CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
3.1.1. Thông tin thu mẫu dược động học
Trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019, có 157 bệnh nhân được chỉ định ceftazidim trong tổng số 706 bệnh nhân nhập Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai với chẩn đoán ban đầu là đợt cấp BPTNMT (đặc biệt từ ngày 18/1/2019 đến ngày 31/3/2019 có 126 bệnh nhân được chỉ định sử dụng ceftazidim trên tổng số 312 bệnh nhân). Tuy vậy, chỉ có 50 bệnh nhân đạt tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Trong đó 47 bệnh nhân được lấy mẫu dược động học 2 lần (tương ứng 94 bộ mẫu), 3 bệnh nhân chỉ được lấy mẫu dược động học 1 lần (tương ứng 3 bộ mẫu).
Thông tin thu mẫu dược động học được tiến hành song song với theo dõi chức năng thận ở bệnh nhân trình bày ở Hình 3.1.
Hình 3.1 Kết quả thu nhận bệnh nhân và lấy mẫu dược động học Loại trừ
Loại trừ 706 bệnh nhân nhập Trung tâm Hô hấp với chẩn
đoán ban đầu: Đợt cấp BPTNMT
157 bệnh nhân được chỉ định sử dụng ceftazidim
52 bệnh nhân được lấy mẫu máu
50 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu
105 bệnh nhân không đồng thuận
2 bệnh nhân chấn đoán ra viện là Hen
phế quản cấp
47 bệnh nhân lấy 2 mẫu dược động học
3 bệnh nhân lấy 1 mẫu dược động học
29
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.1 tóm tắt đặc điểm của 50 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi.
Bảng 3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Kết quả (N=50)
Tuổi, trung bình ± độ lệch chuẩn 69,52 ± 9,15
Nam giới, n (%) 47 (94)
Cân nặng (kg), trung bình ± độ lệch chuẩn 51,74 ± 8,84 Chiều cao (cm), trung bình ± độ lệch chuẩn 162,68 ± 5,65 BMI (kg/m2), trung bình ± độ lệch chuẩn 19,53 ± 3,08 FFM (kg), trung vị (tứ phân vị) 44,46 (40,59 – 47,16) Bệnh mắc kèm
Đái tháo đường, n (%) 8 (16)
Suy tim, n (%) 8 (16)
Tăng huyết áp, n (%) 12 (24)
Viêm phổi, n(%) 9 (18)
Khác, n (%) 22 (44)
Điểm Anthonisen ngày nhập khoa, n (%)
Mức độ nặng 12 (24)
Mức độ trung bình 27 (54)
Mức độ nhẹ 11 (22)
Suy hô hấp, n (%) 17 (34)
Thở máy, n (%) 7 (14)
Sử dụng thuốc lợi tiểu, n (%) 9 (18)
Nồng độ creatinin huyết thanh (àmol/L), trung bỡnh ± độ lệch chuẩn
72,88 ± 21,34
Độ thanh thải creatinin theo Cockcroft-Gault (mL/phút/1,73m2), trung vị (tứ phân vị)
70,79 (57,44 – 85,65)
Độ thanh thải creatinin theo MDRD (mL/phút/1,73m2), trung vị (tứ phân vị)
101,85 (81,09 – 127,17)
Thời gian sử dụng ceftazidim (ngày), trung vị (tứ phân vị)
8,0 (7,0 – 10,0)
30
Nhận xét: Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đa số là bệnh nhân cao tuổi với độ tuổi trung bình là 69,52. Bệnh nhân chủ yếu là nam giới, chiếm 94%. Trong 50 bệnh nhân, số bệnh nhân có thang điểm Anthonisen mức độ trung bình chiếm cao nhất với 54% (27 bệnh nhân). Tăng huyết áp là bệnh lý mắc kèm phổ biến nhất trong mẫu nghiên cứu với 12 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 24%), tiếp theo là viêm phổi với 9 bệnh nhân (18%) cùng với đái tháo đường và suy tim với 8 bệnh nhân (16%). Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp và phải thở máy chiếm tỷ lệ khá lớn (lần lượt là 34%
và 14%). Thuốc lợi tiểu được sử dụng trên 9 bệnh nhân (18%). Nồng độ creatinin huyết thanh trung bỡnh là 72,88 àmol/L với trung vị độ thanh thải creatinin tớnh theo công thức Cockcroft-Gault (CLcr-CG) là 70,79 ml/phút/1,73m2 và theo công thức MDRD (CLcr-MDRD) là 101,85 ml/phút/1,73m2. Thời gian sử dụng ceftazidim dao động từ 7 - 10 ngày với trung vị là 8 ngày.
3.1.3. Đặc điểm sử dụng kháng sinh tại thời điểm lấy mẫu dược động học
Đặc điểm về sử dụng ceftazidim tại các thời điểm lấy mẫu dược động học được tóm tắt trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2 Đặc điểm sử dụng ceftazidim tại thời điểm lấy mẫu dược động học
Đặc điểm Kết quả (N=50)
Chế độ liều
1g ceftazidim mỗi 12 giờ, n (%) 1 (2)
1g ceftazidim mỗi 8 giờ, n (%) 39 (78)
1g ceftazidim mỗi 6 giờ, n (%) 1 (2)
2g ceftazidim mỗi 12 giờ, n (%) 3 (6)
2g ceftazidim mỗi 8 giờ, n (%) 6 (12)
Thể tích dung môi NaCL 0,9%
100 ml, n (%) 37 (74)
250 ml, n (%) 13 (26)
Thời gian truyền (giờ), trung vị (tứ phân vị) 0,85 (0,67 – 1,05)
Nhận xét: Liều dùng ceftazidim của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu chủ yếu là 1g mỗi 8 giờ (chiếm 78%). Ngoài ra cũng có 6 bệnh nhân sử dụng liều 2g mỗi 8 giờ (chiếm 12%), số bệnh nhân dùng các chế độ liều khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tất cả đều
31
sử dụng dung môi hoàn nguyên là natri clorid 0,9% với thể tích pha chủ yếu là 100 ml (37 bệnh nhân, chiếm 74%). Thời gian truyền thuốc có trung vị là 0,85 giờ, khoảng tứ phân vị là 0,67 – 1,05 giờ.