2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng.
Phương pháp duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp. Hệ thống các quy luật, phạm trù của nó không chỉ phản ánh đúng đắn thế giới khách quan mà còn chỉ ra những cách thức để định hướng cho con người trong nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
Phương pháp duy vật biện chứng bao gồm 2 nguyên lý cơ bản, những phạm trù và những nguyên lý cơ bản, vừa là lý luận duy vật biện chứng, vừa là lý luận nhận thức khoa học, vừa là logic của chủ nghĩa Mác.
- Hai nguyên lý cơ bản của Phương pháp duy vật biện chứng :
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: khái quát bức tranh toàn cảnh những mối liên hệ của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy). Phương pháp duy vật biện chứng khẳng định rằng trong tự nhiên, xã hội và tƣ duy, không có sự vật, hiện tƣợng nào tồn tại một cách riêng lẻ, cô lập tuyệt đối, mà trái lại chúng tồn tại trong sự liên hệ, ràng buộc, phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau. Phương pháp duy vật biện chứng phải xem xét toàn diện các mối liên hệ, trong tổng số các mối liên hệ phải rút ra đƣợc những mối liên hệ bản chất, chủ yếu để thấu hiểu bản chất của sự vật. Từ bản chất của sự vật quay lại hiểu rõ toàn bộ sự vật trên cơ sở liên kết các mối liên hệ bản chất, chủ yếu với tất cả các mối liên hệ khác của sự vật để đảm bảo tính đồng bộ khi giải quyết mọi vấn đề trong đời sống. Quan điểm toàn diện đối lập với mọi suy nghĩ và hành động phiến diện, chiết trung, siêu hình.
Nguyên lý về phát triển: phản ánh đặc trƣng biện chứng phổ quát nhất của thế giới. Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Phương pháp duy vật biện chứng khẳng định rằng mọi lĩnh vực trong thế giới (vô cơ và hữu cơ; tự nhiên, xã hội và tƣ duy) đều nằm trong quá trình phát triển
không ngừng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện. Mọi sự vật, hiện tƣợng luôn vận động, biến đổi không ngừng và về phương diện bản chất của mọi sự vận động, biến đổi của thế giới có xu hướng phát triển. Phát triển được coi là khuynh hướng chung, là khuynh hướng chủ đạo của thế giới.
Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội trong trạng thái vận động và có các mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nó cho phép phân tích một cách khách quan các vấn đề nghiên cứu nhƣ: hiện trạng của việc phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở thành phố Hà Nội, vai trò của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
2.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội của triết học Mác-Lênin, là kết quả của sự vân dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong ba bộ phận hợp thành của triết học macxit, khoa học về những quy luật chung nhất của xã hội, là phát kiến khoa học của Mác đã đặt cơ sở khoa học cho sự tồn tại, phát triển học thuyết của mình.
Phương pháp duy vật lịch sử vạch ra được căn nguyên của những động cơ vật chất, đặc biệt là động cơ lợi ích kinh tế trong hoạt động lịch sử của loài người.
Phương pháp duy vật lịch sử xuất phát từ trình độ phát triển của nền sản xuất vật chất xã hội lý giải những quan niệm, tư tưởng cũng như những điều kiện xã hội của đời sống của nhân dân cùng vai trò của họ trong lịch sử; đồng thời, xem xét xã hội nhƣ một chỉnh thể, nhìn nhận một cách toàn diện quá trình phát sinh, phát triển và suy vong của các hình thái kinh tế - xã hội. Thông qua các xu hướng, các mâu thuẫn khác, sự tác động lẫn nhau của các yếu tố cấu thành…, từ đó tìm ra cơ sở của các quá trình từ điều kiện sinh hoạt và sản xuất vật chất của xã hội.
Phương pháp duy vật về lịch sử xuất phát từ đời sống vật chất để lý giải đời sống tinh thần của xã hội. Tuy nhiên, phương pháp duy vật về lịch sử của C.Mác khác với phương pháp duy vật kinh tế, phương pháp duy vật thuần túy - chỉ nhấn mạnh một chiều yếu tố kinh tế, yếu tố vật chất trong quan hệ với yếu tố tinh thần.
Phương pháp duy vật lịch sử đòi hỏi trong khi xem xét vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần, kinh tế đối với chính trị, không đƣợc hạ thấp sự tác động trở lại của đời sống tinh thần đến đời sống vật chất, của chính trị đối với kinh tế, của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội, vv… Mặc dù các quy luật xã hội chỉ có thể nảy sinh, tồn tại, vận động thông qua hoạt động có ý thức của con người, nhưng con người không thể tùy tiện thay thế hay xóa bỏ các quy luật. Đồng thời, thông qua nhận thức và hoạt động một cách tự giác, con người có thể tác động để các quy luật xã hội diễn ra nhanh hoặc chậm, với những biểu hiện khác.
Phương pháp duy vật lịch sử dựa trên các phạm trù khoa học, các khái niệm, quan điểm và sự vận động phát triển của nền kinh tế xã hội để nghiên cứu chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch của thành phố.
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ 2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này.
Phương pháp thu thập dữ liệu dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết. Tuy nhiên, trong Luận văn này, học viên tập trung sử dụng
phương pháp thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ tài liệu, báo cáo, sách báo, tạp chí, tài liệu từ hội thảo khoa học, thông tin từ các website trong và ngoài nước.
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu là phương pháp quan trọng được sử dụng hầu hết trong công tác nghiên cứu khoa học, phương phác này giúp cho các nhà nghiên cứu liên kết các vấn đề trong một sự kiện hoặc các sự kiện khác nhau phản ánh một vấn đề cần làm sáng tỏ. Nghiên cứu phân tích về du lịch, môi trường và cộng đồng có liên quan chặt chẽ với nhau tới các điều kiện kinh tế xã hội.
Các phương pháp phân tích dữ liệu:
- Phân tích định tính: Là tìm ra những nội dung tư tưởng cơ bản của dữ liệu, tìm ra những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu và xác định xem những vấn đề gì đƣợc giải quyết và những vấn đề gì chƣa đƣợc giải quyết.
- Phân tích định lƣợng: Là cách thức phân nhóm các dấu hiệu và tìm ra những mối quan hệ nhân quả giữa các nhóm dữ liệu. Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp phải xử lý một lượng thông tin lớn.
* Yêu cầu đối với phương pháp phân tích tài liệu: Đòi hỏi phải phân tích có hệ thống. Phải phân loại, lựa chọn, khái quát, so sánh thông tin từ tài liệu.
2.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Đây là phương pháp quan trọng được sử dụng hầu hết trong công tác nghiên cứu khoa học, phương pháp phân tích tổng hợp giúp cho học viên nghiên cứu liên kết các vấn đề trong một sự kiện hoặc các sự kiện khác nhau phản ánh một vấn đề cần làm sang tỏ. Nghiên cứu về du lịch, môi trường, cộng đồng và chính sách có liên quan chặt chẽ với nhau tới các điều kiện kinh tế xã hội.