Một số ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích dược động học quần thể của Ceftazidim trên bệnh nhân mắc đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai (Trang 63 - 67)

Do hạn chế về số lượng các nghiên cứu dược động học quần thể của ceftazidim trên bệnh nhân mắc đợt cấp BPTNMT tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Nghiên

55

cứu của chúng tôi tồn tại một số hạn chế cần lưu ý trong quá trình biện giải kết quả.

Thứ nhất, việc xác định các đặc điểm bệnh lý có thể gây ảnh hưởng lên các thông số dược động học của ceftazidim trên bệnh nhân đợt cấp BPTNMT còn ít và có thể thiếu do chưa có nghiên cứu tương đồng. Thứ hai, mức độ dao động các thông số dược động học quần thể của ceftazidim trong nghiên cứu của chúng tôi chưa được so sánh với các nghiên cứu trên cùng quần thể bệnh nhân để đánh giá sự khác biệt và các yếu tố liên quan. Thêm vào đó, chúng tôi không đưa chỉ số FEV1 vào phân tích mặc dù đây là một trong những chỉ số đặc trưng trên quần thể bệnh nhân đợt cấp BPTNMT do kỹ thuật đo chức năng hô hấp khá phức tạp, phụ thuộc vào sự phối hợp của bệnh nhân và sự hướng dẫn của kỹ thuật viên nên có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả.

Mặc dù còn một số hạn chế như trên, nghiên cứu đã giúp xây dựng được mô hình dược động học cơ bản và xác định yếu tố ảnh hưởng đến thông số dược động học quần thể của ceftazidim trên nhóm đối tượng này. Đồng thời, căn cứ trên mô hình dược động học quần thể đã xây dựng, nghiên cứu đã mô phỏng được khả năng đạt đích PK/PD với các mức MIC và đánh giá khả năng đạt đích trên chủng P.aeruginosa, là một trong những căn nguyên nhiễm khuẩn có tỷ lệ cao nhất trong đợt cấp BPTNMT tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai, qua đó đề xuất các chế độ liều kháng sinh phù hợp.

56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN

Qua ghi nhận và phân tích dược động học quần thể của ceftazidim trên 50 bệnh nhân đợt cấp BPTNMT tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Phân tích dược động học quần thể của ceftazidim trên bệnh nhân đợt cấp BPTNMT tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai:

✓ Mô hình 1 ngăn, truyền tĩnh mạch, thải trừ tuyến tính bậc 1, phân bố log chuẩn, sai số tỷ lệ là mô hình mô tả tốt nhất dữ liệu nồng độ thuốc – thời gian với 2 thông số đặc trưng là V và CL.

✓ Yếu tố dự đoán: dao động độ thanh thải ceftazidim được giải thích bằng độ thanh thải creatinin.

✓ Giá trị thông số quần thể ước tính từ mô hình cuối cùng là: V= 24 L và CL = 8,8 L/h.

✓ Dao động cá thể của các thông số V, CL lần lượt là: 9,31%; 20,8%.

2. Mô phỏng PK/PD của ceftazidim trên bệnh nhân đợt cấp BPTNMT tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai:

✓ Với mục tiêu 60% fT>MIC: Chế độ liều bao phủ mức MIC nhạy cảm của P.aeruginosa (MIC bằng 8 mg/L) là 2g mỗi 8 giờ truyền trong 30 phút hoặc 1g mỗi 8 giờ truyền trong 3 giờ trong trường hợp chức năng thận bình thường. Chế độ liều tối đa: 3g mỗi 8 giờ truyền trong 30 phút.

✓ Với mục tiêu 100% fT>MIC: Chế độ liều bao phủ mức MIC nhạy cảm của P.aeruginosa (MIC bằng 8 mg/L): nên cân nhắc chế độ truyền liên tục 1g mỗi 8 giờ trong trường hợp chức năng thận bình thường.

57

B. KIẾN NGHỊ

1. Tăng cường phân lập vi khuẩn và xác định MIC trong quá trình điều trị làm căn cứ xây dựng chế độ liều đạt mục tiêu PK/PD dựa trên quần thể vi khuẩn phân lập tại Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai.

2. Từng bước áp dụng và đánh giá hiệu quả chế độ liều ceftazidim đã xây dựng dựa trên PK/PD trong điều trị đợt cấp BPTNMT tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai.

3. Cần tiến hành mở rộng nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân suy thận để tối ưu chế độ liều trên quần thể bệnh nhân này.

Một phần của tài liệu Phân tích dược động học quần thể của Ceftazidim trên bệnh nhân mắc đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)