Vai trò, nguyên tắc và mục tiêu quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế tại chi cục thuế quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 20 - 24)

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ

1.2.3 Vai trò, nguyên tắc và mục tiêu quản lý thuế

Nhƣ đã biết thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Trong quản lý thu NSNN thì việc đảm bảo quản lý thu thuế là quan trọng nhất và mang tính quyết định, điều đó xuất phát từ vai trò của QLT:

- Thứ nhất, Quản lý thuế quyết định trong việc đảm bảo nguồn thu từ thuế được tập trung chính xác, kịp thời, thường xuyên, ổn định vào NSNN

Công tác QLT hiệu quả, đảm bảo đƣợc các yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân thì việc thu thuế đƣợc tiến hành một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Nguồn thu từ thuế kịp thời, ổn định góp phần phát triển kinh tế xã hội bởi nhà nước có đủ kinh phí để chi trả cho những mục tiêu của mình, phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích xã hội. Vì vậy, QLT sẽ đảm bảo đƣợc các nguồn thu đƣợc thực hiện hiệu quả, tập trung một lƣợng lớn nguồn thu vào NSNN.

- Thứ hai, Quản lý thuế góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng như các quy định về quản lý thuế

Thông qua công tác QLT có thể có những yêu cầu phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế nhƣng cũng có những quy định không khả thi. Quản lý là quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý.

Thông qua quản lý, chủ thể hay các cơ quan quản lý có thể hiểu đƣợc đối tượng quản lý của mình, từ đó có những phương pháp phù hợp để tác động lên đối tượng là những người nộp thuế, đạt được hiệu quả quản lý. Như vậy, QLT giúp hoàn thiện hơn các chính sách, pháp luật đã đề ra sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế, đảm bảo ổn định, công bằng xã hội.

- Thứ ba, Quản lý thuế làm phát huy việc kiểm soát và điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội

Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau, nhà nước có những sắc thuế khác nhau để kiểm soát sự tăng trưởng hay kìm hãm sự phát triển của hoạt động đó.

QLT cũng chính là quản lý trên những lĩnh vực mà nhà nước đánh thuế. Khi nền kinh tế trong thời kỳ lạm phát, nhà nước sẽ tăng thuế và cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế trong giai đoạn thiểu phát thì nhà nước sẽ giảm thuế và tăng chi tiêu chính phủ. Có thể nhận thấy, khi nhà nước tăng thuế sẽ làm giảm sự phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh và

khi giảm thuế thì các hoạt động này lại phát triển hơn. Nhƣ vậy, QLT sẽ kiểm soát và điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội.

1.2.3.2 Nguyên tắc quản lý thuế

Để hoạt động QLT đạt hiệu quả cần tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định. Cụ thể:

- Một là, Quản lý thuế phải tuân thủ đúng pháp luật

Tuân thủ đúng pháp luật là thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm đƣợc quy định trong Luật Quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo đó, cả người nộp thuế và người thực hiện quản lý phải tuân thủ theo những gì pháp luật quy định, không làm trái thẩm quyền của mình và làm theo trình tự, thủ tục nộp thuế.

- Hai là, Quản lý thuế phải đảm bảo tính hiệu quả

Cần phân biệt hiệu quả quản lý và hiệu năng trong QLT. Hiệu năng có thể đạt đƣợc mà không tính đến chi phí. Hiệu quả tức là số chi phí bỏ ra phải nhỏ hơn số lợi nhuận thu về. Trong QLT thì hiệu quả tức là số thu từ thuế đạt đƣợc lớn nhất nhƣng chi phí lại tiết kiệm nhất. Muốn chi phí tiết kiệm thì cần có một cơ chế quản lý tốt, một bộ máy gọn nhẹ để giảm thiểu những thủ tục rườm rà. Có như vậy mới có thể có được nguồn thu từ thuế lớn nhất và chi phí ít nhất.

- Ba là, Quản lý thuế phải thúc đẩy ý thức tuân thủ của người nộp thuế Việc QLT phải làm sao cho đảm bảo đƣợc các yêu cầu trong quản lý.

Đảm bảo đối tƣợng nộp thuế phải hoàn thành đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, không trốn thuế, tránh thuế. Quản lý nhằm hướng các đối tượng hiểu đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ của mình, giáo dục họ để đƣa các đối tƣợng tự ý thức bản thân và tuân thủ theo các quy định tại Luật quản lý thuế.

- Bốn là, Quản lý thuế phải theo nguyên tắc công khai minh bạch

Vì nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân nên mọi hoạt động của quản lý nhà nước đều phải được công khai cho toàn thể nhân dân biết.

Công khai trong quản lý thuế là công khai quy trình, thủ tục nộp thuế, thu thuế. Nếu công khai quy trình thu nộp thuế thì mọi người dân có thể nắm rõ đƣợc những việc cần phải làm và từ đó sẽ thuận lợi và giảm thiểu thời gian hơn trong nộp thuế. Việc công khai, minh bạch trong quản lý thuế có tác dụng tránh sự nhũng nhiễu của cán bộ thuế đối với người dân nộp thuế và tạo điều kiện cho người nộp thuế dễ dàng thực hiện nghĩa vụ của mình.

- Năm là, Quản lý thuế phải tuân thủ và phù hợp với các thông lệ quốc tế QLT không những đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong nước mà còn phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, tuân thủ các Hiệp định đã đƣợc ký kết nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Quản lý để tránh mắc phải những vi phạm chung đƣợc thỏa thuận tạo môi trường ổn định cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội.

1.3.2.3 Mục tiêu của Quản lý thuế

- Một là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế; giảm chi phí, thời gian của người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế; thúc đẩy người nộp thuế thực hiện tốt cơ chế tự khai, tự nộp.

- Hai là, tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính thuế nhằm chống thất thu, giảm nợ thuế; thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

- Ba là, thúc đẩy công tác hiện đại hoá hệ thống thuế theo hướng thực hiện cơ chế quản lý rủi ro trong toàn bộ các khâu, tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, cộng đồng xã hội trong việc thực hiện quản lý thuế.

Phù hợp xu hướng hội nhập, thống nhất đồng bộ với các cam kết quốc tế.

- Bốn là, tạo sự tập trung thống nhất, tích hợp và tự động hoá trong cơ quan quản lý thuế; tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế với các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế tại chi cục thuế quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)