Kinh nghiệm hoạt động thanh tra của một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở việt nam (Trang 51 - 58)

“Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật của Đảng”. Sự sáp nhập này tạo ra một cơ quan có hai chức năng.

Các cơ quan giám sát hành chính đƣợc hình thành theo cấp độ từ Trung ƣơng đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, khu tự trị, quận, huyện. Hiện nay, Trung Quốc không có cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập ở các bộ, ngành. Việc thực hiện chức năng giám sát hoạt động của các bộ, ngành do một nhóm công tác của Bộ Giám sát cử sang biệt phái theo dõi bộ, ngành đó. Theo qui định, phụ trách một nhóm công tác do một đồng chí Thứ trưởng đứng đầu.

Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát của nhà nước, ngày 9/5/1997 Quốc hội đã ban hành Luật Giám sát hành chính, nhằm đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nước, giữ nghiêm kỷ luật hành chính, xây dựng cơ

quan nhà nước trong sạch, cải tiến và nâng cao hiệu lực hành chính, thể hiện trên các mặt hoạt động sau:

- Cơ quan giám sát thực hiện chức năng giám sát của chính quyền nhân dân để giám sát các cơ quan hành chính nhà nước.

- Công tác giám sát kết hợp giáo dục và trừng trị, kết hợp giám sát và cải tiến công tác.

- Công tác giám sát phải dựa vào quần chúng, công dân có quyền tố cáo, khiếu kiện với cơ quan giám sát về hành vi thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan hành chính nhà nước, công chức, viên chức hành chính nhà nước.

Theo Luật Giám sát, cơ quan kiểm tra, giám sát hành chính đƣợc tổ chức và hoạt động theo luật giám sát hành chính, đƣợc thành lập từ Trung ƣơng đến địa phương bao gồm Bộ Giám sát, cơ quan giám sát ở tỉnh, thành phố, huyện, quận. Bộ Giám sát chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Quốc vụ viện. Cơ quan giám sát cấp dưới chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và cơ quan giám sát cấp trên. Cơ quan kiểm tra, giám sát hành chính có chức năng:

Giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, công chức nhà nước đƣợc bổ nhiệm trong việc thực thi mệnh lệnh, chỉ thị của chính phủ và thực hiện các quy định của pháp luật. Hoạt động của các cơ quan kiểm tra, giám sát hành chính độc lập với các cơ quan kiểm tra, giám sát tài chính và các cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế khác.

Hoạt động của cơ quan kiểm tra, giám sát hành chính có sự gắn bó chặt chẽ giữa kiểm tra Đảng và giám sát hành chính tạo nên cơ chế thống nhất để phát hiện và xử lý kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, đảng viên vi phạm. Vì vậy, quyết định xử lý của cơ quan kiểm tra, giám sát hành

chính có hiệu lực rất cao, góp phần quan trọng việc chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, tăng kỷ cương pháp luật.

1.3.2. Tổ chức và hoạt động Thanh tra ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Do đặc điểm về dân số và sự phát triển kinh tế- xã hội, cơ cấu tổ chức quản lý của nhà nước Lào được sắp xếp tinh gọn, tránh sự cồng kềnh trong bộ máy nhà nước. Hầu hết các cấp, người đứng đầu tổ chức đảng kiêm chức vụ đứng đầu cơ quan nhà nước cùng cấp như: Chủ tịch đảng kiêm Thủ tướng chính phủ, Bí thư tỉnh ủy kiêm Tỉnh trưởng, Bí thư huyện ủy kiêm Huyện trưởng… Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước của Lào cũng được tổ chức tương tự như vậy.

Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước được thành lập từ Trung ương đến địa phương. Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước thực hiện 2 chức năng cơ bản: kiểm tra kỷ luật đảng và thanh tra tham nhũng.

Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước Trung ương do một Ủy viên Bộ chính trị Đảng làm Chủ tịch, ở địa phương do Phó bí thư hoặc Ủy viên thường vụ Đảng kiêm Phó huyện trưởng làm Chủ tịch, trực tiếp chỉ đạo thống nhất cả hai chức năng kiểm tra Đảng và thanh tra nhà nước. Với đặc điểm tình hình như vậy nên cơ quan này có khá nhiều thuận lợi trong quá trình hoạt động và việc xử lý kết luận kiểm tra, thanh tra đƣợc đồng bộ, dứt điểm.

Bộ máy cơ quan Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước được bố trí thành hai bộ phận riêng nhƣng đều đƣợc sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chủ tịch ủy ban kiểm tra Đảng và Ủy ban chuyên trách chống tham nhũng.

Hệ thống Ủy ban Kiểm tra Đảng và Nhà nước tổ chức thành bốn cấp:

Trung ƣơng, tỉnh, quận huyện và cơ sở. Mô hình tổ chức nói trên đều có hai bộ phận kiểm tra Đảng và Thanh tra nhà nước như cấp Trung ương kể trên, nhưng biên chế gọn nhẹ.

Do hai bộ phận kiểm tra đảng và thanh tra chống tham nhũng nằm trong một Ủy ban thống nhất, nên trong khi tiến hành công tác mỗi bộ phận đều thực hiện và kết luận trên cả hai mặt kiểm tra đảng và thanh tra nhà nước. Các kết luận của mỗi bộ phận đều có hiệu lực pháp luật cũng nhƣ về chấp hành Điều lệ Đảng.

Khi chuẩn bị kiểm tra, thanh tra ở một đối tƣợng cụ thể, hai bộ phận kiểm tra và thanh tra chống tham nhũng đều xây dựng đề cương riêng theo chức năng của mình: đề cương kiểm tra công tác đảng và đề cương thanh tra.

Qua thực tế hoạt động của nước CHDCND Lào cho thấy việc kết luận các cuộc thanh tra khá nhanh gọn, xử lý kiến nghị thanh tra có hiệu lực, hiệu quả kịp thời và đồng bộ. Các kết luận, kiến nghị của thanh tra bao gồm: xử lý về kinh tế, xử lý theo pháp luật hình sự đối với người có dấu hiệu phạm tội; kiến nghị bổ sung, sửa đổi các cơ chế chính sách quản lý; ban hành các văn bản pháp luật, các biện pháp thông báo kết quả xử lý sau thanh tra trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng.

Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước có những chính sách bảo vệ cán bộ thanh tra nhƣ quy định: Không ai có quyền cản trở hoạt động của cán bộ thanh tra, cơ quan có quyền đình chỉ công tác của những cán bộ có hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc thực hiện chế độ then thưởng, kỷ luật đối với cán bộ thanh tra được quy định nghiêm ngặt. Những cán bộ thanh tra có công được khen thưởng về vật chất và tinh thần. Ngƣợc lại, những cán bộ sai phạm bị xử lý nghiêm minh theo các quy định của pháp luật.

1.3.3.Tổ chức và hoạt động Thanh tra ở Cộng hòa Pháp

Ở Cộng hòa Pháp, xuất phát từ quan điểm độc đáo về phân chia quyền lực và sự phát triển của xu hướng phân quyền, các cộng đồng lãnh thổ địa phương được quyền tự quản trong nhiều lĩnh vực. Nhà nước Trung ương không trực tiếp can thiệp vào mọi công việc của cộng đồng lãnh thổ đó, mà chỉ giám sát, đảm bảo cho mọi hoạt động của nó tuân theo pháp luật, tránh tình trạng cục bộ, cát cứ. Chính vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra của chính quyền địa phương được hết sức coi trọng.

Ở Pháp không tồn tại cơ quan Thanh tra Chính phủ mà các cơ quan Tổng Thanh tra đƣợc thành lập ở các bộ, chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Bộ trưởng. Pháp có tất cả 18 cơ quan Tổng Thanh tra chuyên ngành được chia theo các cấp độ cao thấp khác nhau.

Cơ quan Tổng thanh tra chuyên ngành ở cấp độ tối cao: Cơ quan Tổng Thanh tra Tài chính, Tổng Thanh tra Hành chính, Tổng Thanh tra Bảo hiểm xã hội, Tổng Thanh tra Xây dựng.

Cơ quan thanh tra chuyên ngành ở cấp độ cao: Tổng Kiểm tra Quân đội, Tổng Thanh tra các thuộc địa.

Cơ quan Tổng Thanh tra chuyên ngành ở cấp độ trung bình: Tổng Thanh tra Công nghiệp và Thương mại, Tổng Thanh tra Y tế và Dân số, Tổng Thanh tra Kinh tế quốc dân, Tổng Thanh tra Cựu chiến binh và Nạn nhân chiến tranh.

Các cơ quan Tổng thanh tra ở cấp độ thấp: Tổng Thanh tra Bưu chính – Viễn thông, Tổng Thanh tra Lao động và Nhân công; Tổng Thanh tra Thanh niên và Thể thao, Tổng Thanh tra Du lịch, Tổng Thanh tra Giáo dục quốc gia. Tổng Thanh tra Hàng không dân dụng, Tổng Thanh tra mỏ, Tổng Thanh tra Hành chính về văn hóa.

Theo pháp luật Pháp, Thanh tra không đƣợc tham dự vào cơ quan đƣợc thanh tra là một nguyên tắc cơ bản, đồng thời thành viên của cơ quan thanh tra không tham gia vào cơ quan chỉ đạo của bộ. Nhờ có tính độc lập này mà hoạt động thanh tra bảo đảm tính khách quan hơn. Cơ quan Tổng Thanh tra trực thuộc Bộ trưởng, chịu trách nhiệm thanh tra toàn bộ các vấn đề quản lý của Bộ trưởng trong cả nước. Do vậy, người Thanh tra viên không chỉ đóng vai trò phán quyết mà còn đóng vai trò cố vấn. Bộ trưởng giao cho Tổng thanh tra những chuyên đề cần nghiên cứu hàng năm nghiên cứu những giải pháp cho quản lý. Thanh tra không chỉ nhằm nhận xét hay sửa chữa một hoạt động mà là trả lời những câu hỏi chung, liên quan đến sự phát triển sao cho phù hợp với công tác quản lý.

Nhờ các hoạt động điều tra, nghiên cứu nói trên của một số cơ quan tương đối độc lập, đứng ngoài dây chuyền chỉ đạo, thực hiện đã đem lại cho cấp quản lý những hiểu biết chính xác về thực tế quản lý. Cũng từ đó mà các Bộ trưởng, các cơ quan của Bộ có thể tham khảo các Tổng thanh tra về tổ chức, về các quyết định mới, về công tác soạn thảo các văn bản pháp luật, về các dự án kinh tế, …

Nghiên cứu, điều tra là hướng vào việc tìm ra những khuyết tật trong cơ chế, chính sách hoặc những điểm bất ổn trong sự vận hành của cơ quan công quyền, để từ đó giúp cho Bộ trưởng có sự tác động, điều chỉnh một cách kịp thời.

Đây là một biện pháp phòng ngừa từ rất sớm và thể hiện vai trò quản lý vĩ mô của một Nhà nước phát triển và quản lý ngày càng trở thành một khoa học không thể thiếu.

Cùng với các cơ chế kiểm tra, giám sát khác, hoạt động của các cơ quan Tổng Thanh tra Pháp tạo ra cơ chế kiểm tra bảo đảm cho bộ máy hành chính nhà nước hoạt động đúng pháp luật, tránh sự lạm quyền, lộng quyền, đồng thời làm cho hoạt động quản lý có hiệu quả trong một nền hành chính ổn định và nề nếp.

1.3.4. Bài học cho Việt Nam

Qua kinh nghiệm tổ chức và hoạt động thanh tra của Trung Quốc, Lào và Pháp, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho Việt Nam sau đây:

- Công tác giám sát cần kết hợp giữa giáo dục và trừng trị, giám sát và cải tiến công tác.

- Công tác giám sát phải dựa vào quần chúng; công dân có quyền tố cáo, khiếu kiện với cơ quan giám sát về hành vi thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan hành chính nhà nước, công chức, viên chức hành chính nhà nước.

- Gắn bó chặt chẽ giữa kiểm tra Đảng và giám sát hành chính tạo nên cơ chế thống nhất để phát hiện và xử lý kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, đảng viên vi phạm tạo hiệu lực cao cho quyết định xử lý của cơ quan kiểm tra, giám sát góp phần quan trọng việc chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, tăng kỷ cương pháp luật.

- Kết luận thanh tra nên thực hiện nhanh gọn, xử lý kiến nghị thanh tra cần kịp thời và đồng bộ, cần thông báo rộng rãi kết quả xử lý sau thanh tra trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Cần có chính sách tốt để bảo vệ cán bộ thanh tra; quy định nghiêm ngặt chế độ khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ thanh tra.

- Đảm bảo tính độc lập, khách quan của thanh tra. Thanh tra không tham dự vào cơ quan đƣợc thanh tra. Thành viên của cơ quan thanh tra không tham gia vào cơ quan chỉ đạo của bộ.

- Thanh tra không chỉ đóng vai trò phán quyết mà quan trọng hơn là cần đóng vai trò cố vấn, hướng tới những giải pháp cho quản lý.

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở việt nam (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)