Một số hạn chế của hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở việt nam (Trang 107 - 114)

2.4. Đánh giá hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT Việt Nam giai đoạn 2011-2014

2.4.2. Một số hạn chế của hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT

Bên cạnh những ƣu điểm, hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT giai đoạn 2011 - 2014 còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập chƣa đáp ứng với tình hình thực tế nhƣ:

- Về mô hình tổ chức: Mô hình tổ chức Thanh tra chuyên ngành NN và PTNT thời gian dài chƣa thống nhất trong toàn quốc, đến nay vẫn tồn tại nhiều mô hình khác nhau, nhƣng Luật và các văn bản không quy định cho phép hoặc không cho phép các địa phương tùy tình hình tổ chức cho phù hợp, tạo sự hiểu khác nhau trong áp dụng và tổ chức thực hiện luật pháp. Tại địa phương đầu mối tổ chức thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố vẫn tồn tại song song 02 mô hình.

Mô hình 1: Hệ thống Thanh tra Sở (bao gồm cả các Chi cục) tập trung hết về Thanh tra Sở, do Thanh tra Sở quản lý nhƣ các Sở: Khánh Hòa, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tầu, Tiền Giang, Nam Định, Hà Nội.

Mô hình 2: Hệ thống Thanh tra Sở độc lập với hệ thống thanh tra các Chi cục nhƣ ở TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và đa số các tỉnh khác.

- Trong tác nghiệp: Tiến độ thực hiện các cuộc thanh tra còn chậm, số lƣợng, chất lƣợng các cuộc thanh tra, kiểm tra chƣa cao do hạn chế về khả năng tác nghiệp, thiếu thẩm quyền;

- Hoạt động thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở còn ít, hầu hết các cuộc thanh tra chuyên ngành tập trung ở Thanh tra các Chi cục chuyên

- Việc xử phạt VPHC có lộ trình tương đối lâu, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác thanh tra.

- Hàng năm, Thanh tra Bộ vẫn đôn đốc, hướng dẫn các Tập đoàn, Tổng công ty xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ công tác quản lý tài chính của các đơn vị. Tuy nhiên, từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp, chủ trương của Nhà nước, của Bộ về đẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp đều đang được kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, Thanh tra Bộ, Thanh tra Bộ Tài chính và Thanh tra các Bộ khác cũng ít thanh tra đối với các doanh nghiệp trực thuộc Bộ.

- Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC, PCTN mặc dù đã có chuyển biến nhưng chưa hoàn toàn chủ động và chưa thường xuyên.

- Vẫn còn một số vấn đề còn lệch, khác biệt ở thực tiễn so với những quy định của Luật mới, nhƣ:

+ Về hệ thống tổ chức thanh tra đang tồn tại tại các Tổng cục, Cục thuộc bộ (Lâm nghiệp, Thủy lợi, Thủy sản, Thú y, Bảo vệ thực vật, Quản lý chất lƣợng nông lâm sản và thủy sản); Thanh tra Chi cục thuộc Chi cục Thú y, Bảo vệ thực vật, Thủy sản, Quản lý chất lƣợng nông lâm sản và thủy sản;

+ Về vai trò, vị trí và quyền lợi người làm thanh tra có chức danh thanh tra đang công tác tại các tổ chức thanh tra ở Tổng cục, Cục thuộc Bộ, chi cục thuộc sở;

+ Về việc phân công phân cấp cho các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra;

+ Về cơ chế phối hợp công tác giữa các cơ quan thanh tra với nhau và với Cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra; cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo tính chính xác, hợp pháp của các kết luận thanh tra và quyết

năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với những vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ;

+ Về việc xây dựng mô hình tổ chức đầu mối quản lý về thanh tra chuyên ngành tại các tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở để đáp ứng các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh tra được đảm bảo xuyên suốt, thường xuyên liên tục, đảm bảo phản ánh kịp thời những vướng mắc trong công tác thanh tra chuyên ngành đến đƣợc Thanh tra Bộ (đã đƣợc giải quyết một phần bằng quyết định thành lập Vụ Pháp chế, Thanh tra tại 03 Tổng cục);

+ Về việc xây dựng tiêu chuẩn, bổ nhiệm chức danh thanh tra chuyên ngành NN và PTNT.

+ Về việc thực hiện xử phạt VPHC của hoạt động thanh tra ở cơ quan đƣợc giao thanh tra chuyên ngành;

+ Về cơ chế theo dõi xử lý kết luận thanh tra.

2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong công tác thanh tra chuyên ngành NN và PTNT

- Về cơ sở pháp lý

Mặc dù văn bản pháp luật có nhiều thay đổi, tạo tiền đề căn bản cho ngành thanh tra ngày càng lớn mạnh và hoạt động có hiệu quả hơn, nhƣng việc ban hành những văn bản hướng dẫn Luật còn chậm, chưa có tiến bộ nhiều về hoạt động thanh tra chuyên ngành do còn nhiều điểm quy định chƣa phù hợp với thực tiễn và còn xung đột, mâu thuẫn, chƣa hòa hợp với hệ thống pháp luật có liên quan. Do đó, một khoảng thời gian dài lực lƣợng thanh tra chuyên ngành NN và PTNT lúng túng về tổ chức và hoạt động.

Ngoài ra còn gặp một số vấn đề mới phát sinh chƣa đƣợc quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, nhiều địa phương không thể triển khai thực hiện hoặc triển khai không đầy đủ, đặc biệt là tổ chức Thanh tra tổng

các Chi cục mặc dù đã đƣợc điều chỉnh trong các Nghị định của Chính phủ nhƣng trái với Luật Thanh tra và Pháp lệnh Xử lý VPHC về chức danh và thẩm quyền xử phạt VPHC của Chánh thanh tra và Thanh tra viên chuyên ngành cấp cục và cấp chi cục.

- Về tổ chức, bộ máy

Chƣa có cơ quan quản lý thống nhất về công tác Thanh tra chuyên ngành trong toàn quốc và công tác Thanh tra chuyên ngành NN và PTNT thống nhất.

Theo Luật Thanh tra hiện hành, cơ quan thanh tra vừa là cơ quan hoạt động theo luật pháp quản lý nhà nước về thanh tra, vừa thực hiện tác nghiệp chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực, một tổ chức thanh tra chịu sự song trùng lãnh đạo của cơ quan cùng cấp và cơ quan thanh tra cấp trên. Vì vậy, tổ chức thanh tra còn bị chia cắt, thanh tra cấp trên không chỉ đạo tuyệt đối cơ quan cấp dưới, mà chỉ hướng dẫn cơ quan thanh tra cấp dưới về chuyên môn, nghiệp vụ.

Do điều kiện thực tế cần duy trì hoạt động bình thường của hoạt động thanh tra chuyên ngành, đến nay vẫn còn nhiều tổ chức thanh tra đang tồn tại trong thực tiễn nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật Thanh tra.

Lực lƣợng thanh tra ngành NN và PTNT còn mỏng, hạn chế về biên chế do biên chế ít, còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn, số lƣợng cơ cấu chưa đủ cả ở Trung ương và địa phương. (Ví dụ: Tuyên Quang 02 người, Thái Nguyên 03 người, Bắc Cạn 02 người, Cao Bằng 03, Lạng Sơn 04 người, Lào Cai 04 người, Thừa Thiên Huế 04 người). Đặc biệt, về biên chế cho lực lƣợng Thanh tra chuyên ngành ở các Chi cục: theo Luật Thanh tra 2010 quy định: chỉ có công chức mới đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, dẫn tới mâu thuẫn với Quyết định số 100/QĐ-BNV ngày

nước năm 2010 của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công chức hành chính của các Chi cục, Trạm Kiểm dịch…Ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng phải chuyển thành biên chế viên chức vì ở đơn vị cấp ba thuộc Sở NN và PTNT chỉ có biên chế sự nghiệp. Đây là tồn tại, vướng mắc lớn vì phần lớn lực lượng nằm tại địa phương gắn liền với hoạt động thực tiễn thì lại là viên chức.

Việc thu hồi thẻ Thanh tra viên của các cán bộ thanh tra hiện công tác tại các Tổng cục, Cục: Theo quy định tại Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Chi cục thuộc Sở không còn tổ chức thanh tra độc lập, không còn tổ chức thanh tra nhà nước, do đó không còn các chức danh thanh tra. Việc trước đây những người đã từng được cấp thể thanh tra viên và được hưởng phụ cấp ngành theo ngạch Thanh tra đến nay không còn giá trị đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của công tác thanh tra chuyên ngành.

- Cơ chế phối hợp hoạt động, mối liên hệ giữa các cơ quan có chức năng thanh tra chuyên ngành chưa rõ ràng

Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên ngành còn chồng chéo, trùng lắp; nội dung còn chƣa sát thực; thời gian tiến hành còn chƣa hợp lý.

Trong khi đó, một số lĩnh vực không đƣợc quan tâm đúng mức, thậm chí còn bỏ ngỏ không đƣợc thanh tra, kiểm tra.

Việc xử lý các hành vi vi phạm của các cơ quan có liên quan sau thanh tra, kiểm tra còn dở dang, chưa được dứt điểm, mạnh mẽ, cương quyết.

Nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra không có các thành viên chuyên làm công tác thanh tra tham dự, tham mưu. Cho nên, chưa đảm bảo về thủ tục, phương pháp tiến hành làm chưa theo trình tự hoặc làm bỏ qua một số bước.

Cách thu thập chứng cứ, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra còn sơ sài, thậm chí không có báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra…

Luật Thanh tra và Nghị định 07/2012/NĐ-CP đã có những quy định về hoạt động của các cơ quan thanh tra trong hoạt động thanh tra chuyên ngành (thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra), song cũng vẫn còn bất cập.

Chẳng hạn trong trình tự thanh tra chuyên ngành phải thông báo và công bố quyết định thanh tra cho đối tƣợng thanh tra chuyên ngành, trong khi đó các hành vi vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp thường xảy ra đột xuất, trong khoảng thời gian ngắn.

- Về thẩm quyền

Chế tài xử phạt VPHC trong các lĩnh vực chuyên ngành còn thiếu, chƣa thống nhất.

Theo Luật, nhiều tổ chức có chức năng thanh tra chuyên ngành, cá nhân có chức năng thanh tra, nhƣng trong thực tế chƣa thể áp dụng đƣợc. Cán bộ làm công tác thanh tra ở các cơ quan đƣợc giao chức năng thanh tra chuyên ngành không đƣợc công nhận ngạch thanh tra viên, trong khi đó pháp luật về xử lý VPHC chưa sửa đổi tương thích nên khi phát hiện sai phạm về chuyên ngành vẫn không xử lý kiên quyết, dứt điểm đƣợc.

Việc xử phạt VPHC do các Cơ quan vùng thuộc Cục và các Cục: Cho đến thời điểm hiện nay, hồ sơ VPHC của các Cục xác lập vẫn phải gửi về Thanh tra Bộ ban hành quyết định xử phạt. Nguyên nhân là mặc dù các Cục đã đƣợc giao chức năng thanh tra chuyên ngành tại Nghị định 07/2012/NĐ- CP có hiệu lực, nhƣng Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 chƣa sửa đổi kịp để phù hợp với Luật Thanh tra và Nghị định hướng dẫn mới, dẫn tới các công chức, thủ trưởng các đơn vị được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành chƣa có thẩm quyền xử phạt, chƣa đƣợc quy định mức phạt cụ thể. Dẫn đến lộ trình xử phạt VPHC bị kéo dài.

Một số Nghị định nhƣ: Nghị định 26/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 quy

40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực Thú y; Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18/9/2008 quy định về hệ thống tổ chức, quản lý thanh tra và kiểm nghiệm VSATTP có quy định thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Cục và Chánh Thanh tra Chi cục nhƣng đến nay không còn hiệu lực do không còn các chức danh đó trên thực tế.

- Về phân cấp

Sự phân cấp về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành phụ thuộc vào sự phân cấp về quản lý nhà nước về NN và PTNT. Về nguyên tắc, quản lý nhà nước lĩnh vực gì thì thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đó, nhƣng việc phân công trách nhiệm đối với các cơ quan có chức năng thanh tra chuyên ngành giữa Bộ với địa phương chƣa đƣợc rõ.

- Về kinh phí, phương tiện kỹ thuật, dụng cụ, máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành còn thiếu. Chủ yếu thanh tra, kiểm tra qua phương pháp cảm quan.

CHƯƠNG 3. NHIỆM VỤ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở việt nam (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)