Nguyên tắc, nộì dung, phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 37 - 50)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT

2. Nguyên tắc, nộì dung, phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp

2.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp 2.1.1. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp luật và pháp chế là hai khái niệm gần nhau những không đồng nhất với nhau. Trong mỗi khái niệm đều có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, là cơ sở, tiền đề tồn tại và phát triển cho nhau. Pháp chế là một phạm trù thể hiện những yêu cầu và sự đòi hỏi đối với các chủ thể pháp luật phải tôn trọng và triệt để thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Có pháp luật, nhưng pháp luật đó không được tôn trọng và thực hiện (nghĩa là không có pháp chế) thì pháp luật không có ý nghĩa gì.

Ngược lại, việc tôn trọng và thực hiện pháp luật có được đầy đủ, nghiêm minh và

thống nhất hay không còn phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện đồng bộ của hệ thống pháp luật. Do vậy, pháp chế phụ thuộc vào pháp luật, được xây dựng, củng cố và

phát triển trên cơ sở của pháp luật, pháp chế có thể được thiết lập, củng cố, tăng cường trong điều kiện có hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ, khoa học, có tính khả thi cao. Ngược lại, pháp luật chỉ được phát huy hiệu lực trong xã hội khi có nền pháp chế vững chắc ở sự tuân thủ pháp luật của các chủ thể.

Trong khoa học pháp lý, pháp chế được hiểu: Là một phạm trù pháp lý, là

chế độ chính trị đặc biệt trong đời sống xã hội, trong đó đòi hỏi mọi chủ thể phải tôn trọng, thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh, chính xác. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của pháp luật, không có ngoại lệ.

Nhƣ vậy, một xã hội muốn có pháp chế ph ải bảo đảm hai điều kiện cần là xã hội đó phải có hệ thống pháp luật. Pháp luật được coi là tiền đ ề của pháp ch ế. Điều kiện thứ hai là hệ thống pháp luật đó phải được mọi chủ thể trong xã h ội tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh và đúng đắn.

Trên bình diện chung, pháp chế đặt ra các yêu cầu cơ bản:

Thứ nhất, pháp chế được quy định bởi pháp luật. Vì vậy để có pháp chế đòi hỏi Nhà nước phải ban hành được hệ thống pháp luâ ̣t đ ầy đủ, hoàn chỉnh. Trong đó

yêu cầu hàng đầu là bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp , pháp luật. Hiến pháp và

pháp luật là sự kết tinh quyền lực của Quốc hội phải được tôn vinh, giữ vị trí thượng tôn trong hệ thống pháp luật và cả trong hoạt động của các chủ thể pháp luật. Pháp chế không tồn t ại theo vùng, theo đơn vị hành chính lãnh thổ hoặc pháp chế trong vùng, pháp chế địa phương. Pháp chế chỉ có một, pháp chế là thống nhất, thể hiện quyền lực nhà nước là thống nhất.

Thứ hai, pháp chế yêu cầu đối với các chủ thể pháp lu ật phải tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Tuy nhiện , mỗi lo ại chủ thể khác nhau, pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng đặt ra yêu cầu không hoàn toàn nhƣ nhau : Đối với cơ quan nhà nước, pháp chế đòi hỏi sự chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, luật, các văn bản pháp luâ ̣t khác v ốn là sự thể hiện trực tiếp thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tƣ̀ ng cơ quan và quy ch ế công chức đối với từng nhân viên. Đặc trưng rõ nét đối với cơ quan , nhân viên nhà nước là tổ chức thực thi quyền lực nhà

nước. Đây là những thành viên bình đẳng của một cộng đồng do Nhân dân làm chủ xã hội, nhưng lại có những ưu thế rõ nét như: Được trao quyền lực nên có khả năng tác động, chi phối những chủ thể khác. Thể hiê ̣n b ản chất dân chủ trong thực thi quyền lực nhà nước với sự khẳng định đó không phải là một thứ quyền sẵn có, bẩm sinh mà do được Nhân dân giao với mô ̣t sự ủy thác rõ ràng, phải được thực thi trong những khuôn khổ do pháp luâ ̣t quy đ ịnh theo tinh thần trách nhiệm trước dân và chỉ được làm những gì mà pháp lu ật cho phép; quyền năng đó luôn luôn bị giới hạn, là

quyền hạn. Đồng thời , không chỉ phải nêu cao tinh thân trách nhiệm trước dân mà

cơ quan nhà nước , công chức, viên chức phải nêu gương tôn trọng, chấp hành pháp luật, giữ nghiêm phép nuớc và được khuyến khích t ận tụy phục vụ nhân dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đối với các tổ chức xã hội, yêu cầu mà pháp chế đặt ra là mỗi tổ chức xã hội, phù hợp với tôn chỉ, mục đích khi thành lập đều có chính cương, điều lệ, nội quy và khi được nhà nước phê chuẩn, công nhận đều tổ chức và hoạt động theo các văn bản đó. Chúng có giá trị nhƣ một thứ “nội luật” của từng tổ chức xã hội. Nhà

nước, xã hội không những không can thiệp, hoàn toàn tôn trọng tổ chức, hoạt động mà còn khuyến khích, cổ vũ các tổ chức xã hội phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng của mình trong đời sống đất nước, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tham gia quản lý nhà nước. Yêu cầu đặt ra từ phía pháp chế đối với từng tổ chức xã hội là hoạt động theo đúng điều lệ và duy trì trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật. Mọi hành động “vượt rào", “tùy tiện” từ phía các tổ chức xã hội đều là sự vi phạm pháp chế.

Đối với các công dân, yêu cầu được đặt ra là mỗi cá nhân - công dân là

thành viên bình đẳng của một cộng đồng là nhân dân đang làm chủ xã hội bằng nhà

nước, bằng pháp luật. Khi pháp chế trở thành nguyên tắc chỉ đạo, quán xuyến mọi mặt đời sống xã hội thì mỗi cá nhân - thành viên của cộng đồng phải lấy pháp chế làm nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ ứng xử của mình. Mỗi cá nhân - công dân, thành viên bình đắng của cộng đồng làm chủ xã hội được hưởng, sử dụng các quyền công dân rộng rãi, các quyền con người như các quyền tự do, dân chủ, quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, địa vị làm chủ không phải chỉ để hưởng quyền mà còn phải gánh vác nghĩa vụ: có quyền làm chủ và có nghĩa vụ làm chủ, vì quyền đi liền với nghĩa vụ. Thực hành pháp chế trở thành một tiêu chí không thể thiếu của tƣ cách công dân - thành viên bình đẳng của cô ̣ng đồng nhân dân làm chủ xã hội. Nhƣ vậy, pháp chế tuy đề ra những yêu cầu khác nhau dựa trên địa vị pháp lý của mỗi chủ thể, nhƣng thực chất chỉ là một. Tất cả các chủ thể của các quan hệ xã hội phải lấy pháp chế làm nguyên tắc chỉ đạo cho mọi hành vi xử sự và từ vị trí, vai trò, bổn phận của mỗi chủ thể trong xã hội phải ra sức thực hành pháp chế, gương mẫu chấp hành Hiến pháp, pháp luật, tích cực đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật.

Pháp chế khi được xác lập như một hiê ̣n thực, một trạng thái xã hội, có sức mạnh như một lực lượng vật chất trực tiếp góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương, thúc đẩy xã hội phát triển. Nhƣng pháp chế không thể tồn tại một cách tự thân, mà là sản phẩm của một xã hội tạo ra dựa trên những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội cần thiết cho sự ra đời.

Pháp chế là sự tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách tự giác, nghiêm minh, đầy đủ, thống nhất thông qua những hành vi tích cực của các cơ quan nhà

nước, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, chính trị - xã hội..., cũng như mọi công dân với kết quả hiện thực là sự tôn trọng và thực hiện pháp luật ấy trong bộ máy nhà

nước và ngoài xã hội.

Trong quản lý nhà nước, các chủ thể quản lý nhà nước sử dụng pháp luật với tính chất là phương tiện quan trọng để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, phương tiện này chỉ thực sự phát huy vai trò, tác dụng khi nó

được tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh trên thực tế. Vì vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa với nội dung là sự tôn trọng và tuân thủ triệt để pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đã trở thành nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, trong đó có các cơ quan hành chính nhà nước.

Trong quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp, nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên hai phương diện:

- Phương diện thứ nhất: Trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh, quản lý hoạt động bán hàng đa cấp đòi hỏi: Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp phải được ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo pháp luật quy định; phải có nội dung hợp pháp và thống nhất, thể thức đúng quy định.

- Phương diện thứ hai: Trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật.

Triệt để tôn trọng các văn bản pháp luật về thẩm quyền và nội dung ban hành. Các bên chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý khi thực hiện các hoạt động đều phải tuân thủ yêu càu này.

Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật trong quản lí

hành chính nhà nước, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, theo đúng các quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn, phát hiện kịp thời các việc làm vi phạm pháp luật đảm bảo cho pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp được thi hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất.

Phải xử lí nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp.

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo lợi ích của nhà nước và của xã hội

Quản lý kinh tế trước hết là quản lý con người, là tổ chức mang tính tích cực lao động của người lao động. Con người có những lợi ích, những nguyện vọng và

những nhu cầu nhất định. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý là phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích việc làm có hiệu quả phát huy tính tích cực lao động của họ. Lợi ích từ hoạt động bán hàng đa cấp là sự vận động tự giác, chủ quan của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người; là một động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của con người.

Nội dung của nguyên tắc là phải kết hợp hài hòa 3 loại lợi ích: Lợi ích của xã hội (hoặc thu gọn hơn là lợi ích của Nhà nước), lợi ích của doanh nghiệp bán hàng đa cấp và lợi ích của người tham gia bán hàng đa cấp, người tiêu dùng trên cơ sở các đòi hỏi của các quy luật khách quan.

2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp

2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp

Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng được nhiều nước trên thế giới thừa nhận và khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Việt Nam đã cam kết sẽ cho phép hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau để quản lý hoạt động kinh doanh này, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp theo đúng quy định của pháp luật. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nội dung quan trọng, tất yếu của quản lý nhà nước. Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp phải thể chế hóa được những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách kinh tế, đường lối phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các văn bản quy phạm pháp luật với giá trị hiệu lực khác nhau, do các cơ quan có thẩm quyền khác nhau ban hành quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động bán hàng đa cấp cũng nhƣ của các chủ thể tham gia quan hệ quản lý nhà

nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp...

Xây dựng, ban hành thể chế pháp lý về bán hàng đa cấp và quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp là tạo ra hành lang pháp lý cho việc tổ chức đăng ký thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp, là cơ sở pháp lý để kiểm tra, thanh tra cũng nhƣ xử lý các vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp.

Việc xây dựng thể chế quản lý nhà nước đối với bán hàng đa cấp chủ yếu được thực hiện ở Trung ương và được triển khai ở cấp độ Chính phủ. Bộ Công thương là cơ quan được Chính phủ trao quyền, phân công thực hiện nhiệm vụ, thay mặt Chính phủ quản lý nhà nước chuyên ngành về hoạt động bán hàng đa cấp. Do vậy, Bộ Công thương có chức năng tham mưu cho Chính phủ ban hành các thể chế là các văn bản quản lý có tính chấp hành - điều hành, có tính chất hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp.

Ở địa phương, UBND cấp tỉnh thực hiện việc xây dựng, ban hành thể chế quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương. Các thể chế quản lý chủ yếu có nội dung về việc chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động bán hàng đa cấp và cách thức, biện pháp quản lý nhà nước.

Hiện nay, sau khi Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp có hiệu lực từ ngày 02/5/2018 và luật hóa hành vi vi phạm pháp luật lợi dụng phương thức kinh doanh đa cấp tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có thể đánh giá, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp về cơ bản là tương đối đầy đủ.

Nội dung của các văn bản tập trung vào những khía cạnh sau:

-Một là, quản lý việc đăng ký kinh doanh đa cấp và sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh đa cấp, chấm dứt hoạt động kinh doanh đa cấp.

- Hai là, quản lý việc tổ chức bán hàng đa cấp của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp.

- Ba là, cấp phép việc tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn cho doanh nghiệp kinh doanh đa cấp.

Sau khi được ban hành, các thể chế được đưa vào áp dụng trong thực tiễn do các cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền thực hiện.

2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật kinh doanh theo phương thức đa cấp và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp.

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là sự tác động có hệ thống, có mục đích của Nhà nước đến các đối tượng nhằm hình thành và nâng cao ý thức pháp luật và thói quen thực hiện hành vi phù hợp các quy định pháp luật. Với ý nghĩa đó, Chỉ thị 32/CT-TW của Ban Bí thư (khoá IX) ngày 09-12-2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã khẳng định: xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm tới, cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt công tác này để góp phần chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.

Đặc biệt, đối với hoạt động bán hàng đa cấp có sự tham gia của nhiều người có trình độ nhận thức thấp, thiếu điều kiện tiếp cập thông tin. Do đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải mang tính thường xuyên, liên tục đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phối hợp của tất cả các cấp, các ngành.

Với các nước trên thế giới, bán hàng đa cấp là loại hình được khuyến khích bởi phương thức này giúp tiết kiệm thời gian trong việc đưa sản phẩm chất lượng từ nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng một cách tốt nhất. Ở nước ta, sau một thời gian phát triển mạnh, hoạt động bán hàng đa cấp đã có nhiều diễn biến phức tạp, đã xuất hiện dấu hiệu biến tướng thành hoạt động bán hàng đa cấp bất chính (theo Luật Cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam), đây cũng chính là nguyên nhân làm nảy sinh một số tội phạ.

Bán hàng đa cấp bất chính hay hình tháp ảo là một hiện tượng biến tướng của phương thức kinh doanh đa cấp; trong đó, lợi nhuận không thực sự được xuất phát từ giới thiệu sản phẩm mà từ việc tuyển mộ các thành viên mới. Đối tượng làm việc của kinh doanh đa cấp là sản phẩm, còn đối tượng của hình tháp ảo là tiền. Cho dù nó thường được quy đổi thành sản phẩm, dịch vụ nhất định thì nó vẫn là hình tháp ảo, khi số lượng sản phẩm tiêu thụ được sẽ tương xứng với số người tham gia (đối với hình thức chân chính, số lượng sản phẩm bán tùy thuộc vào khả năng nội tại của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 37 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)