Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TƢ THỤC
1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số trường và bài học rút ra trong công tác quản lý tài chính của trường Cao đẳng Y – Dược ASEAN
1.3.1. Kinh nghiệm rút ra từ trường Cao đẳng Bách Việt
Trường Cao đẳng Bách Việt là trường cao đẳng tư thục trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Điểm mạnh
Trường đã xây dựng cơ chế quản lý tài chính được thể hiện công khai trong quy chế chi tiêu nội bộ có bổ sung, chỉnh sửa hàng năm. Quy chế chi tiêu nội bộ
đƣợc xây dựng đảm bảo đúng chế độ, công khai, công bằng trong thực hiện chế độ thu, chi tài chính, tiết kiệm trọng chi tiêu, chi có hiệu quả thiết thực đem lại lợi ích cho đơn vị, tăng thu nhập cho người lao động Các chế độ chi tiêu xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của đơn vị, từ yêu cầu cụ thể của công việc nhằm khuyến khích người lao động tự giác trong công việc, làm việc năng suất, hiệu quả. Ưu tiên đúng mức cho các hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học.
Trường lập dự toán theo khoản mục thực hiện thiết lập các mức chi tiêu rõ ràng, tạo điều kiện để kiểm soát chi tiêu thông qua việc so sánh dễ dàng với các năm trước và cụ thể hóa các đầu vào. Trường đã kết hợp với việc lập dự toán theo công việcthực hiện chú trọng đo lường khối lượng công việc thực hiện đã ghép đƣợc các thông tin hoạt động vào quá trình lập dự toán.
Trường đã thống nhất phương pháp và biểu mẫu báo cáo tài chính, do đó việc lập và phân tích báo cáo tài chính dễ dàng, khoa học, hợp lý. Các thông tin đã đƣợc báo cáo thống nhất và phản ánh đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều hành, quản lý và công tác quản trị của đơn vị.
Những tồn tài
Kế hoạch tài chính hàng năm được xây dựng theo hoạt động của trường trong năm tới. Do tình hình kinh tế xã hội biến động, nên kế hoạch tài chính của các năm vẫn chƣa thật sát với thực tế diễn ra.
Xây dựng quy trình trong việc phân phối tài sản cho các phòng ban, khoa và phân phối vật tƣ thực tập cho thực hành chƣa cụ thể, chƣa có kế hoạch phối hợp chặt chẽ tất cả các phòng khoa chức năng để xây dựng định mức chi phí tài chính cho từng ngàng nghề đào tạo.
1.3.2. Kinh nghiệm tại trường Cao đẳng công nghệ Bắc Hà
Trường Cao đẳng Bắc Hà là một trường cao đẳng tư thục đa ngành nghề trực thuộc Lao động Thương binh và Xã hội và có trụ sở tại Từ Sơn, Bắc Ninh.
Điểm mạnh
Trường đã Xây dựng chương trình đào tạo tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao và huy động từ nguồn
trích lập các quỹ KHCN của doanh nghiệp. Đây là một trong những cách gia tăng nguồn lực tài chính cho trường.
Kế hoạch tài chính hàng năm đƣợc xây dựng theo quy định và đƣợc công bố công khai, minh bạch.Nguồn tài chính hàng năm tại đơn vị đƣợc sử dụng đúng mục đích, rõ ràng, công khai minh bạch
Trường đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm QLTC vào công tác QLTC, do đó thuận lợi cho việc quản lý, điều hành các phòng ban, các thông tin báo cáo đƣợc thống nhất, kịp thời và nhanh chóng.
Nguồn thu của trường bao gồm: thu học phí (gần 98%); thu lệ phí và dịch vụ khác.
Chi hoạt động thường xuyên chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi của trường (trên 80%). Chi thanh toán cá nhân; chi về hàng hóa, dịch vụ, nghiệp vụ chuyên môn; chi đầu tư mua sắm sữa chữa và chi thường xuyên khác.
Tồn tại
Chƣa phát huy hết hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tài chính, chƣa khai thác đƣợc hết hiệu quả của công nghệ thông tin,
1.3.3. Bài học cho trường cao đẳng Y – Dược ASEAN
Từ việc nghiên cứu và đánh giá kinh nghiệm quản lý từ Cao đẳng Bách Việt và trường cao đẳng công nghệ Bắc Hà có thể rút ra một số bài học cho trường cao đẳng cao đẳng Y – Dƣợc Asean nhƣ sau:
- Luôn cải tiến tổ chức và quản lý tài chính phù hợp với các cơ chế chính sách của nhà nước, theo kịp sự phát triển của kinh tế xã hội.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động dựa vào kết quả và chất lƣợng công việc thường xuyên để kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu chi trong hoạt động quản lý tài chính của mình.
- Thực hiện các chính sách mở để tăng thêm thu nhập cho đội ngũ giảng viên có trình độ cao. Điều này cũng tạo nên động lực để đội ngũ giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
CHƯƠNG 2