CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN ĐỐNGĐA
4.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN ĐỐNG ĐA
4.3.1 Về chế độ chính sách
Việc QLT trước hết phải xuất phát từ chính sách thuế. Trong những năm qua, chúng ta từng bước cải cách thuế song vẫn chưa đáp ứng được thực tiễn của chính sách thuế, chƣa thực sự bám sát vào thực tế. Nhìn chung các luật thuế vẫn còn nhiều bất cập về chính sách miễn giảm và về thuế suất. Tuy
hiện nay chính sách thuế đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay chẳng hạn về mức thuế suất hiện nay giảm xuống còn 3 mức thuế suất (trước đây là 4 mức thuế suất),…
Trong mỗi chính sách thuế cần phải nghiên cứu, xem xét dưới nhiều khía cạnh, tránh tình trạng sửa đổi bổ sung nhiều lần, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thu.
Nhà nước cần phải nghiên cứu và có nhiều chính sách tăng cường sức mạnh, quyền lợi thực sự cho bộ máy ngành thuế, có những quyền cũng nhƣ trang thiết bị cần thiết để thi hành nghiêm và hiệu quả hơn nữa về luật thuế xứng đáng là công cụ cần thiết, đảm bảo sự tổn tại và phát triển của Nhà nước.
4.3.2 Sự phối, kết hợp giữa các cơ quan liên quan
Cần có quy định cụ thể buộc các cấp, các ngành có liên quan có trách nhiệm và nghĩa vụ hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao
Điều này có nghĩa là các cấp, các ngành liên quan phải có trách nhiệm cung cấp những tài liệu liên quan đến quá trình hình thành và hoạt động của doanh nghiệp, để cơ quan thuế có thể kiểm soát đƣợc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giúp đỡ cơ quan thuế trong việc xử lý các hành vi vi phạm về thuế.
4.3.3 Kiện toàn bộ máy quản lý thuế
- Phải tổ chức bộ máy QLT nhằm mục tiêu tổ chức thực thi tốt các chính sách thuế hiện hành, đồng thời có xem xét đến xu hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế hiện hành, đồng thời có xem xét đến xu hướng phát triển trong tương lai.
- Hình thành bộ máy QLT theo chức năng, cơ cấu nguồn nhân lực phân bổ cho các bộ phận đảm nhiệm chức năng QLT cơ bản nhƣ sau:
Lãnh đạo: 10% Tuyên truyền: 25% Kê khai kế toán: 15%
Cƣỡng chế, thu nợ: 10% Kiểm tra: 30% Phục vụ: 10%
Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy đƣợc thực hiện theo lộ trình thích hợp, đảm bảo bộ máy QLT gọn nhẹ, tinh giản, vững mạnh, thực hiện đầy đủ các chức năng QLT. Song không gây xáo trộn công tác quản lý của ngành và đảm bảo hoàn thành vƣợt mức dự toán thu ngân sách.
4.3.4 Nâng cao năng lực cán bộ thuế
- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cho từng loại cán bộ thực hiện từng chức năng QLT, đảm bảo tính chuyên nghiệp để có căn cứ đánh giá phân loại và bồi dƣỡng cán bộ.
- Rà soát việc phân bổ nguồn lực thực hiện các chức năng QLT trong toàn ngành, đánh giá phân loại công chức theo trình độ, thâm niên công tác,…
Trên cơ sở đó, cơ cấu lại đội ngũ công chức, đảm bảo tập trung nguồn lực thực hiện các chức năng QLT chủ yếu: Tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT, xử lý tờ khai và xử lý dữ liệu về thuế, quản lý nợ và cƣỡng chế nợ; Thanh kiểm tra thuế, phát triển tin học,…; giảm thiểu nhân lực đối với bộ phận phục vụ.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho đội ngũ CBCC thuế.
- Xây dựng hệ thống chương trình và giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ thuế phù hợp với từng công chức, từng loại hình bồi dƣỡng và thực hiện thống nhất trong cả nước.
- Xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm nhiệm đủ trình độ đảm đương công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức toàn ngành.
- Lựa chọn cán bộ thuế trẻ có kiến thức có ngoại ngữ, tâm huyết đổi mới gửi bồi dưỡng chuyên sâu tại các nước tiên tiến trong khu vực.
KẾT LUẬN CHƯƠNG IV
Trong Chương IV, đề tài đã nêu lên được một số mục tiêu và giải pháp để hoàn thiện công việc quản lý thuế hiện nay tại Chi cục Thuế quận Đống Đa theo bốn hoạt động: tuyên truyền, hỗ trợ NNT; kê khai - kế toán thuế; quản lý nợ thuế và thanh tra, kiểm tra thuế.
Trên cơ sở phân tích tại Chương III những tồn tại và nguyên nhân của bốn chức năng quản lý thuế nêu trên, đề tài đã đƣa ra những giải pháp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa việc quản lý thuế tại Chi cục Thuế quận Đống Đa để nâng cao hiệu quả quản lý thuế nói chung và đảm bảo nguồn thu, nguồn nhân lực chất lƣợng để đáp ứng nhu cầu quản lý thuế trên con đường hội nhập quốc tế của Việt Nam
KẾT LUẬN
Qua các nội dung phân tích ở trên có thể đƣa ra một vài kết luận chính nhƣ sau:
-Thứ nhất, công tác quản lý thuế đã được đổi mới, có bước tiến dài, đạt được nhiều kết quả và ngày càng được hoàn thiện theo hướng hiện đại, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế, đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của người nộp thuế, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, công tác quản lý và cải cách thủ tục hành chính thuế vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại nhƣ: Quản lý thuế chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu để ra và đòi hỏi của người nộp thuế; quy trình và thủ tục quản lý ở một số khâu còn phức tạp, thời gian làm thủ tục thuế còn dài; cải cách thủ tục hành chính thuế còn chậm; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong quản lý thuế còn chưa tốt; tinh thần, trách nhiệm phục vụ người nộp thuế của một số cán bộ thuế còn chƣa cao.
- Thứ hai, quận Đống Đa là một trong những quận trung tâm của thành phố Hà nội, nơi tập trung rất nhiều người nộp thuế: hơn 12.000 doanh nghiệp, 9.000 hộ kinh doanh cá thể, gần 70.000 các hộ dân nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp... công tác quản lý thuế trong thời gian qua tuy có nhiều sự thay đổi tích cực nhƣng cũng còn bộc lộ một vài hạn chế và bất cập nhƣ: vẫn còn bỏ sót đối tƣợng phải nộp thuế; còn một số doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế; nạn buôn bán hóa đơn vẫn còn phổ biến; tình trạng các doanh nghiệp nợ thuế vẫn còn nhiều...
- Thứ ba, qua các bất cập trong công tác quản lý thuế tại địa bàn Chi cục thuế quận Đống Đa, muốn nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế cần phải tiến hành đồng thời bốn giải pháp gắn với bốn hoạt động cụ thể nhƣ:
nâng cao chất lƣợng của cán bộ; kiện toàn công tác kiểm tra; nâng cao hiệu
quả thực tế cho công tác hỗ trợ và tuyên truyền; hoàn thiện công tác kê khai thuế để giảm thủ tục phiền hà cho các doanh nghiệp trên địa bàn đồng thời nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
- Thứ tƣ, đƣa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế trên ba giác độ: cơ quan Nhà nước - người ban hành chính sách, ngành thuế - người thực thi công tác thuế và người nộp thuế.
Từ nâng cao hiệu quả quản lý thuế sẽ nâng cao nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hồ Thị Châu, 2012. Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Nha Trang. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Nha Trang.
2. Chi cục Thuế quận Đống Đa, 2013. Báo cáo tổng kết công tác Thuế năm 2012. Hà Nội, tháng 11 năm 2013.
3. Chi cục Thuế quận Đống Đa, 2014. Báo cáo tổng kết công tác Thuế năm 2013. Hà Nội, tháng 11 năm 2014.
4. Chi cục Thuế quận Đống Đa 2015. Báo cáo tổng kết công tác Thuế năm 2014. Hà Nội, tháng 11 năm 2015.
5. Chính phủ nước CHXHCNVN, 2012. Chiến lược cải cách hệ thống Thuế đến năm 2020. Hà Nội, tháng 11 năm 2012.
6. Phạm Văn Khoan, 2010. Giáo trình quản lý tài chính công, Học viện Tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
7. Phan Chí Nam, 2014. Hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
8. Trần Thị Mỹ Linh, 2013. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế tại Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng. Luận văn thạc sỹ.
Trường Học viện Tài chính.
9. Đỗ Đức Minh và Nguyễn Việt Cường, 2011. Giáo trình Lý thuyết thuế.
Học viện Tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
10. Nguyễn Thị Hồng Nga, 2011. Tăng cường quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Từ Liêm.
Luận văn thạc sỹ. Trường Học viện Tài chính.