CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN NINH NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH, HÀ NỘI
2.2. Thực trạng an ninh nguồn nước sinh hoạt tại quận Ba Đình, Hà Nội
2.2.3. Phát triển bền vững (S3)
Hiểu một cách khái quát, phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thoả mãn các nhu cầu của chính họ. Phát triển bền vững là phối hợp một cách hài hoà ba mặt: tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và các giá trị khác (công bằng xã hội, chính trị, văn hoá,...).
Trên địa bàn quận Ba Đình, chính quyền và nhân dân đã hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước đồng thời thế hệ tương lai không bị tổn hại bởi lợi ích từ tài nguyên nước. Ví dụ: Đối với các dự án khai thác nước ngầm trên địa bàn quận phải thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ môi trường (trong đó có bảo vệ môi trường nước) như xin phép khai thác nước ngầm, xin phép xả thải vào nguồn nước, thực hiện đánh giá tác động môi trường, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả thải ra môi trường… Chính quyền cũng đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm đảm bảo thế hệ tương lai có nguồn nước để sử dụng như liên tục cải thiện công nghệ khai thác, sản xuất nước sạch để có thể cung cấp đủ lượng nước đảm bảo chất lượng về vệ sinh cho người dân.
Việc sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả luôn được gắn liền với công tác chống thất thoát nước. Theo số liệu mà tác giả điều tra, tổng hợp, 90% các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng tỉ lệ thất thoát nước sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình là 10-15% (Hình 6). Đây không phải là con số quá lớn nhƣng cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo nước cho người dân sử dụng.
Đối với sông Hồng, chính quyền có nhiều biện pháp bảo vệ nguồn nước tại đây bằng cách cấm các hoạt động khai thác cát, sỏi trên khu vực sông, hành lang bảo vệ sông; giữ dòng chảy; cấm các hoạt động gây ô nhiễm môi trường trên sông.
Theo kết quả cho thấy chính sách đầu tƣ về mặt quản lý, khoa học công nghệ… trong việc đảm bảo cấp nước bền vững trên địa bàn quận Ba Đình được thực hiện tương đối tốt, tỉ lệ thất thoát nước duy trì ở mức cho phép 10- 15% (hình 2.6).
Hình 2.6: Đánh giá của chuyên gia, nhà quản lý trên địa bàn quận Ba
Đình về tỉ lệ thất thoát nước sinh hoạt Nguồn: [Tác giả t đi u tra và tổng hợp]
Theo khảo sát có đến 30% các hộ gia đình sử dụng nước đóng chai, nước lọc bằng các thiết bị lọc gia đình để cho mục đích sinh hoạt. Hiệu suất lọc nước lại nước qua các máy chỉ cho phép thu hồi đến tối đa 70% nước sạch, còn 30% lượng nước thải ra môi trường. Nên nếu tác giả coi
Tỉ lệ thất thoát nước = tỉ lệ thất thoát nước thực (do hệ thống cấp) + tỉ lệ thất thoát do việc xả thải từ hệ thống lọc gia đình = 15% + 30%*30% = 24%
Như vậy xét về khía cạnh sử dụng nguồn nước tiết kiệm và bền vững thì việc người dân sử dụng nước tự lọc từ nước máy thành phố là biểu hiện cho việc kém bền vững: tăng tỉ lệ thất thoát nguồn tài nguyên nước, tăng chi phí giá nước, thiệt hại kinh tế, mất lòng tin vào công tác quản lý chất lượng nước cấp của Nhà nước và các doanh nghiệp. Việc sử dụng tùy tiện và bừa bãi các
hệ thống lọc trên thị trường còn có thể dẫn đến tình trạng siêu lọc, thiếu khoáng ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của người dân.
2.2.4. Quản trị rủi ro (C1)
Trên địa bàn quận Ba Đình, các công cụ nhằm quản trị rủi ro trong an ninh nguồn nước đã được sử dụng đầy đủ.
Thứ nhất, công cụ pháp luật
Pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và có tính quy phạm phổ biến. Nghĩa là pháp luật có hiệu lực trên phạm vi cả nước, áp dụng với tất cả mọi cá nhân, tổ chức. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta đã đƣợc xây dựng và ban hành trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đáng chú ý nhất là Luật Tài nguyên nước năm 2012. Luật này gồm 10 chương với 79 điều, quy định việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể các chương của Luật như sau:
- Chương I. Những quy định chung
- Chương II. Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước - Chương III. Bảo vệ tài nguyên nước
- Chương IV. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước
- Chương V. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra - Chương VI. Tài chính về tài nguyên nước
- Chương VII. Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước - Chương VIII. Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước
- Chương IX. Thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước
- Chương X. Điều khoản thi hành
Bên cạnh đó, còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác là công cụ quan trọng để các cá nhân, tổ chức trong xã hội thực hiện các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước nhƣ Luật phòng chống thiên tai nă 2013, Luật khoáng sản năm 2010…
Trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng có nhiều văn bản pháp luật chỉ đạo việc tăng cường quản lý tài nguyên nước (xem tại mục 1.2.2.1).
Các văn bản quy phạm pháp luật này là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người dân quận Ba Đình thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ tài nguyên nước.
Thứ hai, công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế đƣợc sử dụng trong quản trị rủi ro ANNN trên địa bàn quận Ba Đình chủ yếu gồm: Thuế tài nguyên, Thuế/phí môi trường, Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường, Hệ thống đặt cọc – hoàn trả, Ký quỹ môi trường, Trợ cấp môi trường, Nhãn sinh thái, Quỹ môi trường, Phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước… Các công cụ này giúp cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận Ba Đình lựa chọn phương án tối ưu nhất nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của bản thân và bảo vệ tài nguyên nước.
Ngoài ra, còn phải kể tới công cụ tính tiền sử dụng tài nguyên nước theo lũy tiến. Tức là, khi một chủ thể càng sử dụng nhiều tài nguyên nước thì giá tiền tính trên một mét khối nước máy sẽ càng cao hơn. Việc thu phí theo phương án lũy tiến như vậy sẽ góp phần vào việc sử dụng tiết kiệm nước.
Thực tế, việc sử dụng công cụ kinh tế cũng đảm bảo tính mềm dẻo. Mặc dù số tiền chi trả cho dịch vụ nước máy sinh hoạt được tính theo lũy tiến nhƣng theo số liệu mà tác giả luận văn điều tra, các hộ gia đình đều cho rằng chi phí chi trả cho dịch vụ nước sinh hoạt đều hợp lý, không đắt đỏ.
Thứ ba, công cụ quy hoạch tài nguyên nước
Theo Báo cáo Tình hình quản lý tài nguyên nước thành phố Hà Nội của Cục quản lý Tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường (tháng 6/2016), hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung chƣa có quy hoạch tổng thể tài nguyên nước mà chỉ có một số quy hoạch về một số vấn đề cụ thể liên quan đến tài nguyên nước như: Quy hoạch cấp nước, Quy hoạch vùng cấm,
hạn chế và khai thác nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội… Vì vậy, việc sử dụng công cụ quy hoạch tài nguyên nước trong quản trị rủi ro an ninh nguồn nước trên địa bàn quận Ba Đình chưa mang lại hiệu quả cao nhất.
Thứ tư, công cụ khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ đã được áp dụng để quản trị rủi ro an ninh nguồn nước trên địa bàn quận Ba Đình. Điều đó thể hiện dưới các khía cạnh chủ yếu sau đây:
- Nhà máy sản xuất nước sạch (nước máy) phải sử dụng công nghệ lọc đảm bảo nước đạt quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh và đủ số lượng phục vụ nhu cầu của người dân;
- Hệ thống quan trắc tự động chất lượng, áp lực ổn định cấp nước;
- Hệ thống thăm dò, đánh giá, khai thác nước ngầm đạt chuẩn.
Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học công nghệ trong quản trị rủi ro an ninh nguồn nước trên địa bàn quận Ba Đình cần phải được cải tiến hơn nữa để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thứ năm, công cụ tuyên truyền – giáo dục
Công tác tuyên truyền – giáo dục về bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn quận Ba Đình đƣợc thực hiện theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Ví dụ: Năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch chương trình Đào tạo, bồi dưỡng và đã tổ chức lớp tập huấn các Văn bản mới trong lĩnh vực Tài nguyên nước (Nghị định số 43/2015/NĐ-CP, Nghị định só 54/2015/NĐ-CP và Thông tƣ số 56/2014/TT-BTNMT) tới cán bộ, công chức Sở, phòng Tài nguyên và môi trường các quận, huyện, thị xã.
Ngoài ra, hình thức tuyên truyền – giáo dục khác nhƣ đƣa các khẩu hiệu về sử dụng tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên nước trên các băng rôn, áp phích, đưa trên bảng tin truyền hình, truyền thanh, website… cũng đƣợc áp dụng và đạt hiệu quả nhất định.
Theo phiếu điều tra mà tác giả luận án thực hiện, 19/20 (95%) chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, công tác quản trị rủi ro an ninh nguồn nước trên địa
bàn quận Ba Đình đạt mức tốt, 1/20 (5%) chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, công tác quản trị rủi ro an ninh nguồn nước trên địa bàn quận Ba Đình đạt mức trung bình, không ai đánh giá ở mức rất tốt và kém.
Hình 2.7: Đánh giá của chuyên gia, nhà quản lý về công tác quản trị rủi ro an ninh nguồn nước trên địa bàn quận Ba Đình
Nguồn: [Tác giả t đi u tra và tổng hợp]
Tóm lại: Các công cụ trong quản trị rủi ro an ninh nguồn nước trên địa bàn quận Ba Đình đã đƣợc áp dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng từng công cụ và mức độ hiệu quả còn nhiều vấn đề phải hoàn thiện.
2.2.5. Khủng hoảng (C2)
Theo phiếu khảo sát nhà quản lý và chuyên gia về công tác quản trị nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình mà tác giả luận án tiến hành, phần lớn các nhà quản lý và chuyên gia cho rằng công tác quản lý, quản trị rủi ro an ninh nguồn nước trên địa bàn quận Ba Đình tương đối tốt. Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận như vậy, vấn đề an ninh nguồn nước trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội còn gặp phải một số khủng hoảng nhất định. Trong vấn đề an ninh nguồn nước trên địa bàn quận Ba Đình, tình trạng khủng hoảng diễn ra ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, tình trạng thiếu nước sinh hoạt
Theo số liệu mà tác giả luận văn điều tra, tình trạng thiếu nước sinh hoạt rất ít khi xảy ra trên địa bàn quận Ba Đình. Bởi vì đây là quận trung tâm của thành phố Hà Nội nên vấn đề nước sinh hoạt được quan tâm từ rất lâu. Tuy nhiên, trước tình hình dân số tăng với tốc độ nhanh chóng thì tình trạng thiếu nước sinh hoạt vẫn diễn ra trên một số nơi của quận1. Việc thiếu nước sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người dân.
Đây là một trong những vấn đề khủng hoảng nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyền lời và an sinh của người dân.
Thứ hai, tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông, hồ và nước ngầm Trên địa bàn quận Ba Đình, tình trạng ô nhiễm nước sông, hồ, nước ngầm vẫn diễn ra và ngày càng nghiêm trọng.
Sông Hồng là sông liên tỉnh, có đoạn chảy qua địa phận thành phố Hà Nội (trong đó có quận Ba Đình). Tuy nhiên, theo số liệu thống kê tại Báo cáo tổng thể hiện trạng môi trường thành phố Hà Nội giai đoạn 5 năm 2011-2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nhiều điểm được lựa chọn để lấy mẫu nước thử hàm lượng chất gây ô nhiễm trên sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội và kết quả cho thấy: Hầu hết các điểm đều có hàm lƣợng COD, BOD5, TSS, NH4+, NO2, PO43-, CN, Fe vƣợt quy chuẩn kỹ thuật cho phép. Như vậy, cũng có thể khẳng định nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Ba Đình đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Sông Tô Lịch chƣa mặc dù không chảy qua địa bàn quận Ba Đình nhƣng chất lượng môi trường nước của con sông này cũng ảnh hưởng rất lớn tới người dân địa bàn quận Ba Đình. Vì sông Tô lịch có đoạn chảy ở khu vực phía Tây Nam giáp ranh với địa bàn quận Ba Đình (đoạn chạy dọc theo đường Láng, Bưởi). Sông Tô Lịch chỉ dài khoảng 14,6 km nhưng là dòng thoát nước thái chính của thủ đô nên ngày càng ô nhiễm nặng. Tình trạng ô
1 Hải Nguyên (2019), Hà Nội nguy cơ thiếu nước sinh hoạt dịp hè 2019, Website: Báo Người lao động, cập nhật: 08/04/2019 17:50, xem: 15/7/2019 18:05, https://laodong.vn/xa-hoi/ha-noi-nguy-co-thieu-nuoc-sinh- hoat-dip-he-2019-726357.ldo.
nhiễm trên sông Tô Lịch dẫn tới bốc mùi hôi thối ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến người dân sống ở khu vực xung quanh đó, trong đó có một bộ phận người dân thuộc quận Ba Đình bị ảnh hưởng.
Nhiều hồ nước thuộc địa phận quận Ba Đình cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điển hình là tình trạng ô nhiễm của hồ Trúc Bạch. Trên Hồ Trúc Bạch khu vực gần trụ sở Uỷ ban nhân dân phường Trúc Bạch màu nước mặt hồ luôn trong tình trạng đen đặc, rác thải vứt bừa bãi, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân sinh sống quanh hồ.
Nhiều kênh mương trên địa bàn quận Ba Đình cũng bị ô nhiễm và tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Một ví dụ về tình trạng này đó là đoạn mương tại ngõ 279 Đội cấn, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình là điểm đen ô nhiễm. Do nằm ngoài chỉ giới dự án cống hóa nên đoạn mương đó (dài gần 200m) trở thành nơi nước không thể thoát, bị ứ đọng lại, cộng với rác thải trở thành đoạn mương “chết”. Do không lưu thông, nên lòng mương lúc nào cũng đen kịt, đặc quánh với đủ mọi loại rác thải, nước thải, thời tiết nóng nực mùi bốc lên hôi thối nồng nặc nên nhà nào cũng trong tình trạng đóng kín cửa. Nhiều gia đình không chịu đƣợc mùi ô nhiễm, phải chuyển đi nơi khác sống.
Ngoài ra, hệ thống nước ngầm ở quận Ba Đình đang bị cạn kiệt và ô nhiễm. Nguồn nước ngầm ở đây cũng như trên nhiều quận của thành phố Hà Nội có trữ lượng tương đối lớn nhưng do việc khai thác không kiểm soát nên đã dần cạn kiệt. Bên cạnh đó do ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm đất nên dẫn đến nước ngầm ở đây cũng bị ô nhiễm. Theo báo cáo của Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam (VIWASE), đơn vị được giao lập điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội, hiện nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm tại Hà Nội ở mức báo động. Theo khảo sát của VIWASE, quận Ba Đình là một trong những quận có nước ngầm có hàm lượng sắt và mangan cao.
Thứ ba, tình trạng ngập úng trên địa bàn khi trời mƣa to
Khi mƣa to, trên địa bàn quận Ba Đình có nhiều điểm dễ bị ngập úng.
Năm 2008, tại Hà Nội sau một đợt mƣa lớn, toàn thành phố diễn ra tình trạng ngập úng trong đó có quận Ba Đình. Trận lụt lịch sử đó đã gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho nhân dân thủ đô. Từ thời điểm đó đến nay trên địa bàn Ba Đình – Hà Nội chƣa có trận lụt nào lớn hơn nhƣ vậy. Nhƣng, sau mỗi đợt mưa lớn, nhiều điểm của quận Ba Đình vẫn bị ngập úng trong nước. Ví dụ:
Sau trận mƣa ngày 26/9/2018, một số điểm của quận Ba Đình bị ngập úng như phố Đội Cấn (đoạn từ số nhà 343 đến trước cửa khách sạn La Thành);
phố Liễu giai (ngã ba Liễu giai – Đào Tấn). Việc bị ngập úng không chỉ thiệt hại về kinh tế, khó khăn trong tham gia giao thông mà hơn nữa nước cống ô nhiễm tràn lên ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân.
Thứ tư, tình trạng lũ, hạn hán trên địa bàn
Tình trạng lũ chủ yếu diễn ra trên sông Hồng. Lũ lụt là hiện tƣợng tiêu cực thường diễn ra vào mùa mưa. Lũ lụt làm cho cuộc sống sinh hoạt của người dân ven sông bị đảo lộn, đặc biệt là hoạt động giao thông vận tải. Bên cạnh đó, lũ về gây ngập úng ruộng vườn của những người nông dân và có nhiều đợt lũ gây thiệt hại rất lớn về hoa màu. Đến mùa khô, sông Hồng lại bị hạn hán dẫn tới thiếu nước làm cho hoạt động giao thông đường thủy bị gián đoạn. Hơn nữa, hạn hán của mùa khô gây ra tinh trạng thiếu nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Thứ năm, tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ sông
Nhiều khu vực trên quận Ba Đình, hành lang bảo vệ sông Hồng bị người dân lấn chiếm. Lấn chiếm theo các hình thức chủ yếu sau đây: Lấn chiếm để dựng lán, lều, nhà tạm để ở, cho thuê, bán hàng; Lấn chiếm để lấy chỗ đổ rác.
Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường nước trên sông, cảnh quan sông, dòng chảy có nguy cơ bị thay đổi.
Thứ sáu, tình trạng sụt lún và ô nhiễm nguồn nước ngầm