Thúc đẩy quá trình hoạt động và thực hiện tốt việc quản lý các ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng, tỉnh lạng sơn (Trang 92 - 98)

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG, TỈNH LẠNG SƠN

4.2. Các giải pháp cơ bản góp phần phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn

4.2.4. Thúc đẩy quá trình hoạt động và thực hiện tốt việc quản lý các ngành

Đồng thời với việc hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng của KKTCK thì việc thúc đẩy sự ra đời hoặc hoàn thiện các ngành kinh tế và đƣa chúng vào hoạt động theo các mục tiêu của dự án trở nên bức thiết và là nhiệm vụ căn bản bảo đảm cho sự ra đời của KKTCK. KKTCK là một khu kinh tế đặc thù, không chỉ vừa tổ chức các hoạt động kinh tế trực tiếp gắn hoạt động kinh tế của quốc gia với các nước láng giềng từ đó gắn phân công lao động trong nước với quốc tế, mà còn phải bảo đảm ngoại giao và an ninh đất nước, do đó phải tận dụng lợi thế quốc gia để phát triển các ngành kinh tế.

4.2.4.1. Khai thác triệt để lợi thế về kinh tế cửa khẩu để phát triển thương mại Với mục tiêu phát triển KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn trở thành một trung tâm xuất nhập khẩu của Đông Bắc Bộ và phía Tây Trung Quốc, vùng Đông Âu và Tây Âu. Hướng tới xây dựng Đồng Đăng - Lạng Sơn thành trung tâm giao dịch thương mại, bán buôn, bán lẻ, trung tâm xuất nhập khẩu, một trung tâm xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn của vùng Đông Bắc Bộ, có vai trò quan trọng trong cả nước.

Từ mục tiêu phát triển ngành thương mại của KKTCK giải pháp khả thi để ngành này phát triển tập trung vào các biện pháp cụ thể sau:

- Đa dạng hóa các hoạt động thương mại phục vụ sản xuất và đời sống dân cư, ưu tiên phát triển các loại hình thương mại xuất khẩu, chuyển khẩu ủy thác, tạm nhập tái xuất, các dịch vụ xúc tiến thương mại, hỗ trợ mua bán hàng hóa..., khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

- Xây dựng khu phi thuế quan hiện đại gắn với khu mậu dịch tự do.

- Xây dựng một trung tâm thương mại tầm cỡ khu vực có chức năng vừa là các trung tâm giao dịch thương mại (nơi cung cấp các dịch vụ trưng bày,

triển lãm, thông tin, nguồn hàng, đối tác và cơ hội đầu tư, thương lượng ký kết hợp đồng...) vừa là nơi cung cấp mặt bằng cho các văn phòng đại diện, trụ sở doanh nghiệp, công ty.

- Xây dựng trung tâm thông tin tƣ vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp, đây sẽ là nơi diễn ra các hoạt động tƣ vấn, các giao dịch giữa các doanh nghiệp, giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp, giữa các đối tác trong và ngoài nước về thị trường hàng hoá, dịch vụ, công nghệ, nhân lực, vốn.

- Hoàn thiện mạng lưới bán buôn và bán lẻ hàng hoá, dịch vụ bằng cách xây dựng hoàn chỉnh, hiện đại hệ thống chợ cửa khẩu, tại trung tâm xây dựng một số siêu thị lớn, hiện đại, quy mô khoảng 5.000 m2 - 7.000 m2 (kết hợp với các văn phòng đại diện, xúc tiến thương mại và đầu tư). Xây dựng các chợ đầu mối, các siêu thị với quy mô phù hợp tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và các khu dân cƣ tập trung. Xây dựng hệ thống chợ tại các đầu mối giao thông và các cụm dân cƣ nông thôn để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của nhân dân. Xây dựng hệ thống kho đầu mối thông dụng, khongoại quan tại khu phi thuế quan và Khu cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng với quy mô, công suất đủ đáp ứng nhu cầu bảo quản, lưu kho, lưu bãi và chuyển khẩu, quá cảnh hàng xuất nhập khẩu.

4.2.4.2. Tập trung các nguồn lực phát triển và hoàn thiện các ngành dịch vụ bảo đảm cho khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn đi vào hoạt động thuận lợi.

Các ngành dịch vụ đảm bảo cho sự hoạt động của toàn bộ KKTCK chiếm vị trí quan trọng hàng đầu bởi lẽ chúng là điều kiện thiết yếu cho sự hoạt động của toàn bộ các bộ phận khác nhau trong KKTCK. Do đó, song song với phát triển thương mại cần tập trung phát triển một số ngành như: Dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi, dịch vụ xuất nhập khẩu, tài chính - ngân hàng, bưu chính - viễn

thông... thành các ngành kinh tế mũi nhọn. Đảm bảo đến năm 2020 ngành dịch vụ cùng với công nghiệp chiếm trên 80% giá trị sản xuất của KKTCK. Do đó tập trung vào phát triển các ngành dịch vụ cụ thể nhƣ sau:

Một là, dịch vụ trung chuyển hàng hoá và vận tải đường bộ, đường sắt.

Trong tương lai việc đầu tư phát triển khu liên hiệp cửa khẩu quốc tế đường bộ Hữu Nghị và đường sắt ga Đồng Đăng (gồm tổng hợp khu kho ngoại quan, khu trung chuyển, bốc xếp container...) sẽ tạo cơ hội rất lớn để KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn phát triển. Các dịch vụ vận tải, trung chuyển hàng hoá sẽ trở thành ngành kinh tế chủ lực, đƣa Lạng Sơn trở thành một trung tâm kinh tế cửa khẩu lớn của vùng Đông Bắc Bộ.

Hướng phát triển đến năm 2020 là “Phát triển dịch vụ vận tải và các dịch vụ liên quan trực tiếp đến giao nhận, vận chuyển hàng hoá và kho bãi”

Sắp xếp và quản lý có hiệu quả các phương tiện vận tải, phát triển mới các phương tiện vận tải hiện đại như đầu kéo container, xe du lịch cỡ lớn... Muốn vậy cần phải:

- Đơn giản hoá thủ tục liên quan đến tàu, phương tiện vận tải và hàng hoá, hợp lý hoá quản lý.

- Sớm nâng cấp ga cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và xây dựng hiện đại hoá cửa khẩu đường bộ quốc tế Hữu Nghị Quan để có thể phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ nhƣ dịch vụ giao nhận và kiểm đếm hàng hoá, dịch vụ bốc dỡ hàng hoá, kho bãi, xuất nhập khẩu, chuyển khẩu quá cảnh...

Hai là, tài chính ngân hàng. Trên thực tế, lượng hàng và tiền lưu chuyển qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn rất lớn, trong khu vực xây dựng KKTCK có điểm riêng nổi bật là rất nhiều thương nhân Việt Nam và Trung Quốc thực hiện thu đổi ngoại tệ biên giới và luân chuyển tiền có hiệu quả. Do đó Xây dựng Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành trung tâm giao dịch tài chính - ngân hàng của tỉnh Lạng Sơn là hoàn toàn phù hợp.

Hướng phát triển trong tương lai là:

- Tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng nước ngoài thành lập các chi nhánh, trong đó đặc biệt là chi nhánh của các tập đoàn ngân hàng lớn trên thế giới. Khuyến khích phát triển mạnh mẽ các hình thức ngân hàng cổ phần, tín dụng ngoài quốc doanh để phát triển các dịch vụ tiền tệ. Từng bước hình thành thị trường vốn sôi động, có hiệu quả đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn của các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh.

- Mở rộng và phát triển đa dạng các dịch vụ tiện ích ngân hàng; phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Phát triển dịch vụ chứng khoán, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng: nhận gửi, cho vay, cho thuê tài chính, thanh toán và chuyển tiền, thế chấp và cam kết, giao dịch qua tài khoản, môi giới cho vay, quản lý tài sản...

- Mở rộng các loại dịch vụ bảo hiểm trong mọi lĩnh vực sản xuất, đời sống. Đặc biệt là dịch vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu.

Ba là, phát triển hệ thống thông tin liên lạc. Đƣa KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn thành trung tâm giao dịch viễn thông và hội nghị lớn của Lạng Sơn. Giải pháp cụ thể là :

- Phát triển mạng bưu cục, kiốt, điểm bưu điện, đại lý (đặc biệt là đại lý bưu điện đa dịch vụ).

- Xây dựng mạng lưới viễn thông hiện đại, đồng bộ và rộng khắp, cung cấp các dịch vụ đa dạng, chất lƣợng cao đạt tiểu chuẩn quốc tế. Liên doanh với nước ngoài xây dựng hệ thống viễn thông, trước hết ở các khu vui chơi giải trí, khách sạn cho người nước ngoài, các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp tập trung, các trụ sở của các doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn.

Bốn là, phát triển các dịch vụ khác. Phát triển có chọn lọc theo tiêu chuẩn quốc gia các ngành dịch vụ khác nhƣ tƣ vấn, khoa học công nghệ, kinh doanh tài sản, đầu tư, thị trường, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng công nghệ, y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, dịch vụ đô thị...

Đẩy mạnh thực hiện hợp tác chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo với Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc, hợp tác phát triển các lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Trước mắt, tập trung đầu tư có hiệu quả chương trình hợp tác phát triển khu mậu dịch gia công biên giới Đồng Đăng - Lạng Sơn và Bằng Tường – Sùng Tả (Quảng Tây – Trung Quốc) theo cam kết giữa lãnh đạo cấp cao 2 tỉnh.

Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 sẽ chú trọng đầu tƣ phát triển khu du lịch sau: Khu dịch vụ nhất nhị, tam thanh, thành nhà Mạc, khu du lịch Đèo Giang – Văn Vỉ, du lịch kinh tế cửa khẩu gắn kết phát triển khu du lịch núi Mẫu Sơn. Khu vực Đồng Đăng - Lạng Sơn gắn liền với các KKTCK, khu Ải Nam Quan, quần thể di tích tín ngƣỡng Đền Mẫu - Đồng Đăng, khu nhất nhị tam thanh và khu Hồ sinh thái Nà Tâm (thành phố Lạng Sơn), khu kinh tế này nằm ở trung tâm nối các trục đường 4b lên chiến khu Việt Bắc, trục đường 1b lên căn cứ ATK Định Hoá... do đó KKTCKnày rất thuận lợi trong liên kết phát triển du lịch. Trong những năm tới, cần phát huy các tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch trong khu vực và vùng phụ cận để phát triển đa dạng các loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch độc đáo. Thị trường khách du lịch của Lạng Sơn và KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là Trung Quốc, các nước Asean. Dự kiến sẽ phát triển các sản phẩm du lịch sau:

- Du lịch sinh thái

- Du lịch leo núi, cắm trại, thăm các hang động, danh thắng.

- Du lịch văn hóa, thăm các di tích lịch sử cách mạng, lễ hội.

- Du lịch nghỉ dƣỡng.

- Du lịch công vụ, hội nghị, hội chợ, triển lãm...

- Du lịch đường thuỷ trên sông Kỳ Cùng gắn với nhà máy Thuỷ điện Khánh Khê.

Sẽ kết nối, hình thành các tuyến du lịch từ KKTCK đến các điểm du lịch của tỉnh nhƣ khu du lịch Nhất nhị tam thanh, khu du lịch Mẫu Sơn, Khu sân golf – Hoàng Đồng và Khu sinh thái Hồ Nà Tâm... Ngoài ra, cũng sẽ kết nối điểm du lịch KKTCK Đồng Đăng, tỉnhLạng Sơn với các điểm, trung tâm du lịch của vùng Đông Bắc như Vịnh Hạ Long, di tích lịch sử đường 4, chiến khu Việt Bắc, căn cứ ATK Định Hoá.

Nhƣ vậy, để KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn thành một điểm du lịch quan trọng trong tuyến du lịch đông bắc bộ và cả nước. Cần đầu tư phát triển du lịch theo các hướng chủ yếu: Phát triển kết cấu hạ tầng du lịch gồm khách sạn, các dịch vụ phục vụ khách, tổ chức các hoạt động lễ hội để thu hút khách.

Dành vốn ngân sách Nhà nước tập trung cho tu bổ các di tích lịch sử và nâng cao tính đồng bộ giữa các công đoạn trong quy trình du lịch, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Đồng Đăng - Lạng Sơn với cả nước và quốc tế, đồng thời tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về dịch vụ du lịch, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin vào phát triển du lịch, kết hợp hài hoà giữa bảo vệ tài nguyên môi trường với phát triển kinh tế và xã hội, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng, tỉnh lạng sơn (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)