1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ
1.2.4 Nội dung quản lý thuế
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhằm thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính thuế đi đôi với việc hiện đại hóa công tác quản lý thuế, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 19 tháng 11 năm 2006 và Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế được ban hành nhằm góp phần tăng cường quản lý, giám sát công tác quản lý thuế và đảm bảo quá trình thu đúng, thu đủ các khoản thuế mà NNT phải nộp. Trong đó, nội dung QLT bao gồm các nội dung sau:
(1) Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế (2) Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế
(3) Thủ tục xóa nợ tiền thuế, tiền phạt (4) Quản lý thông tin về người nộp thuế (5) Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
(6) Cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (7) Xử lý vi phạm về thuế
(8) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế
Kể từ khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 thì cơ quan thuế đã thực hiện quản lý các nội dung quản lý thuế trên theo mô hình chức năng thay vì quản lý theo đối tượng nộp thuế như trước đây, thể hiện qua bốn chức năng:
+ Chức năng kê khai - kế toán thuế
+ Chức năng tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế + Chức năng quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế + Chức năng thanh tra, kiểm tra thuế
Qua các nội dung QLT nêu trên, mỗi nội dung đều cóvị trí, vai trò, tác dụng quan trọng trong quá trình vận hành hoạt động QLT hiệu quả. Tuy nhiên ở luận văn này sẽ chỉ xem xét năm nội dung đầu tiên trong quá trình QLT có tác động trực tiếp đến bốn chức năng trên, cụ thể:
1.2.4.1 Quản lý đăng k thuế, khai thuế, ấn định thuế, nộp thuế
* Quản lý đăng ký thuế
- Cơ quan thuế thực hiện quản lý NNT thông qua việc đăng ký thuế của các đối tƣợng nộp thuế bao gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh;
Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân; Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay; Tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về thuế.
- Sau khi các đối tƣợng nộp thuế hoàn thành các thủ tục với cơ quan nhà nước về việc thành lập tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định thì NNT phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày:
+ NNT đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tƣ; hoặc NNT bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ gia đình, cá nhân thuộc diện đăng ký kinh doanh nhƣng chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ NNT phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; NNT phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân; hoặc khi NNT phát sinh yêu cầu đƣợc hoàn thuế.
NNT thực hiện đăng ký thuế theo đúng quy định sẽ vừa giúp cho việc quản lý thuế của cơ quan thuế hiệu quả, vừa đảm bảo quyền lợi của NNT tránh việc bị xử phạt khi đăng ký thuế chậm.
- Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, cơ quan thuế sẽ thực hiện tại bộ phận “một cửa” và thực hiện theo Quy trình phối hợp trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh để giúp NNT giảm số giờ làm thủ tục về thuế phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo quy trình quản lý đăng ký thuế thì hồ sơ đăng ký thuế sẽ áp dụng cụ thể đối với từng loại NNT, cụ thể:
+ Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm: Tờ khai đăng ký thuế;
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tƣ.
+ Đối với tổ chức, cá nhân không thuộc diện đăng ký kinh doanh bao gồm: Tờ khai đăng ký thuế; Bản sao quyết định thành lập hoặc quyết định đầu tƣ đối với tổ chức; bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với cá nhân.
- Luật quản lý thuế ban hành luôn nhằm tạo điều kiện cho NNT thuận tiện trong kê khai, đăng ký thuế. Do đó, địa điểm NNT nộp hồ sơ đăng ký thuế đƣợc thực hiện tại cơ quan thuế nơi Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trụ sở chính; tại nơi Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở; hoặc tại cơ quan thuế nơi Cá nhân đăng ký thuế phát sinh thu nhập chịu thuế, đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
Hình 1.1 Quy trình đăng ký thuế
(Nguồn: Hệ thống QLT-TMS - Tổng cục Thuế, 2013)
* Quản lý khai thuế
- Quy trình quản lý khai thuế theo nguyên tắc NNT phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế. Ngoài ra, thay đổi căn bản tại Luật Quản lý thuế đó là Người nộp thuế tự tính số thuế phải nộp. Đây là đặc điểm nổi bật, chuyển biến căn bản trong quản lý thuế đó là NNT tự tính, tự khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghĩa vụ thuế của mình
- Đối với hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế đã thực hiện công nghệ thông tin mới nhất để đảm bảo việc khai thuế thuận tiện nhƣ áp dụng: hồ sơ mã vạch, hoặc khai thuế điện tử, để khi NNT gửi các tờ khai, bảng kê, phụ lục chỉ cần sử dụng thiết bị đọc hoặc phần mềm ứng dụng để tiếp nhận tờ khai đƣợc nhanh chóng.
- Các loại tờ khai hiện nay gồm tờ khai theo tháng, quý, năm, quyết toán hoặc khai từng lần phát sinh thu nhập. Hồ sơ khai thuế sẽ đƣợc phân loại, cụ thể:
+ Đối với loại thuế khai và nộp theo tháng bao gồm: Tờ khai thuế tháng; Các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp.
+ Đối với các loại thuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm: Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm và các tài liệu khác liên quan xác định số thuế phải nộp;
+ Khai thuế tạm tính theo quý gồm tờ khai thuế tạm tính và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế tạm tính;
+ Khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai thuế quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm và các tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.
+ Khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm: Tờ khai thuế; Hóa đơn, hợp đồng và chứng từ khác có liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
+ Khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm:
Tờ khai quyết toán thuế; Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp; Tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.
- Để đảm bảo tính nghiêm minh và công bằng giữa mọi NNT thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cũng sẽ đƣợc thực hiện thống nhất là chậm nhất ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng thì NNT phải nộp hồ sơ khai thuế. Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm thì chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng
đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý; Chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.
+ Ngoài ra, đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế thì chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế;
đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp thì chậm nhất là người thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày chấm dứt hoạt động.
-Để hệ thống hóa các bước thực hiện quản lý kê khai thuế, cơ quan thuế trực tiếp quản lý thực hiện theo các bước đã được quy định cụ thể hóa tại quy trình:
Hình 1.2 Quy trình quản lý kê khai thuế
(Nguồn: Hệ thống QLT- TMS - Tổng cục Thuế, 2014)
* Quản lý ấn định thuế
- Về nguyên tắc ấn định thuế phải đảm bảo khách quan, công bằng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế. Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp.
- Ấn định thuế đối với người nộp thuế thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp: Không đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế; Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế; Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường; Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Các căn cứ để cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế bao gồm: Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế; So sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô; Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.
* Quản lý nộp thuế
- Sau khi NNT khai thuế, cơ quan thuế sẽ thực hiện kiểm tra nếu có sự bất hợp lý về số thuế tự tính, tự khai thì cơ quan thuế sẽ yêu cầu NNT điều chỉnh hoặc khai bổ sung nếu có sự sai sót, nhầm lẫn.
- Đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế; Trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan quản lý thuế.
- Để thống nhất về quản lý tiền tệ thì đồng tiền nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của Chính phủ.
- NNT thực hiện nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước qua các địa điểm: Tại Kho bạc Nhà nước; hoặc tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế; thông qua tổ chức đƣợc cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;
thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Quy trình quản lý ấn định thuế và nộp thuế đƣợc thực hiện trong quy trình tổng thể về quản lý kê khai thuế đã nêu trên.
1.2.4.2 Quản lý thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế
* Quản lý thủ tục hoàn thuế
- Trong quá trình thực hiện chính sách thuế với cơ quan Nhà nước, sẽ có những trường hợp NNT nộp thuế thừa, hoặc chính sách thuế có quy định ƣu đãi thuế nên cơ quan quản lý thuế sẽ thực hiện hoàn thuế đối với các khoản thuế thu thừa và NNT thuộc diện đƣợc hoàn thuế. Đối tƣợng đƣợc hoàn thuế gồm: Tổ chức, cá nhân thuộc diện hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng; Cá nhân thuộc diện đƣợc hoàn thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc diện đƣợc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Tổ chức, cá nhân nộp các loại thuế khác có số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước lớn hơn số tiền thuế phải nộp.
- Với những khoản thuế mà NNT thuộc diện đƣợc hoàn thuế thì hồ sơ hoàn thuế phải đảm bảo theo quy định để chứng minh đúng số thuế đƣợc hoàn: Văn bản yêu cầu hoàn thuế; Chứng từ nộp thuế; Các tài liệu khác liên quan đến yêu cầu hoàn thuế. Hồ sơ hoàn thuế đƣợc nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế.
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế
+ Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lƣợng tài liệu trong hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thƣ của cơ quan quản lý thuế.
+ Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ hoàn thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
+ Trường hợp hồ sơ hoàn thuế chưa đầy đủ, trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ.
- Trong cả quá trình thực hiện hoàn thuế cho NNT, thì trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế rất quan trọng. Để đảm bảo việc hoàn thuế đúng quy định, tránh trường hợp đối tượng nộp thuế lợi dụng để rút tiền của Nhà nước, cơ quan thuế và người cán bộ thuế phải thực hiện kiểm tra đầy đủ hồ sơ hoàn thuế và phân loại hồ sơ hoàn thuế nhƣ sau:
(a) Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước - kiểm tra sau là hồ sơ của người nộp thuế có quá trình chấp hành tốt pháp luật về thuế và các giao dịch đƣợc thanh toán qua ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng khác.
(b) Hồ sơ không thuộc diện quy định tại điểm (a) nêu trên thì thuộc diện kiểm tra trước - hoàn thuế sau: Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày nhận đƣợc đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau hoặc thông báo lý do không hoàn thuế.
Quá hạn quy định, nếu việc chậm ra quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi theo quy định.
- Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế theo nhiều quy trình tương ứng với từng giai đoạn, dưới đây là quy trình hòan thuế thực hiện qua Kho bạc Nhà nước:
Hình 1.3 Quy trình xử lý hoàn thuế qua kho bạc nhà nước
(Nguồn: Hệ thống QLT- TMS- Tổng cục Thuế, 2014)
* Quản lý thủ tục miễn thuế, giảm thuế
Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các văn bản pháp luật về thuế.
- Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế đƣợc miễn thuế, giảm thuế, gồm có: Tờ khai thuế; tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế đƣợc miễn, số thuế đƣợc giảm.
+ Đối với trường hợp cơ quan quản lý thuế ra quyết định miễn thuế, giảm thuế thì hồ sơ miễn thuế, giảm thuế gồm có: Văn bản đề nghị miễn thuế, giảm thuế trong đó nêu rõ loại thuế đề nghị miễn, giảm; số tiền thuế đƣợc miễn, giảm; Tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế đƣợc miễn, số thuế đƣợc giảm.
- Thực hiện Luật quản lý thuế, NNT phải tự chịu trách nhiệm về việc tự tính, tự khai đối với với số thuế của mình, kể cả việc xác định số thuế đƣợc miễn, giảm. Cơ quan thuế chỉ thực hiện hỗ trợ và kiểm tra trong trường hợp có sự bất hợp lý về số tiền thuế miễn, giảm hoặc NNT hiểu sai về quy định chính sách. Do đó, khi người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn, số tiền thuế đƣợc giảm thì việc nộp và tiếp nhận hồ sơ khai thuế theo quy định.
+ Trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế thì việc nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đƣợc thực hiện:
(a) Đối với trường hợp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lƣợng tài liệu trong hồ sơ;