CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI
2.2. Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ của Trường
2.3.2. Phân tích môi trường vi mô
Khách hàng
Khách hàng của trường chủ yếu là khách hàng trong nước. Khách hàng gồm các cá nhân và tổ chức; Người học và cha mẹ học sinh (học sinh vừa tốt nghiệp PTTH, người lớn có nhu cầu đào tạo); Thị trường lao động, các chủ doanh nghiệp.
Trong môi trường giáo dục đã có nhiều thay đổi, khách hàng phải được coi là trọng tâm, đó là cơ hội cũng là thách thức cho nhà trường để nắm bắt được khách hàng.
Các đối thủ cạnh tranh
Hiện tại các trường ngoài tập trung thực hiện nhiệm vụ chung, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, đã có sự cạnh tranh nhau về số lƣợng học sinh sinh viên. Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 25 trường cao đẳng nghề, trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội là trường được hình thành từ lâu đời nhất, cũng là trường đối thủ lớn nhất với Trường CĐN CNC Hà Nội hiện nay. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh giữa các trường học ở Việt Nam chưa đến hồi quyết liệt, các cơ sở đào tạo
không chính quy phát triển rất mạnh và ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người học.
Nếu không muốn trở thành người chiến bại thì nhà trường phải có tầm nhìn chiến lƣợc và có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Đối thủ cạnh tranh tiểm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các trường, các trung tâm, các cơ sở đào tạo nghề hiện nay không có xu hướng cạnh tranh nhưng có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Các trường, trung tâm có xu hướng đào tạo nghề theo sự thoả thuận của BLĐTBXH tại Công văn số 2229/LĐTBXH-TCDN ngày 05/07/2010 và Bộ Giáo dục đào tạo tại Công văn số 4808/BGDĐT-GDTX ngày 13/08/2010 đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thực hiện một số công việc cụ thể nhƣ sau:
- Bổ sung nhiệm vụ dạy nghề cho các Trung tâm GDTX ở những huyện chƣa có TTDN hoặc có TTDN nhưng chưa đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của địa phương;
- Bổ sung thêm nhiệm vụ hướng nghiệp cho Trung tâm GDTX và nhiệm vụ GDTX cho Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp;
- Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho những trung tâm đƣợc giao nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Chỉ đạo việc dạy văn hoá kết hợp với dạy nghề cho đối tƣợng có bằng tốt nghiệp THCS nhằm tạo điều kiện cho người học vừa hoàn thành chương trình bổ túc THPT và chương trình trung cấp nghề.
Việc liên kết đào tạo bằng nhiều hình thức với các trường đại học, học viện, cao đẳng trong nước và nước ngoài của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố cũng đang trở thành những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn vì mang lại hiệu quả trực tiếp cho người học. Điều này cũng là các nguy cơ đối với nhà trường trong quá trình phát triển.
Ngoài ra, xu thế hội nhập mang lại một nguy cơ khác đối với Nhà trường, đó là du học tự túc. Điểm hạn chế lớn nhất và duy nhất của duy học tự túc có lẽ là chi phí quá cao. Nếu trương tương lai, các trường nước ngoài có chính sách tài chính khả thi nhằm hạ thấp chi phí du học hoặc các trường này có chính sách hỗ trợ việc làm thêm cho các du học sinh thì phong trào du học thực sự là một nguy cơ đối với nền giáo dục trong nước.
Nhà cung cấp
Với mục tiêu đào tạo của Trường là đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật phục cho sự nghiệp phát triển kinh tế của thành phố và các vùng lân cận.
- Thị trường mục tiêu: là Hà Nội và các vùng lân cận.
- Đối tượng tuyển sinh: đối tượng đào tạo của Trường bao gồm:
+ Tuyển sinh theo yêu cầu của xã hội: Đối tƣợng này bao gồm các học sinh tốt nghiệp các trường THPT, BTTHPT, THCS với thí sinh tự do; các cán bộ viên chức đang công tác tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có nhu cầu học tập nâng cao trình độ tại các bậc học khác nhau.
+ Tuyển sinh theo liên kết đào tạo: Đối tƣợng tham gia học tập thuộc diện này bao gồm các cán bộ đương nhiệm tác các vị trí khác nhau thuộc địa bàn một huyện/thị nào đó, đƣợc cử đi tham gia học các lớp đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn tại địa phương.
Sản phẩm thay thế
Hiện nay, nhiều dịch vụ sử dụng công nghệ mới cũng đƣợc các đơn vị sử dụng làm phương tiện cạnh tranh như: Băng đĩa tự học, thư viện điện tử, tài liệu điện tử, tƣ vấn qua mạng, ... Các dịch vụ thay thế sẽ trở thành áp lực đến hoạt động đào tạo của trường.