6 Dễ cài đặt 5 5 25

T7 Dễ sử dụng 5 5 25

T8 Khả năng chuyển đổi 2 0 0

T9 Dễ dàng thay đổi 1 3 3

T10 Đồng thời (Concurrent) 1 5 5

T11 Bao gồm đặc tính bảo mật đặc biệt 1 3 3 T12 Hỗ trợ truy cập trực tiếp tới đối tác

thứ ba

1 5 5

T13 Đào tạo đặc biệt đối với người dùng theo yêu cầu

1 0 0

Ví dụ:

TFactor=Sum (Weight* Value)=30; Nhân tố phức tạp kỹ thuật (Technical Complexity Factor-TCF)=0.6+0.01*Tfactor =0.6+0.3=0.9=TCF

4. Xác định trọng số nhân tố môi trường

Việc tính toán dựa trên kinh nghiệm của những người tham gia dự án.

Giống như miêu tả những nhân tố phức tạp kỹ thuật. Mỗi một nhân tố có tỷ lệ từ 0 đến 5. „0‟ nghĩa là nhân tố không liên quan đến dự án, „5‟ có nghĩa là nhân tố là cơ bản trong dự án. Kết quả cuôi cùng sẽ là nhân tố phức tạp môi trường (Environment Complexity Factors- ECF).

Số nhân tố môi trường

Mô tả nhân tố môi trường Trọng số

Giá trị [Giá trị]*

[Trọng số]

EF1 Quen thuộc với RUP 1.5 1 1.5

EF2 Kinh nghiệm ứng dụng 0.5 1 0.5

EF3 Kinh nghiệm hướng đối tượng 1 1 1

EF4 Khả năng phân tích lãnh đạo 0.5 5 2.5

EF5 Động cơ thúc đẩy 1 5 5

EF6 Yêu cầu ổn định 2 5 10

EF7 Những người làm việc part-time -1 0 0 EF8 Khó khăn về ngôn ngữ lập trình -2 2 -4

Ví dụ: EF-Factor=Sum (Weight*Value)=16.5; ECF=1.4+ (-0.03*EF- Factor)=0.905

5. Tính toán điều chỉnh điểm trường hợp sử dụng

Cuối cùng UCP được tính toán dựa trên công thức UCP=UUCP*TCF*ECF Ví dụ: UCP=95*0.9*0.905=77.3775 (77)

6. Biến đổi những điểm trên thành thời gian thực hiện các công việc

Schneider và Winter đề nghị rằng mỗi một UCP nên chuyển thành 20 giờ làm việc (work-house). Sau đó trong một báo cáo khác họ lại cải tiến bằng cách đề nghị chuyển mỗi UCP thành một khoảng từ 20 đến 28 giờ làm việc.

Giả sử mỗi một UCP tương ứng 20 giờ làm việc. Effort=77*20=1540 giờ làm việc,=192.5 ngày làm việc,=8.75 tháng làm việc.

Giả sử mỗi một UCP tương ứng với 28 giờ làm việc. Effort=77*28=2156 giờ làm việc,=269.5 ngày làm việc,=12.25 tháng làm việc; Kết luận:

8.75≤effort≤12.25

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng tri thức trong việc phát triển các dự án công nghệ thông tin Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)