CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MÁY TÍNH CÁ NHÂN CỦA CÔNG TY HEWLETT-
3.2 Những đề xuất và kiến nghị cơ bản nhằm phát triển dịch vụ máy tính cá nhân của HP Việt Nam
3.2.1. Những đề xuất với Hewlett - Packard 3.2.1.1. Hỗ trợ học sinh – sinh viên
Công ty HP toàn cầu nói chung và HP Việt Nam nói riêng luôn cung cấp các sản phẩm với chất lượng cao. Để hoàn thành mục tiêu mỗi học sinh, sinh viên một máy tính thì HP VN cần phải có chính sách hỗ trợ cụ thể như:
* Hỗ trợ giá cho học sinh, sinh viên.
* Tạo ra một số sản phẩm đặc chủng, với giá thành rẻ, bền nhưng đáp ứng được tối đa nhu cầu của học sinh, sinh viên trong nghiên cứu học tập như:
lướt web, phần mềm office thông thường.
* Đặc biệt, lưu ý, nên kết hợp với Microsoft và những hãng phần mềm lớn để có chương trình đào tạo miễn phí hoặc phí rất thấp, có thể là online, sau đó có những chương trình thi có thưởng tìm hiểu về công nghệ và phần mềm sử dụng. Việc này vô cùng quan trọng và thiết thực, chỉ khi nào, các em biết hết các tính năng sử dụng của phần mềm, phần cứng, cách bảo quản thì các em mới thấy hết hiệu quả của nó đồng thời giúp các em tự tin hơn trong hành trình tương lai của cuộc đời.
3.2.1.2. Hỗ trợ cho người có thu nhập thấp
Ngoài việc hỗ trợ cho học sinh sinh viên, đề nghị HP nên có chương trình giành cho những người có thu nhập thấp, ví dụ như nông dân, cũng sẽ sở hữu cho mình một chiếc máy tính cá nhân, có thể tích hợp cả card tivi để có thêm chức năng xem tivi. Đồng thời kết hợp với các nhà viễn thông lớn tại Việt Nam như Viettel, VDC để tích hợp moderm mạng ADSL, dễ dàng lướt web, mở rộng tầm nhìn ra thế giới, gần gũi với người thân khi ở xa. Đặc biệt là những đứa con khi đi học xa nhà, vẫn luôn cảm thấy gần gũi gia đình, thông tin cập nhật hàng ngày, cha mẹ yên tâm cấy cày, kiếm tiền, một điều rất lớn lao mà hàng triệu triệu người dân mong mỏi. Có thể đặt tên riêng cho mày tính cá
3.2.1.3. Xây dựng kênh phân phối
Phát triển kênh phân phối nhưng phải có chọn lọc. Không nên phát triển ồ ạt, thiếu kiểm soát, nên phát triển những đại lý có uy tín trên thị trường công nghệ, tiềm lực mạnh về tài chính, có thể không cần số đông, chỉ cần chất lượng đối với hệ thống Nhà Phân Phối và đại lý cấp II để tạo dựng niềm tin vững chắc về cam kết phát triển kinh doanh cho cả hai phía. Bên cạnh đó, phát triển và hỗ trợ những đại lý cấp 3, có tiềm lực trở thành lực lượng back up cho hiện tại và phát triển thành đại lý cấp 2 trong tương lai, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của HP không bị gián đoạn khi có 1 hoặc một số đại lý chuyển hướng kinh doanh. Chính sách tương tự như vậy đối với đại lý cấp II, đối với Nhà phân phối.
3.2.1.4. Hỗ trợ kênh dự án
Hỗ trợ tương tự như kênh phân phối đối với đối tác chiến lược chuyên bán hàng và triển khai vào dự án.
Kết hợp xây dựng nhiều hơn nữa các chương trình đào tạo cho các nhân viên, cán bộ sử dụng thành thạo về quản trị phần mềm và phần cứng, nhằm giảm thiểu chi phí quản lý cho chủ đầu tư, nâng cao hiểu biết và nhận thức cho mỗi người sử dụng.
3.2.2. Những kiến nghị với Nhà nước
Các bí quyết về công nghệ thông tin nói chung đang nằm trong tay một số hãng lớn của các tập đoàn lớn trên thế giới như HP, IBM, Microsoft, Intel….
Tại Việt Nam, ngành công nghệ thông tin hiện chưa có một phát minh nào. Sản xuất chủ yếu dựa trên lắp ráp linh kiện, thậm chí đến vỏ máy cũng nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước lân cận. Chính vì vậy, để có giá thành thấp, các tập đoàn lớn trong nước như: CMC, FPT sẽ cắt giảm toàn bộ chi phí cho R&D, nhập những linh kiện loại 2, 3 để có giá thành rẻ, trừ phần chipset và Ram của Intel, do có Intel tại Việt Nam hỗ trợ; không đảm bảo qui trình lắp ráp theo tiêu chuẩn quốc tế. Nếu nhìn về lâu dài, Việt Nam không những không phát triển
được ngành công nghệ thông tin mà còn dễ dẫn đến trở thành một “bãi rác công nghệ khổng lồ”.
Một kinh nghiệm, HP đã từng liên kết với FPT ELEAD để lắp ráp máy tính HP, tuy nhiên, không lâu sau đó, buộc lòng phải dừng lại, do quy trình lắp ráp của Elead không đảm bảo, do quy trình quản lý phức tạp, do rất nhiều lý do khác, mọi nỗ lực chuyển giao công nghệ lắp ráp đã không được thành công.
Ngày 30 tháng 12 năm 2009, Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã ra thông tư số: 42/2009/TT-BTTTT “Quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin sản xuất trong nước bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước”, trong đó quy định rõ một số sản phẩm phần cứng máy tính, sản phẩm điện tử chuyên dụng và dân dụng như: Máy tính để bàn, máy tính xách tay…. phải là sản phẩm thương hiệu Việt Nam, và nhiều chi tiết khác về việc ưu tiên sản phẩm thương hiệu Việt.
Từ góc độ hội nhập quốc tế, có thể đề xuất một số kiến nghị sau đây:
Nên tạo dựng một sân chơi công bằng cho các hãng sản xuất dịch vụ máy tính trong nước và nước ngoài bằng cách chính sách mở.
Nên tận dụng các hãng máy tính lớn trên thế giới về việc chuyển giao công nghệ; đào tạo cho các nhà sản xuất và lắp ráp máy tính Việt Nam dưới hình thức liên doanh; gia công lắp ráp. Việc này đã được thực tế chứng minh tại Đài Loan. Hãng HTC từ một công ty chuyên lắp ráp sản phẩm cho các hãng trên toàn thế giới về sản phẩm thiết bị di động, nay đã trở thành một hãng tự sản xuất và cung cấp sản phẩm thiết bị di động có vị trí trên thế giới.
Nên mở rộng thu hút các hãng đầu tư nhà máy lắp ráp dịch vụ công nghệ máy tính tại Việt Nam, qua đó phát triển đội ngũ công nhân công nghệ cao, hiện đang rất khan hiếm tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải kiện toàn hệ thống hiện đại hóa ngành Hải Quan, nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính nhằm thu hút tạo điều kiện cần và đủ cho đối tác nước ngoài tham gia.