CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN NINH NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH, HÀ NỘI
2.2. Thực trạng an ninh nguồn nước sinh hoạt tại quận Ba Đình, Hà Nội
2.2.6. Khắc phục khủng hoảng (C3)
Trước những vấn đề khủng hoảng trong an ninh nguồn nước nói trên, trên địa bàn quận Ba Đình đã có các phương án nhằm khắc phục khủng hoảng như sau:
Thứ nhất, có kế hoạch tăng nguồn cung nước sạch
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có kế hoạch tăng các nguồn cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn. Theo quy hoạch cấp nước thì đến năm 2020, sẽ có thêm 02 nhà máy cấp nước cho Thủ đô từ nguồn nước mặt sông Hồng và sông Đuống (Nhà máy nước Sông Hồng - 330.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước Sông Đuống - 300.000 m3/ngày đêm. Khi các nhà máy này chính thức đi vào hoạt động, nhân dân quận Ba Đình cũng được hưởng lợi ích về nước sạch. Điều đó sẽ góp phần khắc phục tình trạng thiếu nước trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung, trên địa bàn quận Ba Đình nói riêng.
Thứ hai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tiến hành nhiều hoạt động để xử lý tình trạng ô nhiễm nguồn nước, giải quyết khiếu nại của người dân.
Chúng ta có thể kể tới một số vụ việc điển hình nhƣ sau:
- Trước đây hồ Ngọc Khánh bị coi như hồ “chết” do nước hồ ô nhiễm nghiêm trọng. Nhƣng sau đó, với sự nỗ lực của chính quyền thành phố Hà Nội bằng cách thực hiện việc xử lý chất lượng nước hồ bằng chế phẩm sinh học Redoxy-3C, tình trạng này đã không còn xảy ra. Và nơi đây lại trở thành điểm vui chơi, thư giãn, tập thể dục của nhiều người dân.
- Sau khi biết tin hồ Trúc Bạch bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của dân cƣ xung quanh khu vực, ngày 22/11/2018, Sở Xây dựng Hà Nội có Công văn số 10654/SXD-HT về báo cáo tình hình kiểm tra xử lý nước thải ô nhiễm hồ Trúc Bạch gửi Tòa soạn Báo Tài nguyên và Môi trường. Sở Xây dựng Hà Nội thừa nhận tình trạng ô nhiễm trên hồ Trúc Bạch và tìm ra nguyên nhân của tình trạng đó. Sở Xây dựng cũng đề xuất giải pháp lâu dài là Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền đẩy nhanh công tác hoàn thiện Hồ sơ đề xuất Dự án đầu tƣ xây dựng bổ sung hoàn thiện hệ thống thu gom nước thải xung quanh Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Đầm Bẩy, hồ Quảng Bá theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện Dự án giải quyết triệt để khối lượng nước thải đang xả vào hồ Trúc Bạch được thu gom về xử lý tại Trạm xử lý nước thải Hồ Tây.
- Hoặc khi phát hiện có thông tin phản ánh của nhân dân về việc tại khu vực đường 11, tập thể F361 (khu vực giáp ranh giữa 2 phường Yên Phụ - quận Tây Hồ và Phúc Xá - quận Ba Đình) xảy ra tình trạng đổ đất, lấn chiếm lòng sông Hồng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ kiểm tra, làm rõ thông tin; xử lý nghiêm, dứt điểm các vi phạm; yêu cầu tập thể, cá nhân có hành vi lấn chiếm lòng sông phục hồi nguyên trạng ban đầu; chỉ đạo điều tra xử lý nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Thứ ba, hiện đại hóa hệ thống thoát nước mưa nhằm tránh ngập úng trên địa bàn
Quận Ba Đình vốn là quận trọng điểm của thành phố Hà Nội nên cùng với một số quận nội thành khác, hệ thống thoát nước mưa đã được lắp đặt sớm và ngày càng hoàn thiện. Hiện nay, tại thành phố Hà Nội hoàn chỉnh được hệ thống thoát nước mưa khu vực nội thành thuộc lưu vực sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu với diện tích 77,5km2 (gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trƣng, Hoàng Mai, Tây Hồ và một phần các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân). Hệ thống này có thể giải quyết đƣợc tình trạng úng ngập cho những trận mưa có cường độ 300mm/2 ngày.
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá công tác Quản trị ANNNSH trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội
Thành phần
Tiêu chí và căn cứ
đánh giá Kết quả
S1 (An toàn)
Màu sắc, mùi, vị Phụ lục 1,
câu 3 0.64*4+0.35*3+0.01*2+0 =3.63
Chất lượng nước
Phụ lục 1, câu 5 0.083*4+0.733*3+0.017*2+0=2.67 Chất lượng nước Phụ lục
2, câu 6 0.1*4+0.9*3+0+0=3.10
Trung bình 3.13
S2 (Ổn
định)
Tiếp cận nguồn nước sạch
Phụ lục 1, câu 2 0.71*4+0.28*3+0.01*2+0= 3.7 Tình trạng thiếu, mất nước
Phụ lục 1, câu 4 0.533*4+0.433*3+0.025*2+0=3.48 Tiếp cận đủ nước sạch
Phụ lục 2, câu 7 0.9*4+0.05*3+0.05*2=3.85
Trung bình 3.68
S3 (Phát triển bền
Mục đích sử dụng
Phụ lục 1, câu 6 0.942*4+0.033*3+0.025*2+0=3.92
vững) Chi phí nước
Phụ lục 1, câu 8 0.25*4+0.725*3+0.025*2+0=3.23 Dịch vụ nước
Phụ lục 1, câu 9 0.258*4+0.745*3+0+0=3.26 Hệ thống văn bản pháp luật
Phụ lục 2, câu 3 0.95*3+0.05*2+0+0=2.95 Thất thoát nước
Phụ lục 2, câu 4 0.9*3+0.1*2=2.9 Dịch vụ nước
Phụ lục 2, câu 5 0.95*3+0.05*2=2.95 Giá thành nước
Phụ lục 2, câu 8 0.95*3+0.05*2=2.95 Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật
Phụ lục 2, câu 9 0.95*3+0.05*2=2.95
Trung bình 3.14
C1 (Chi phí quản trị rủi ro)
Quản trị rủi ro
Phụ lục 2, câu 12 0.95*2+0.05*3=2.05
C2 (Chi phí
mất do
khủng hoảng)
Bệnh liên quan đến nước
Phụ lục 1, câu 7 0.283*0+0.675*2+0.042*3+0=1.48 Các sự cố liên quan nước
Phụ lục 2, câu 10 0+0.9*2+0.1*3+0=2.1
Trung bình 1.79
C3 (Chi phí khắc phục khủng
hoảng)
Chi phí khắc phục
Phụ lục 2, câu 11 0+0.9*2+0.1*3+0=2.1
SS = S1+S2+S3 – C1– C2 –C3 = 3.13+3.68+3.14-2.05-1.79-2.1=4.01 Theo thang điểm 4 giá trị của phương trình SS nằm trong giới hạn từ -12 đến +12. Kết quả đánh giá công tác quản trị ANNN trên địa bàn quận Ba Đình dựa trên kết quả điều tra, khảo sát phiếu của tác giả có giá trị là 4.01.
Điều đó cho thấy ANNNSH vẫn đạt mức an toàn, nhƣng trung bình khá.