Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TRONG CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƢ TÀI SẢN DÀI HẠN
1.1. Khái quát chung về tài sản dài hạn và các quyết định đầu tƣ tài sản dài hạn
1.1.2. Quyết định đầu tư tài sản dài hạn
1.1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của quyết định đầu tư tài sản dài hạn Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp luôn đối mặt với các quyết định đầu tư để hình thành nên các tài sản dài hạn cần thiết cho
hoạt động SXKD như: mua sắm máy móc thiết bị và TSCĐ mới (thuê hay mua), thay thế TSCĐ và máy móc đã cũ (thuê hay mua), quyết định dự án đầu tư khác. Những quyết định này cần thiết để duy trì hoặc mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp còn đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu để nhằm thu lợi nhuận trong thời gian dài, những tài sản này hình thành nên tài sản tài chính dài hạn.
Vậy, đầu tư dài hạn là quá trình hoạt động sử dụng vốn để hình thành nên các tài sản cần thiết nhằm mục đích thu lợi nhuận trong một khoảng thời gian dài trong tương lai. Đặc trưng cơ bản của đầu tư dài hạn là đầu tư phải bỏ lượng vốn lớn ban đầu, thời gian thu hồi vốn dài nên thường gắn với rủi ro.
Song, đầu tư dài hạn là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định sự phát triển của doanh nghiệp, quyết định đầu tư tài sản dài hạn đúng đưa đến tối đa hóa giá trị cổ đông. Đứng trước các tình huống đầu tư, nhà đầu tư thường phải ra quyết định lựa chọn phương án đầu tư. “Quyết định đầu tư tài sản dài hạn bao gồm: quyết định mua sắm TSCĐ mới, quyết định thay thế TSCĐ cũ, quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn” 21, tr.24. Có thể gộp quyết định đầu tư TSCĐ vào quyết định đầu tư dự án bởi đây là một tình huống trong quyết định đầu tư dự án. Như vậy, có hai loại quyết định cần xem xét: quyết định đầu tư dự án và quyết định đầu tư tài chính dài hạn.
Quyết định đầu tư tài sản dài hạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt chiến lược, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư đúng đưa đến tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, một quyết định đầu tư sai gây ra hiệu quả nghiêm trọng dẫn đến lãng phí và tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp. Do vậy, nhà trị doanh nghiệp sáng suốt thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước một quyết định đầu tư tài sản dài hạn.
1.1.2.2. Các loại quyết định đầu tư tài sản dài hạn
* Quyết định đầu tƣ dự án
Quyết định đầu tư dự án bao gồm: quyết định mua sắm TSCĐ mới, quyết định thay thế TSCĐ cũ, quyết định đầu tư dự án khác. Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, chắc chắc không ít lần lãnh đạo doanh nghiệp phải băn khoăn trong việc chọn lựa dự án đầu tư. Đứng trước các dự án đầu tư mà nguồn lực có hạn, như vậy làm thế nào để quyết định lựa chọn được nên đầu tư vào dự án nào để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các dự án còn lại.
Vì vậy, để quyết định nên đầu tư vào dự án nào thì cần sử dụng các phương pháp để xác định và phân tích được dự án nào đem lại hiệu quả cao.
Cụ thể hơn, trong mỗi doanh nghiệp thì quyết định đầu tư TSCĐ là một loại quyết định rất quan trọng, ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Nếu đầu tư thừa, không tận dụng hết công suất của TSCĐ thì dẫn đến lãng phí chi phí: chi phí vốn, chi phí khấu hao, bảo trì, sửa chữa... dẫn đến giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Còn nếu đầu tư thiếu thì ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp như không đáp ứng được yêu cầu của thị trường dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Đó chính là tính toán đúng về thời điểm đầu tư để không làm tổn thất chi phí của doanh nghiệp mà còn mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Những quyết định mang tính thời điểm này rất quan trọng giúp cho doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Như vậy, cần phải đầu tư đúng và đủ. Khi nào cần mua sắm TSCĐ, khi nào thì chỉ cần thuê TSCĐ, khi nào cần thay thế TSCĐ cũ thì nhà quản trị cần sáng suốt cân nhắc để lựa chọn được quyết định đúng.
* Quyết định đầu tƣ tài chính dài hạn
Tài sản tài chính dài hạn gồm cổ phiếu và trái phiếu. Để quyết định có nên đầu tư cổ phiếu hoặc trái phiếu thì trước tiên phải định giá. Làm thế nào để biết với giá nào thì có thể đầu tư cổ phiếu hoặc trái phiếu?
Đối với trái phiếu, trong điều kiện kinh tế tăng trưởng ổn định, trái phiếu là một công cụ mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Trái phiếu chính phủ
được cho là an toàn nhất vì không có rủi ro vỡ nợ, tuy nhiên lãi suất thấp. Trái phiếu công ty có lãi suất cao hơn nhưng có rủi ro vỡ nợ, lãi suất càng cao thì rủi ro càng lớn. Vì vậy khi lựa chọn danh mục đầu tư thì nhà đầu tư nên đa dạng hóa trái phiếu để giảm thiểu rủi ro nhưng cũng giảm lợi nhuận của nhà đầu tư. Để quyết định đầu tư trái phiếu thì cần xác định giá trái phiếu, suất sinh lợi đầu tư và lường trước các rủi ro mà trái phiếu phải đối mặt. Giá của trái phiếu chính là hiện giá của các dòng tiền dự kiến do trái phiếu mang lại.
Đối với cổ phiếu, cần xác định được giá trị thực của cổ phiếu, sau đó so sánh giá trị thực của cổ phiếu với giá trị thị trường của cổ phiếu. Nếu giá trị thực của cổ phiếu cao hơn giá trị thị trường của cổ phiếu thì nên đầu tư cổ phiếu đó. Nếu giá trị thực cổ phiếu thấp hơn giá trị thị trường của cổ phiếu thì nên bán cổ phiếu đó trong danh mục đầu tư.