CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về VIETTEL
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của VIETTEL
Ngày 1 tháng 6 năm 1989, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) đƣợc thành lập, là tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (VIETTEL).
Năm 1995, VIETTEL là doanh nghiệp đƣợc cấp giấy phép kinh doanh dịch đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam
Tháng 2 năm 2003, đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Binh chủng Thông tin. Tháng 4 năm 2004, thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Năm 2009: VIETTEL trở thành Tập đoàn kinh tế, có mạng 3G lớn nhất Việt Nam. Năm 2009.VIETTEL nhận giải thưởng: Nhà cung cấp tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2009)
Năm 2010: Đầu tƣ vào Haiti và Mozambique. Số 1 tại Campuchia về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng. Thương hiệu Metfone của VIETTEL tại Campuchia nhận giải thưởng: Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường mới nổi (Frost & Sullivan Asia Pacific ICT Award 2010).
Năm 2010, chuyển đổi thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Năm 2011: Số 1 tại Lào về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng. Năm 2011, VIETTEL vận hành chính thức dây chuyền sản xuất thiết bị viễn thông hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.
Năm 2012-2013: Thương hiệu Unitel của VIETTEL tại Lào nhận giải thưởng nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2012)
Năm 2014-2015: Chính thức kinh doanh tại Peru (Bitel), Cameroon (Nexttel), Burundi (Lumitel), Tanzania (Halotel), mua lại Beeline tại Campuchia.
Năm 2017: Đầu tư vào thị trường Myanmar
Đến nay, VIETTEL là một trong những doanh nghiệp viễn thông có số lƣợng khách hàng lớn nhất trên thế giới. VIETTEL hiện là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam, đầu tƣ và kinh doanh tại 12 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân, gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam.
Năm 2016, VIETTEL đạt doanh thu 226.558 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 43.200 tỷ đồng, nộp ngân sách 40.396 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu của VIETTEL là 34,1%.
Hình 3.2: Chi nhánh và thương hiệu Viettel trên thế giới Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel Các thương hiệu
của Viettel
Các Chi nhánh của VIETTEL trên thế giới
Báo VietNamNet và tạp chí Thuế (Tổng cục Thuế) đã công bố VIETTEL là doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam năm 2012, 2014, 2015, năm 2016 xếp thứ 2.
Ngày 22/3/2017, theo công bố của mạng cộng đồng nghề nghiệp cấp quản lý Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đƣợc vinh danh là “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2016”.
Ngày 27/6/2017 theo giờ Việt Nam, tại San Francisco - Mỹ, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã trở thành doanh nghiệp Việt Nam duy nhất đón nhận chuỗi (06 giải) giải thưởng lớn của IT World Awards 2017.
Theo công bố từ website chính thức của Giải thường Kinh doanh Quốc tế 2016 (International Business Awards – IBA Stevie Awards), Metfone, Bitel và Lumitel (thương hiệu của Viettel tại Campuchia, Peru và Burundi) vinh dự đạt giải tại 4 hạng mục, lập kỷ lục nhiều danh hiệu nhất của Viettel trong khuôn khổ một giải thưởng quốc tế. Trong đó, Metfone nhận Giải Vàng hạng mục “Chiến dịch marketing của năm” và Giải Bạc hạng mục “Dịch vụ mới tốt nhất của năm”.
45 3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Hình 3.3. Mô hình cơ cấu tổ chức của VIETTEL (Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự VIETTEL)
ĐẢNG ỦY TẬP ĐOÀN
BAN TGĐ TẬP ĐOÀN
KHỐI CƠ QUAN
KHỐI PHỤ THUỘC
CTY SỞ HỮU 100%
CTY SỞ HỮU TRÊN 50%
KIỂM TOÁN
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
3.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ
Mô hình đươc tổ chức theo từng khối dựa theo chức năng nhiệm vụ riêng của từng đơn vị và thực hiện theo nghị quyết đảng ủy Tập đoàn VIETTEL. Hoạt động của VIETTEL thực hiện triệt để các nghị quyết đảng ủy đề ra, Ban Tổng Giám đốc có chức năng thừa hành thực hiện các nghị quyết của Đảng ủy. Hoạt động của Công ty ngoài cơ cấu tổ chức trên còn có hoạt động của tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên, phụ nữ) đƣợc tổ chức hoạt động tại tất cả các đơn vị trực thuộc Tập đoàn. Đối với người lao động, Tập đoàn và các đơn vị trực thuộc ban hành thỏa ƣớc lao động tập thể áp dụng từ năm 1997, hàng năm đều có sửa đổi bổ sung, lấy ý kiến, tổ chức hội nghị người lao đồng phù hợp với thực tế hoạt động của Tập đoàn.
Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn do Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng bổ nhiệm để điều hành mọi hoat động chung của Tập đoàn theo Nghị quyết của Đảng ủy. Giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc là các ban chuyên môn theo chức năng, các khối sản xuất phụ thuộc, khối sản xuất độc lập và các công ty con mà Tập đoàn sở hữu trên 50%
vốn điều lệ theo các lĩnh vực chuyên môn hóa. Trong phân cấp quản lý, giao quyền chủ động và trách nhiệm cho thủ trưởng các đơn vị huy động các nguồn lực trong điều kiện có thể để triển khai hiệu quả nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
3.1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Đảng ủy: Là cơ quan quyền lực cao nhất của Tập đoàn, quyết định các vấn đề liên quan đến nhânn sự cao cấp, kế hoạch, chiến lƣợc phát triển dài hạn của Tập đoàn.
Ban TGĐ Tập đoàn: là cơ quan quản lý cao nhất của Tập đoàn, đứng đầu là Tổng Giám đốc Tập đoàn. Thay mặt Ban TGĐ Tập đoàn điều hành Tập đoàn. Ban TGĐ Tập đoàn hoạt động tuân thủ theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, điều lệ của Tập đoàn và một số quy định khác của Bộ Quốc Phòng.
Các Phó Tổng giám đốc: thực hiện chỉ đạo và điều hành các mặt hoạt động của Tập đoàn theo phân công của Tổng Giám đốc.
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ.
Ban kế hoạch: Thay mặt Ban TGĐ Tập đoàn điều hành mọi mặt sản xuất kinh doanh, Tham mưu với Ban TGĐ Tập đoàn xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế
hoạch và xây dựng ngành dọc kế hoạch của Tập đoàn; Tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh;
Ban Kế toán - Tài chính: Tham mưu, tư vấn và quản lý các lĩnh vực: Tài chính - kế toán; Công tác quản lý tài chính; Công tác quản lý chi phí và giá thành;
Công tác thống kê và phân tích liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán; Công tác phát triển và đầu tƣ xây dựng; Công tác kiểm tra; Công tác lập báo cáo tài chính và lưu trữ chứng từ kế toán.
Ban Tổ chức - Nhân lực: Tham mưu, tư vấn và quản lý các lĩnh vực: Quản trị nhân sự; Công tác tổ chức; Công tác tuyển dụng và đào tạo; Công tác lao động tiền lương và chế độ chính sách.
Văn Phòng: Tham mưu, tư vấn và quản lý các lĩnh vực: Quản trị văn phòng;
Quản trị hành chính; Công tác bảo vệ nội bộ. đầu mối hợp tác chiến lƣợc với các đơn vị quân đội…
Ban Kỹ thuật: Tham mưu, tư vấn, quản lý, xây dựng các tiêu trí kỹ thuật, xây dựng bộ PKI về kỹ thuật, kiểm tra, đánh giá, đo lường các KPI của hệ thống mạng lưới viễn thông.
Phòng Kinh doanh: Tham mưu, tư vấn và quản lý, xây dựng chính sách, đánh giá hiệu quả kinh doanh, dự báo tình hình thị trường.
Ban Công nghệ thông tin: Xây dựng, ban hành chính sách về CNTT, xây dựng bộ chỉ số CNTT cho các đơn vị, chủ trì chỉ đạo các dự án CNTT lớn của Tập đoàn.
Ban Đầu tƣ: Quản lý đầu tƣ mua sắm của toàn Tập đoàn, xây dựng cơ chế chính sách, quy trình đầu tƣ mua sắm tổ chức đấu thầu các dự án lớn ký hợp đồng mua sắm phục vụ SXKD, phát triển hạ tầng mạng lưới, đầu tư nước ngoài của Tập đoàn.
Ban Đầu tư tài chính: Tham mưu với Ban TGĐ Tập đoàn thực hiện tìm kiếm cơ hội đầu tư, mua bán sát nhập các doanh nghiệp viễn thông tại các nước mà Tập đoàn có kế hoạch đầu tƣ.
Ban Kế toán quản trị: Tư vấn, tham mưu với Ban TGĐ Tập đoàn đưa ra tất cả các thông tin kinh tế đã được đo lường xử lý và cung cấp cho ban Tổng Giám đốc để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp cân nhắc và quyết định lựa chọn một trong những phương án đầu tư có hiệu quả kinh tế cao nhất.
Ban Pháp chế: có chức năng và nhiệm vụ đảm bảo về mặt pháp lý cho hoạt động của Tập đoàn cụ thể là hoạt động của các phòng ban khác và các Công ty trực thuộc Tập đoàn quản lý. Tham mưu về mặt pháp lý, bảo mật, an ninh nội bộ cho Ban TGĐ Tập đoàn về quy định pháp luật, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực kinh doanh, các vấn đề về luật thuế, luật lao động.
Ban Quản lý tài sản: Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc Tập đoàn trong công tác hoạch định kế hoạch và triển khai công việc của ban quản lý hạ tầng, TS- CCDC, sử dụng hiệu quả hạ tầng, TS-CCDC. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống các quy chế hành chính, quy trình quản lý hạ tầng, TS-CCDC. Đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị trong Tập đoàn.
Ban Nghiên cứu sản xuất: Tham mưu cho Ban TGĐ Tập đoàn về cơ chế, chính sách đầu tƣ, nghiên cứu sản xuất các loại thiết bị viên thông, thiết bị quân sự.
Quản lý, chỉ đạo điều hành các Công ty, Viện Nghiên cứu sản xuất thiết bị, đầu mối hợp tác chiến lƣợc với các nhà cung cấp, đơn vị quân đội ký kết hợp đồng, thỏa thuận hợp tác cả trong nước và nước ngoài
Ban Thanh tra kiểm toán: Thực hiện thanh tra kiểm toán toàn diện tất cả các mặt của các đơn vị mà Tập đoàn quản lý.
Ban truyển thông: Thực hiện truyền thông nội bộ, là đầu mối phát phát ngôn, cung cấp thông tin, trả lới báo chí. Xây xựng văn hóa Tập đoàn, hình ảnh người VIETTEL.
Ban Xây dựng: Thực hiện xây dựng chính sách, đầu tƣ xây dựng cơ bản của Tập đoàn, kiểm tra thẩm định các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản trong toàn Tập đoàn.
Ban Xúc tiến đầu tư nước ngoài: Tìm kiếm, đánh giá, và tính toán hiệu quả các dự án đầu tư nước ngoài của VIETTEL. Thực hiện các thủ tục cấp phép, xin phép đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn.
Cơ quản chính trị: Tham mưu cho Ban TGĐ các mặt về Công tác Đảng công tác chính trị, quy trì nền nếp, tác phong quan đội, xây dựng cơ chế chính sách đối với cácn bộ cao cấp, thực hiện tạo nguồn quy hoạch cán bộ cấp cao của Tập đoàn.
Thực hiện tuyên truyền các cơ chế, chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc Phòng và của Tập đoàn.
3.1.4. Quy trình công nghệ, sản phẩm chính của Công ty 3.1.4.1. Sản phẩm, dịch vụ chính của Công ty
Dịch vụ Viễn thông, công nghệ thông tin, Phần mềm CNTT, phần mềm viễn thông, mạng core, mạng lõi, giải pháp thương mại điện tử. Chương trình phát thanh, truyền hình Quốc Phòng an ninh, dịch vụ bưu chính, chuyển phát, logistic. Nghiên cứu, sản xuất các loại thiết bị viên thông, công nghệ thông tin, hạ tầng mạng lưới viễn thông, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông.
Sản phẩm, dịch vụ có liên quan: các loại sản phẩm thương mại, phân phối, bán lẻ vật tƣ, thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông. Tài chính, ngân hàng, bất động sản. Đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở trong nước và nước ngoài của Tập đoàn.
3.1.4.2. Trình độ công nghệ của Công ty
VIETTEL đã đầu tƣ lớn ngay từ đầu, với hạ tầng mạng rộng khắp, cùng công nghệ mới nhất, tạo ra cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông. Không chỉ thế, VIETTEL còn triển khai đầu tƣ thần tốc, giúp rút ngắn thời gian hoàn vốn;
đi kèm là cách làm kinh doanh khác biệt, tạo ra sự bùng nổ về số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ ngay khi khai trương. Phát biểu tại buổi làm việc với Tập đoàn VIETTEL ngày 7/7/2017, Bộ trưởng KHCN đánh giá cao, cách tiếp cận của VIETTEL với khoa học công nghệ là trở thành người dẫn dắt và tạo ra công nghiệp phụ trợ chứ không cố làm các sản phẩm phụ trợ. “VIETTEL là đơn vị có vai trò dẫn dắt về công nghệ, trở thành một thể hiện sinh động kết hợp hài hòa giữa kinh tế và quốc phòng”.
Mạng lưới của VIETTEL đã đầu tư hạ tầng mạng lưới viễn thông tại 11 quốc gia và phục vụ tập khách hàng hơn 140 triệu dân trên toàn thế giới từ Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ.
VIETTEL là một trong những nhà mạng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. VIETTEL sở hữu 99.500 trạm GSM (gồm trạm BTS 2G, 3G node B và 4G), cùng hơn 365.000 km cáp quang.
Hình 3.4: Trung tâm cơ sở dữ liệu Viettel IDC Nguồn: Công ty Viettel IDC
VIETTEL đã chứng minh năng lực của mình thông qua thành công của các công ty con khi hầu hết các công ty này đều giữ vị trí hàng đầu trong thị trường viễn thông về lƣợng thuê bao, doanh thu, cơ sở hạ tầng. Ví dụ nhƣ Metfone tại Campuchia, Telemor tại Đông Timor hoặc Movitel tại Mozambique.
Năm 2008: VIETTEL nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới . Năm 2009: VIETTEL được Tổ chức nghiên cứu thị trường Frost and Sullivan trao tặng giải Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của năm tại thị trường mới nổi. Giải Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các thị trường đang phát triển –World Communications Awards.
Ngày 30/05/2014: VIETTEL được trao giải bạc Giải thưởng Stevie Châu Á – Thái Bình Dương với dịch vụ Tổng đài tiếng dân tộc cho hạng mục “Dịch vụ khách hàng mới của năm” tại Seoul (Hàn Quốc). Ngày 10/10/2014: Giải thưởng Kinh doanh quốc tế (International Business Awards –Stevie Awards).
Năm 2015: Tháng 10/2015, Giải thưởng Kinh doanh quốc tế (International Business Awards –Stevie Awards).
Năm 2016: Tháng 5/2016, Giải thưởng CNTT Thế giới – IT World Awards.
Ứng dụng chuyển tiền BankPlus nhận Giải Vàng tại hạng mục “Sản phẩm triển khai tốt nhất tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”. Giải pháp tính cước và chăm
sóc khách hàng 2.0 (BCCS 2.0) và Hệ thống chặn tin nhắn rác Anti-spam (Antispam SMS) nhận Giải Đồng tại hạng mục “Sản phẩm và dịch vụ viễn thông tốt nhất”.
3.1.5. Sứ mệnh
Sứ mệnh: Sáng tạo vì con người
Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
VIETTEL cam kết tái đầu tƣ lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội đặc biệt là các chương trình phục vụ cho y tế, giáo dục và hỗ trợ người nghèo. Cụ thể:
Chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới” Viettel mua bò tặng đồng bào nghèo biên giới thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn quốc gia.
24.000 là số lƣợng bò cái sinh sản trao tặng cho các gia đình thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn quốc gia tại 11 tỉnh biên giới phía Bắc từ năm 2014 đến 2016.
360 tỷ là số tiền Viettel mua 24.000 con bò cái sinh sản để trao tặng cho các hộ gia đình nghèo tại 11 tỉnh biên giới.
Hình 3.5. Bò tặng nông dân (Nguồn: Viettelfamily.com.vn)
“Internet trường học” là hương trình cung cấp miễn phí vĩnh viễn đường truyền Internet băng rộng cho các cơ sở giáo dục toàn quốc, hướng tới đưa ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào mọi mặt hoạt động của ngành giáo dục; với tiêu chí đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai.
30.593 cơ sở giáo dục trên cả nước đã được kết nối và nâng cấp Internet từ năm 2008 tới năm 2013. Hơn 25 triệu giáo viên, học sinh, sinh viên cả nước được tiếp cận với Internet thông qua chương trình “Kết nối mạng giáo dục”, đưa tổng số người dùng internet ở Việt Nam lên 34 triệu, góp phần đưa Việt Nam vào Top 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới.
Viettel đầu tƣ 500 tỷ đồng từ năm 2008 đến năm 2010 để duy trì thực hiện chương trình “Kết nối mạng giáo dục”. 100 tỷ đồng chi phí thường xuyên cho từng năm để thực hiện chương trình “Kết nối mạng giáo dục” trong giai đoạn 2008-2013.
46.000 cơ sở giáo dục và trường học trong cả nước được Viettel kết nối Internet băng siêu rộng bằng cáp quang đến năm 2015.
Hình 3.6. Lớp học internet Viettel tài trợ (Nguồn: Ban truyền thông)
Hỗ trợ các huyện nghèo 30a: Viettel hỗ trợ 3 huyện là huyện Bá Thước (Thanh Hóa), huyện Mường Lát (Thanh Hóa), huyện Đakrông (Quảng Trị). Đối tƣợng hỗ trợ: hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
6 tỷ đồng là chi phí đầu tƣ bình quân hàng năm hỗ trợ cho từng huyện giai đoạn 2014-2016. 87 tỷ đồng là tổng kinh phí đã hỗ trợ cho 3 huyện nghèo (Bá Thước, Mường Lát - Thanh Hóa; Đakrông - Quảng Trị) giai đoạn 2009-2013. 5.946 là số hộ nghèo đƣợc hỗ trợ xóa nhà tạm, làm nhà mới để đồng bào có nơi ở tốt hơn, từng bước ổn định cuộc sống trong giai đoạn 2009-2015.
“Trái tim cho em” là chương trình hỗ trợ kinh phí phẫu thuật cho trẻ em dưới 16 tuổi bị tim bẩm sinh trên toàn lãnh thổ Việt Nam.