Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở việt nam (Trang 58 - 61)

2.1. Chủ thể thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT

2.1.1. Cơ sở pháp lý

Chủ thể thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT đƣợc quy định khá rõ trong các văn bản pháp luật nhƣ Luật thanh tra 2004, Luật thanh tra 2010 và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành các luật này. Cụ thể xem Hộp 2.1.

Hộp 2.1. Chủ thể thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT theo các văn bản pháp luật

- Luật Thanh tra 2004:

Lần đầu tiên thanh tra chuyên ngành đƣợc chính thức đƣa vào Luật Thanh tra 2004. Tại Khoản 3, Điều4,Luật Thanh tra 2004 quy định: “Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý”.Tại Điều 2 của Luật quy định về tổ chức cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực; theo đó, các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực gồm có Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ): “Thanh tra bộ có thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được thành lập cơ quan thanh tra. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ đƣợc áp dụng nhƣ đối với Thanh tra bộ”; Thanh tra sở: “Thanh tra sở

được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật”.

- Luật Thanh tra 2010:

Về Thanh tra bộ: Điều 17 quy định Thanh tra bộ: “tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”. Tại điểm b, Khoản 2, Điều 18 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra bộ: “Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách”.

Về Thanh tra sở, tại Khoản 3, Điều 24 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở: “ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của sở”. Điều 29 quy định việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực: “Việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng”.

- Căn cứ quy định của Luật Thanh tra 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 2 năm 2012 quy định về cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Tại Khoản 6, Điều 6 quy định cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ NN và PTNT gồm: “Tổng cục Thủy lợi; Tổng

cục Lâm nghiệp; Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi; Cục Quản lý chất lƣợng nông lâm sản và thủy sản;

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối”. Tại Khoản 6, Điều 8 quy định Chi cục thuộc Sở ngành NN và PTNT đƣợc ngiao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gồm: “Chi cục về bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý chất lƣợng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở NN và PTNT”.

- Ngày 14/5/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 47/2015/NĐ- CP về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành NN và PTNT. Tại Điều 3 quy định Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành NN và PTNT nhƣ sau: “Cơ quan Thanh tra nhà nước, bao gồm: Thanh tra Bộ NN và PTNT (sau đây gọi là Thanh tra Bộ); Thanh tra Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi là Thanh tra Sở)”. Các cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gồm: “Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Lâm nghiệp; Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi;

Cục Quản lý Chất lƣợng nông lâm sản và thủy sản; Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Chi cục Kiểm lâm; Chi cục Thủy sản; Chi cục Thủy lợi; Chi cục Phát triển nông thôn; Chi cục Quản lý chất lƣợng Nông lâm sản và Thủy sản”.

Nguồn: Luật Thanh tra 2004, Luật Thanh tra 2010, Nghị định 07/2012/NĐ-CP, Nghị định 47/2015/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)