Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nền tảng phát triển doanh nghiệp – Nghiên cứu trường hợp tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.Phương pháp và phạm vi nội dung nghiên cứu

VIETTEL, tiền thân là Công ty Điện tử thiết bị thông tin, kinh doanh các dịch vụ truyền thống: khảo sát thiết kế, xây lắp các công trình thông tin, xuất nhập khẩu các thiết bị viễn thông và dịch vụ bưu chính 1989-1995: đây là thời kỳ sơ khai, hình thành, trải qua trên 28 năm xây dựng và phát triển, qua nhiều lần chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động. VIETTEL đến nay có khoảng 50.000 CBCNVtrong đó có khoảng hơn 10.000 nhân viên/10 nước VIETTEL đang đầu tư. Năm 2016, VIETTEL đạt doanh thu 226.558 tỷ đồng và đạt lợi nhuận trước thuế 43.200 tỷ đồng. VIETTEL có 6 Tổng công ty, 8 Công ty, 8 Trung tâm và 1 Viện nghiên cứu, 63 Chi nhánh VIETTEL Tỉnh và có 595 trung tâm huyện, và 10 Công ty ở 10 nước VIETTEL đang đầu tƣ tại 3 châu lục. VIETTEL có 4 trụ cột kinh doanh chính: viễn thông, công nghệ thông tin, đầu tƣ quốc tế và nghiên cứu sản xuất thiết bị. Với đặc thù là doanh nghiệp quân đội đi lên từ doanh nghiệp có nguồn vốn nhỏ, chƣa có tên tuổi trên thị trường trong nước và quốc tế đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, sau 10 năm (từ 2000 đến 2010) bước chân vào thị trường viễn thông doanh thu của VIETTEL tăng 20.000 lần. Trước những thành công của VIETTEL nhiều chuyên gia cho rằng VIETTEL là một “hiện tƣợng” và là hình mẫu để các doanh nghiêp để các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu và học hỏi, đặc biệt trong việc Việt Nam mở cửa đầu tư ra nước ngoài. Đề tài tập trung vào việc làm rõ vai trò của nền tảng phát triển tại VIETTEL. Từ đó đƣa ra những đề xuất, khuyến nghị nhằm góp phần

giúp VIETTEL tiếp tục duy trì, phát triển bền vững. Đề tài cũng đƣa ra một số khuyến nghị về nền tảng phát triển cho các doanh nghiệp khác tham khảo thông qua nghiên cứu trường hợp VIETTEL.

2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu

* Nguồn tài liệu thứ cấp

- Nghiên cứu kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình đã thực hiện về lĩnh vực nghiên cứu.

- Các tài liệu đã đƣợc công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Các số liệu đƣợc thu thập từ VIETTEL, và các Tổng Công ty, Công ty, trung tâm trực thuộc, thông tin trên mạng Internet.

* Nguồn số liệu sơ cấp

Thu thập các thông tin số liệu sơ cấp bằng các câu hỏi khảo sát 45 cán bộ và nhân viên đang làm việc tại VIETTEL chia làm 3 đối tƣợng: Lãnh đạo cấp Ban TGĐ Tập đoàn, Lãnh đạo các Phòng, Ban trong Tập đoàn, Ban Giám đốc Công ty con trực thuộc Tập đoàn. Những người được phỏng vấn là người trực tiếp tham gia xây dựng, điều hành và thực thi các chiến lƣợc, sử dụng nguồn lực, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và quản trị đơn vị thực thi.

Phạm vi về không gian và thời gian: Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi, tập trung vào Lãnh đạo cấp Ban TGĐ Tập đoàn, Lãnh đạo các Phòng, Ban trong Tập đoàn, Ban Giám đốc Công ty con trực thuộc Tập đoàn tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh nhằm thu thập số liệu phục vụ đề tài. Thời gian thực hiện Đề tài từ tháng 5/2017 đến tháng 10/2017.

* Thiết kế và chọn mẫu điều tra

Thiết kế bảng hỏi: Để thực hiện khảo sát nhằm thu thập thông tin phục vụ đề tài nghiên cứu, thiết kế bộ câu hỏi khảo sát tập trung vào thu thập các thông tin chính liên quan đến nền tảng phát triển doanh nghiệp (chi tiết bộ câu hỏi khảo sát trong phụ lục), tập trung vào 4 vấn đề lớn theo khung lý thuyết đã đƣợc tổng hợp tại chương I, bao gồm:

i) Chiến lƣợc phát triển ii) Nguồn lực phát triển iii) Tinh thần doanh nghiệp iv) Quản trị doanh nghiệp

* Chọn mẫu và thực hiện điều tra

Sau khi thiết kế xong bảng câu hỏi khảo sát, tiến hành gửi câu hỏi đến toàn bộ 45 đồng chí trong Ban TGĐ Tập đoàn, Lãnh đạo các Phòng, Ban trong Tập đoàn, Ban Giám đốc Công ty con trực thuộc Tập đoàn tại Hà Nội, Đà nẵng và TP Hồ Chí Minh. Đây là nhƣng nhà Lãnh đạo cấp cao và cấp trung của Tập đoàn VIETTEL.

2.2.3.Phương pháp và công cụ phân tích

* Thống kê mô tả

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phản ánh các chỉ tiêu về kết quả thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc thực hiện tại VIETTEL, tính toán các chỉ tiêu về tỷ lệ phần trăm, tổng hợp và phân tích tài liệu kết hợp phương pháp so sánh để làm sáng tỏ các quan điểm và giải pháp nhằm đƣa ra một số khuyến nghị về công tác quản trị của Công ty trên cơ sở nền tảng phát triển doanh nghiệp.

* Phương pháp phỏng vấn

Tại Tập đoàn, tác giả đã phỏng vấn sâu khoảng 10 người ở các cấp Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn, Giám đốc một số công ty con trực thuộc Tập đoàn, thời gian phỏng vấn 45-60 phút mỗi người. Người viết sử dụng hai bảng hỏi định hướng cho phỏng vấn. Các câu hỏi đều là câu hỏi mở, chỉ mang tính gợi mở vấn đề để người đƣợc phỏng vấn chia sẻ thông tin một cách thoải mái, tự nhiên nhất có thể.

* Tham dự cuộc họp

Người viết thường xuyên tham dự các cuộc họp của Tập đoàn như họp Giao ban tuần, tổng kết tháng, tổng kết quý, họp giao ban chuyên đề, họp nhóm dự án để tìm hiểu cách thông tin đƣợc truyền đạt, chia sẻ trong các cuộc họp.

* Quan sát trực quan

Quan sát là một phương pháp thu thập thông tin rất hiệu quả để có thể đánh giá môi trường làm việc, văn hóa của VIETTEL. Tại VIETTEL, người viết đều quan sát và ghi chép lại thông tin liên quan đến:

- Văn hóa của công ty, v.v.

- Thông tin trao đổi, đối thoại của người lao động trong công ty - Tinh thần doanh nghiệp

- Hình thức và giải pháp quản trị doanh nghiệp 2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

2.3.1. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp

- Sau tiến hành phỏng vấn cần phân loại các thông tin thu đƣợc theo từng mục nội dung.

- Kiểm chứng độ tin cậy của thông tin.

- Xem xét độ hợp lệ của thông tin đối với nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp

- Sau khi thu thập các tài liệu thứ cấp cần tiến hành phân loại theo các dạng - Tài liệu cung cấp các cơ sở lý thuyết

- Tài liệu có tính chiến lƣợc.

- Tài liệu báo cáo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

- Tài liệu tham khảo dạng hội thảo, hội nghị và các bài đánh giá, phân tích về công ty.

- Việc phân loại sẽ giúp đƣa ra những nội dung cơ bản của từng loại tài liệu để làm căn cứ phân tích.

- Tiến hành tổng hợp và so.

2.3.3. Cách phân tích dữ liệu và trình bày kết quả

- Đƣa ra các đánh giá tổng quát, đánh giá chung với các thống kê, mô tả.

- Đƣa ra các biểu đồ, đồ thị, hình vẽ minh họa dựa trên số liệu thu thập đƣợc.

- So sánh mối liên hệ giữa các đại lƣợng để đƣa ra những đánh giá sâu hơn và rút ra kết luận

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CỦA VIETTEL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nền tảng phát triển doanh nghiệp – Nghiên cứu trường hợp tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)