Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao ở thành phố hà nội (Trang 21 - 27)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHẤT LƢỢNG CAO

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch, bao gồm:

Một là tác động của cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước

Cơ chế, chính sách quy định phương hướng, mục tiêu chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao. Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao không phải là chính sách phát triển đƣợc đến đâu hay đến đó, mà phải là quá trình chủ động, tự giác, với những cơ chế, chính sách cụ thể phù hợp, khả thi của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước là chủ thể lãnh đạo, quản lý quyết định cơ chế, chính sách, quy định phương hướng, mục tiêu và mở rộng quy mô phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao trong từng thời kỳ. Đảng và Nhà nước luôn phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch, quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở ban ngành, tổ chức ngành du lịch, trọng dụng và thu hút nhân tài.

Cơ chế, chính sách quy định việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao. Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao phải có nội dung, chương trình giáo dục - đào tạo phù hợp với tất cả các cấp học. Điều đó chỉ có thể có đƣợc khi có một hệ cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp.

Cơ chế, chính sách quyết định đến tính hiệu quả, chất lƣợng của chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao. Sự tác động của cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước đến chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao là tác động trực tiếp đến các vấn đề cơ bản của sự phát triển. Cơ chế, chính sách đúng, phù hợp thì không những thu hút được người tài, người giỏi, tăng

số lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao, mà còn thúc đẩy lao động sáng tạo, cống hiến to lớn của nguồn nhân lực này cho sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cơ chế, chính sách không phù hợp, thậm chí gây cản trở sự cống hiến của con người, thì sẽ làm thui chột nhân tài, kìm hãm sự phát triển của nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao. Hiện nay, chính sách, cơ chế đối với ngu ồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế. Chính sách tiền lương, thu nhập chưa động viên được cán bộ, công chức, người lao động gắn bó, tận tâm với công việc/ Đó là một yếu tố gây nên tình trạng “chảy máu chất xám”, làm việc cầm chừng diễn ra khá phổ biến trong ngành du lịch nước ta.

Hai là tác động của điều kiện kinh tế xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội tác động tích cực tạo môi trƣ ờng, điều kiện cho quá trình hình thành chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao.

Con người nói chung, nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao nói riêng vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của điều kiện kinh tế - xã hội. Điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố tác động cơ bản phản ánh mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch quan hệ biện chứng với nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Kinh tế - xã hội phát triển, thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại đòi hỏi chính sách chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch phải phù hợp. Đồng thời, sự phát triển kinh tế - xã hội lại cho phép con người có điều kiện nâng cao trí lực , thể lực, có điều kiện phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thực hiện chính sách xã hội, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao. Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, mặt trái của kinh tế thị trường chi phối mạnh mẽ, ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao.

Trong tình hình đó, nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao không những thiếu điều kiện phát triển, cống hiến, mà ở họ còn rất dễ nẩy sinh và phát triển tư tưởng

“kinh tế đơn thuần”, “kỹ thuật thuần tuý”, mà xem nhẹ, bàng quan, thờ ơ các vấn đề

chính trị - xã hội. Nhân cách, đạo đức trong nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao bị tác động mạnh mẽ bởi cơ c hế thị trường, có thể bị sa sút. Sự tác động tiêu cực đó dẫn đến một bộ phận cán bộ, trí thức, nhà kinh doanh, nhân viên, công nhân kỹ thuật và người lao động giỏi trong ngành du lịch có xu hướng lao động chỉ vì

“miếng cơm tấm áo”. Người lao động có thể lao động sản xuất chỉ với với mục tiêu kinh tế, mà không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, không quan tâm đến xây dựng cơ quan, đơn vị, ngành, doanh nghiệp, không chú ý đến phát triển bền vững. Chiều hướng đó không phải tất yếu xảy ra, nhưng rất dễ xảy ra và phát triển, cần phải tính đến để có biện pháp khắc phục, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Ba là tác động của điều kiện văn hóa

Điều kiện văn hóa là một yếu tố tác động không nhỏ đến việc chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao. Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cũng là phát triển con người cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Điều kiện văn hóa, tâm lý, phong tục, tập quán có nhiều yếu tố tích cực, tiến bộ, phù hợp là cơ sở rất quan trọng hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho con người, cho chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Đó là những yếu tố nền tảng mà trên cơ sở đó mỗi con người và cả nguồn nhân lực được phát triển.

Tuy nhiên, những phong tục, tập quán, tâm lý, thói quen lạc hậu cũng là yếu tố gây cản trở không nhỏ đến chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao. Những tư tưởng, tâm lý không muốn người khác hơn mình, địa phương chủ nghĩa, thiếu trách nhiệm, thiếu kỷ luật, kèn cựa, đùn đẩy trách nhiệm, không dân chủ, hám danh, hám lợi…, nếu không khắc phục tốt thì đó sẽ là vật cản sự phát triển của con người và nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.

Bốn là tác động của hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế thúc đẩy sự phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao. Trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế trở thành

vấn đề đặc biệt hệ trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia. Giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng về quy mô và phát triển về chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực sẽ tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao. Những chuyên gia, trí thức giỏi, các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp, các nhà quản trị doanh nghiệp, kinh doanh, lao động có tay nghề cao … trong ngành du lịch sẽ được thử sức trong môi trường mới do hội nhập quốc tế mang lại. Qua đó, trình độ tƣ duy, tri thức, chuyên môn, khả năng lao động sáng tạo, kinh nghiệm làm việc tập thể, năng lực quản lý, toàn bộ hệ phẩm chất, năng lực của họ được nâng lên, nâng cao chất lượng từng người và cả nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

Hội nhập quốc tế vừa tạo cơ hội cho sự phát triển đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vừa đặt ra nhiều vấn đề mới trong chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, với nhiều nguy cơ tiềm ẩn nếu không có chiến lƣợc hội nhập và phát triển phù hợp. Thực tế đó tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm con người, ảnh hưởng nhất định đến chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao. Hơn nữa, quá trình hội nhập không chỉ có tác động tích cực mà có cả tiêu cực về văn hoá, chính trị thâm nhập vào bằng nhiều con đường với nhiều hình thức khác nhau ảnh hưởng đến tư tưởng, đạo đức con người. Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh đó, không thể không chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, ảnh hưởng như thế nào và khắc phục nó ra sao là do sự nỗ lực chủ quan của từng tập thể, từng con người, của các cơ quan, tổ chức ngành du lịch và toàn xã hội .

Năm là tác động của giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ

Trong các yếu tố tác động, thì giáo dục - đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ là yếu tố tác động mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản và trực tiếp. Bởi vì, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trực tiếp trang bị cho con người, cho cả nguồn nhân lực du lịch những tri thức cần thiết, những kinh nghiệm, khả năng lao động, chuyên môn, nghề nghiệp nhất

định. Thông qua chương trình, nội dung và phương pháp, giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học trang bị tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho người học, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch. Mọi yếu tố cấu thành phẩm chất, năng lực nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao cơ bản đều đƣợc hình thành từ giáo dục - đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Nếu giáo dục - đào tạo được thực hiện tốt, nội dung, chương trình khoa học, hiện đại, tiên tiến, phương pháp quản lý, giảng dạy và học tập phù hợp, khoa học, thì chất lượng người học được nâng cao. Những chuyên gia, trí thức giỏi, quản lý, kinh doanh giỏi, thông qua các hoạt động này, mà kiến thức, kinh nghiệm của họ đƣợc phát triển và phát huy, trình độ của họ ngày càng đƣợc nâng cao.

Sáu là tác động của yếu tố con người

Con người là yếu tố đặc biệt quan trọng; con người không đủ sức khỏe thì không thể nằm trong nguồn nhân lực du lịch; không có tố chất sinh học, bẩm sinh, nhƣ năng khiếu, thì khó có thể có tài năng. Tài năng cần phải đƣợc xem xét như là một phẩm chất của con người vừa có yếu tố bẩm sinh (tự nhiên) vừa có yếu tố xã hội thông qua giáo dục, rèn luyện, bao gồm cả tự giáo dục, tự rèn luyện của con người. Con người là yếu tố không thể thiếu, tác động trực tiếp đến hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của nhân lực du lịch chất lƣợng cao.

Trên cơ sở yếu tố sinh học, dưới tác động của yếu tố xã hội, đặc biệt là thông qua giáo dục, đào tạo, rèn luyện và hoạt động thực tiễn, các phẩm chất, năng lực của con người được phát triển và phát huy.

1.1.4. Chính sách phát triển nhân lực du lịch ở trung ương và địa phương Chính sách là chiến lƣợc và sách lƣợc cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra. Giữa chính sách ở trung ương và địa phương về vấn để phát triển nhân lực ngành du lịch có điểm khác nhau cơ bản ở phạm vi tác động của nó, giữa một bên là phạm vi toàn quốc mang tính định hướng chung cho các tỉnh, thành và một bên là cụ thể hóa

chính sách của trung ương áp dụng tại địa phương căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh.

Chính sách du lịch ở trung ương tập hợp các chủ trương và hành động về ngành du lịch của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt đƣợc và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Trong Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011-2020 ban hành theo Quyết định số 3066/QĐ- BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch đã xác định mục tiêu là “phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại;

sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh;

mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường; đưa Việt Nam trở thành điểm đến có đẳng cấp trong khu vực. Đến năm 2030, đưa Việt Nam thành một trong những điểm đến du lịch ưa chuộng, có đẳng cấp trên thế giới.” Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã đề ra chính sách về nhân lực để thực hiện mục tiêu quy định tại Quyết định 2473/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” nhƣ sau:

- Phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lƣợng, số lƣợng, cân đối về cơ câu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ƣng yêu cầu phát triể ndu lịch và hội nhập quốc tế.

- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hoa chât lƣợng giảng viên; chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du lịch.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp vơi nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng, miền trong cả nước; từng bước thực hiện chuẩn hóa du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao.

- Đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khich đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Để triển khai, cụ thể hóa chính sách du lịch từ Trung ương, mỗi địa phương câp tỉnh cần ban hành chính sách riêng cho địa phương của mình thông qua Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Tại Nghị quyêt số 12/2012/NQ-HĐND của thành phố Hà Nội đã đề ra mục tiêu chung là “Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường, đưa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực”. Để góp phần thực hiện mục tiêu chung ấy không thể không kể đến sự quy hoạch để nhân lực du lịch của thành phố Hà Nội:

- Đào tạo bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch. Nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức về du lịch của đội ngũ cán bộ.

- Thu hút nguồn nhân lực trẻ và có năng lực thông qua chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Chọn cán bộ trẻ, có năng lực để đào tạo tại nước ngoài.

- Đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và người lao độngtrong các doanh nghiệp du lịch.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao ở thành phố hà nội (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)