CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG, TỈNH LẠNG SƠN
4.1. Những định hướng chiến lược phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn
Trên cơ sở đánh giá đúng về tiềm năng và lợi thế, Lạng Sơn đã định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong đó tập trung và các lĩnh vực mũi nhọn, đột phá trong khâu thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là thương mại, dịch vụ và KKTCK. Ở đây kinh tế cửa khẩu là khâu trọng điểm nhất.
Nhằm phát huy triệt để lợi thế kinh tế cửa khẩu, đón đầu xu thế hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc, Lạng Sơn đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án xây dựng KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 55/2008/QĐ–TTg ngày 14/10/2008 cho phép thành lập “Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn”.
Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, tiếp tục khẳng định vị thế của Lạng Sơn trong chiến lược phát triển của khu vực và cả nước. KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn với nhiều cơ chế, chính sách ƣu đãi, đặc thù sẽ là động lực quan trọng, là khâu đột phá để Lạng Sơn bứt phá lên, phát triển nhanh và bền vững. Để thực hiện mục tiêu chiến lƣợc này, Lạng Sơn tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đề án xây dựng KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn hoàn thành các dự án quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn đến năm 2020.
Phát triển thương mại, Khối lượng và kim ngạch hàng hoá XNK.
Tăng khối lƣợng, chủng loại hàng hóa, cơ cấu hàng hoá chuyển dần từhàng hoá nông nghiệp, công nghiệp chất lƣợng thấp, chƣa chế biến sang chấtlƣợng cao, đã đƣợc chế biến. Đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn
và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở đó giảm dần chênh lệch trong cán cân thương mại giữa hai nước. Tỷ trọng của kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn trong GDP toàn tỉnh đến năm 2015 chiếm khoảng 58,6% và đến năm 2020 chiếm khoảng 69,3%. (Bảng 4.1).
Bảng 4.1: Dự báo khối lƣợng và kim ngạch hàng hoá XNK qua cửa khẩu Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn
Đơn vị: %
Chú giải: - KL: khối lượng. - TT: tăng trưởng
(Nguồn: Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn, năm 2010) Thương mại nội địa
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường trong các KKTCK tăng bình quân 20 - 23%/năm. Tập trung đẩy mạnh phát triển các hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, đại lý, cửa hàng tại các khu đô thị, khu cửa khẩu. Đồng thời phát triển hệ thống bán lẻ, bán hàng lưu động và thu mua nông sản tại các trung tâm xã khu vực nông thôn.
Phát triển du lịch
Xây dựng các khu, điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch với các sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch văn hoá tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch mua sắm v.v... Tiếp tục đầu tƣ nâng cấp các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, tăng cường đào tạo
nguồn nhân lực nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch. Hình thành các tuyến du lịch từ khu KTCK đến các tuyến, điểm, khu du lịch khác trong nước và quốc tế như: TP Lạng Sơn - Quảng Ninh, Lạng Sơn - Hải Phòng... vàtuyến TP Lạng Sơn - Nam Ninh, Bắc Hải - Quảng Tây. (Bảng 4.2)
Bảng 4.2: Dự báo lượng người xuất nhập cảnh theo thời gian ĐVT : %
Chú giải: - SL: Số lượng. - TT: tăng trưởng
(Nguồn: Ban quản lý KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn năm 2010) Phát triển các lĩnh vực khác
Tập trung cải cách khâu lưu thông hàng hoá, thu hút mạnh mẽ các hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. Phát triển các dịch vụ phụ trợ cho các hoạtđộng xuất khẩu nhƣ: phát triển các ngành dịch vụ vận tải, kho ngoại quan, bưu chính viễn thông, dịch vụ tư vấn, thông tin… xây dựng, hiện đại hóa các trung tâm thương mại, hệ thống chợ nội địa, chợ khu vực cửa khẩu, trung tâm hộichợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩuvới sự tham gia của mọi thành phần kinh tế.
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, giữ vững thị trường xuất nhập khẩu hiện có, tiếp tục khai thác những thuận lợi trong quan hệ hợp tác quốc tế, nhất là với Trung Quốc để mở rộng thị trường. Tổ chức nguồn hàng xuất khẩu ổn định tạo ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hướng nhập khẩu vào mục đích phục vụ sản xuất và tiêu dùng ở địa phương.
Các vấn đề văn hoá - xã hội được giải quyết tốt, môi trường tự nhiên đƣợc bảo vệ, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, chính trị ổn định, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Những định hướng trước mắt bao gồm:
Một là, tập trung làm xong quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong Khu kinh tế làm căn cứ để triển khai đầu tƣ và kêu gọi đầu tƣ.
Hai là, cụ thể hóa các chính sách ƣu đãi về đầu tƣ, tài chính, thuế, tín dụng, ngân hàng, đất đai, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đào tạo nguồn nhân lực cho Khu kinh tế.
Bà là, đẩy mạnh phát triển công nghiệp của KKTCK theo hướng nâng cao chất lƣợng, sức cạnh tranh và hiện đại hóa. Di chuyển các sơ sở công nghiệp trong thành phố, thị trấn, gần khu dân cƣ không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường và các khu, cụm công nghiệp tập trung.
Bốn là, trong chiến lƣợc phát triển, Lạng Sơn cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu đô thị hiện có, đồng thời nghiên cứu quy hoạch một số khu đô thị mới trong phạm vi KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn và gắn với các KCN.
Năm là, huy động mọi nguồn lực để đầu tƣ kết cấu hạ tầng KKTCK và các khu vực cửa khẩu, nhất là hệ thống giao thông, cấp thoát nước, điện, bến bãi, tiếp tục quan tâm đầu tƣ hạ tầng khu vực các xã đặc biệt khó khăn, vùng xa, vùng biên giới.
Sáu là, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục – đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của KKTCK. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội.
Bảy là, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. Các chính sách về hỗ trợ
phát triển nông lâm nghiệp, phát triển doanh nghiệp, chính sách đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chính sách đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ.
Với những phương hướng, chiến lược đó, KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn sẽ trở thành khu kinh tế tổng hợp, trong đó có khu mậu dịch, gia công biên giới Đồng Đăng - Lạng Sơn (khu phi thuế quan, khu công nghiệp, khu trung chuyển hàng hoá...) giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ, các ngành kinh tế khác và phát triển các khu đô thị. Sẽ là điểm sáng phát triển trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc, giữ vai trò trọng yếu là đầu mối giao lưu quan trọng của tuyến hành lang kinh tế và vành đai kinh tế ven vịnh Bắc bộ, góp phần mở rộng thị trường thông thương và trung chuyển hàng hoá từ Trung Quốc – Asean và ngƣợc lại.