CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH, HÀ NỘI VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG TƯƠNG LAI
3.1. Giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước sinh hoạt
3.1.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
Theo quan điểm của tác giả luận văn, trước mắt cần tập trung vào những nội dung cơ bản nhƣ sau:
- Cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong khai thác, bảo vệ tài nguyên nước. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý chuyên môn vấn đề tài nguyên nước. Các Bộ, cơ quan ngang bộ khác phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong nhiệm vụ quyền hạn của mình, quản lý các vấn đề liên quan tới tài nguyên nước. Tuy nhiên, cơ chế phối hợp giữa các Bộ cần đƣợc xây dựng chi tiết (đặc biệt là sự phối hơp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước.
- Pháp luật cần có quy định rõ hơn về cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực tài nguyên nước. Theo đó, nội dung chủ yếu cần quan tâm đó là cách thức xác định thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước gây ra.
Thiệt hại đó bao gồm cả thiệt hại tài sản và thiệt hại về tính mạng, sức khỏe;
thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Giải quyết tranh chấp phải hướng đến bảo vệ quyền được sống trong một môi trường trong lành của con người.
- Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật về nước. Chúng ta cần lưu ý, không chỉ hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật về nước sinh hoạt mà còn cần xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải trong sản xuất nông nghiệp; Quy chuẩn kỹ thuật về nước dùng cho sản xuất nông nghiệp). Bởi vì, khi xây dựng đƣợc đồng bộ nhƣ vậy sẽ đảm bảo tốt hơn nữa chất lượng nước sinh hoạt. Việc hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật này này theo hướng ngày càng khắt khe hơn đảm bảo chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn.
- Hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi để xảy ra sai phạm. Theo đó phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người thẩm định, phê duyệt giấy phép khai thác nước.
Trường hợp cho phép khai thác nước ở những khu vực đang có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước thì chủ thể cấp phép sẽ bị áp dụng các chế tài nghiêm khắc.
Đồng thời, nếu ở địa bàn nào xảy ra tình trạng ô nhiễm nước, ngập úng… thì cơ quan quản lý tại khu vực đó phải chịu trách nhiệm trước.
Thứ hai, trên địa bàn quận Ba Đình – thành phố Hà Nội cần tập trung các giải pháp chủ yếu sau:
- Khẩn trương triển khai việc lập Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trong đó cần đặc biệt chú trọng việc bảo vệ tài nguyên nước, gồm cả nước mặt, nước nước dưới đất; tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước để phục vụ công tác quản lý ở địa phương (cần tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau: điều tra, thống kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; xây dựng và duy trì hệ thống giám sát chất lượng nước; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguyên nước...).
- Đối với mục tiêu phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nguồn nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn quận Ba Đình cần:
+ Thống kê, kiểm kê các nguồn nước thải, các hoạt động xả nước thải, nhất là ở các khu đô thị, khu/cụm công nghiệp tập trung, làng nghề và các khu
vực có nguy cơ nguồn nước bị ô nhiễm cao; đánh giá mức độ, nguy cơ gây ô nhiễm và xây dựng phương án phòng chống ô nhiễm, danh sách các nguồn nước thải phải ưu tiên kiểm soát chặt chẽ.
+ Điều tra, đánh giá, phân loại và xác định các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và phân vùng khai thác, bảo vệ nguồn nước, nhất là khu vực đô thị, vùng có các tầng chứa nước bị suy thoái;
+ Quản lý chặt chẽ các nguồn phát thải vào các sông, hồ nhằm hạn chế xâm nhập các chất ô nhiễm vào các nguồn nước mặt cũng như nước dưới đất trong địa bàn quận;
+ Xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất trong khu vực (nước thải từ các bãi chôn lấp, các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở sản xuất…);
+ Rà soát lại nhu cầu khai thác, sử dụng nước, trên cơ sở đó xây dựng các phương án cấp nước, đặc biệt là đảm bảo nguồn nước sạch để cấp thường xuyên, liên tục cho dân sinh và sản xuất trên địa bàn thành phố.
- Cần triển khai thực hiện việc điều tra, đánh giá khoanh vùng và ban hành quy định về vùng cấm, vùng hạn chế, vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn quận.
- Tổ chức thực hiện việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước theo Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ, trong đó cần ƣu tiên lập hành lang các nguồn nước chảy qua các khu vực tập trung dân cư như sông Hồng, sông Tô Lịch....
- Tập trung vào việc phối hợp giám sát các hoạt động khác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước; chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ việc phòng, chống khắc phục tình trạng hạn hán, ô nhiễm nguồn nước.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi, tuân thủ pháp luật về tài nguyên nước đối với các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn quận.