Liều dùng tại thời điểm bắt đầu sử dụng thuốc chống nấm trên bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc chống nấm tại Trung tâm gây mê và hồi sức ngoại khoa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (Trang 54 - 58)

3.2. Đặc điểm về sử dụng thuốc chống nấm trên bệnh nhân nghiên cứu

3.2.3. Liều dùng tại thời điểm bắt đầu sử dụng thuốc chống nấm trên bệnh nhân nghiên cứu

Phân tích tính hợp lí về liều dùng của fluconazol

Bảng 3.10. Phân tích tính hợp lí về liều nạp của fluconazol

Đặc điểm (N=111) SL (%) Kết quả

Không dùng liều nạp 34 (30,6)

Dùng liều nạp hợp lí 62 (55,9)

Dùng liều nạp không hợp lí 15 (13,5)

Ghi chú: Kết quả được tính trên tổng số 111 bệnh nhân dùng fluconazol khởi đầu và loại trừ bệnh nhân Candida tiết niệu. SL (%): số lượng bệnh nhân (tỷ lệ %)

Liều nạp được đánh giá trên 111 bệnh nhân, số lượng bệnh nhân được dùng liều nạp hợp lí hay liều nạp là 800mg/ngày là 55,9%, bệnh nhân không dùng liều nạp chiếm tỷ lệ khá cao 30,6% và có 13,5% bệnh nhân dùng liều nạp không hợp lí.

Bảng 3.11. Phân tích tính hợp lí về liều duy trì của fluconazol

Đặc điểm SL (%) Kết quả

Toàn bộ bệnh nhân sử dụng fluconazol (N=71)

Dùng liều duy trì hợp lí 42 (59,2)

Dùng liều duy trì không hợp lí 26 (36,6) Bệnh nhân chỉ sử dụng một liều nạp duy nhất 3 (4,2) Phân loại theo độ

thanh thải creatinin

Bệnh nhân có ClCr >50 ml/phút (N=49)

Dùng liều duy trì hợp lí 40 (81,6)

Dùng liều duy trì không hợp lí 6 (12,2) Bệnh nhân chỉ sử dụng một liều nạp duy nhất 3 (6,1) Bệnh nhân có ClCr ≤ 50 ml/phút (N=22)

Dùng liều duy trì hợp lí 2 (9,1)

Dùng liều duy trì không hợp lí 20 (90,9) Bệnh nhân chỉ sử dụng một liều nạp duy nhất 0 (0) Ghi chú: kết quả được tính trên tổng số n bệnh nhân dùng fluconazol khởi đầu điều trị và loại các bệnh nhân Candida tiết niệu. SL (%): số lượng bệnh nhân (tỷ lệ %)

Tổng số bệnh nhân sử dụng fluconazol là thuốc bắt đầu điều trị và đánh giá được độ thanh thải creatinin là 71 bệnh nhân. Trong đó 59,2% bệnh nhân được dùng liều duy

46

trì hợp lí và 4,2% bệnh nhân chỉ sử dụng duy nhất một liều nạp và chuyển sang thuốc khác.

Đánh giá liều duy trì dựa trên phân loại độ thanh thải creatinin, tỷ lệ bệnh nhân được dùng liều duy trì hợp lí khá cao (81,6%) ở nhóm bệnh nhân có độ thanh thải creatinin lớn hơn 50 ml/phút. Nhóm bệnh nhân có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn hoặc bằng 50 ml/phút, tỷ lệ liều duy trì hợp lí rất thấp chiếm 9,1%, trong nhóm bệnh nhân này có tới 90,9% bệnh nhân không được dùng liều duy trì hợp lí với chức năng thận.

Bảng 3.12. So sánh tính hợp lí về liều duy trì của fluconazol theo phân loại độ thanh thải creatinin

Liều duy trì ClCr ≤ 50 ml/phút

ClCr > 50 ml/phút

Tỷ số chênh- OR

Khoảng tin cậy- 95% CI

p- value Không hợp lí 20 (90,9) 6 (13,0) 66,7 12,3-360,5 <0.001 Hợp lí 2 (9,1) 40 (87,0)

Ghi chú: Loại bỏ bệnh nhân sử dụng một liều duy nhất và bệnh nhân Candida tiết niệu

Có sự khác biệt về tỷ lệ dùng liều duy trì không hợp lí/ hợp lí ở bệnh nhân nhóm ClCr ≤ 50 ml/phút so với bệnh nhân nhóm ClCr >50 ml/phút (nói cách khác có mối liên hệ giữa tính hợp lí về dùng liều duy trì với phân loại độ thanh thải creatinin của bệnh nhân). Có 90,9% bệnh nhân dùng liều duy trì không hợp lí ở nhóm bệnh nhân ClCr ≤ 50 ml/phút so với 13,0% ở nhóm bệnh nhân ClCr >50 ml/phút. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê p<0.001<0.05. Bệnh nhân nhóm ClCr ≤ 50 ml/phút có tỷ suất chênh liều duy trì không hợp lí cao gấp 66,7 lần so với nhóm ClCr > 50 ml/phút.

47

Hình 3.2. Phân tích tính hợp lí về liều dùng của fluconazol

Ghi chú: có n=63 bệnh nhân không lọc máu và đánh giá được độ thanh thải creatinin bao gồm cả bệnh nhân Candida tiết niệu. Kết quả được tính trên tổng n=63. SL (%): số lượng bệnh nhân (tỷ lệ %)

Tổng số bệnh nhân đánh giá được tính hợp lí của liều dùng là 63 bệnh nhân.

Trong đó, số lượng bệnh nhân dùng phù hợp cả liều nạp và liều duy trì chiếm 41,3%

tổng số bệnh nhân.

26 (41,3) 37 (58,7)

Liều dùng hợp lí Liều dùng không hợp lí

48

Phân tích tính hợp lí về liều dùng của caspofungin

Bảng 3.13. Phân tích tính hợp lí về liều dùng của caspofungin

Đặc điểm Kết quả

Phân tích tính hợp lí về liều nạp của caspofungin (N=3)

Không dùng liều nạp 0/3

Dùng liều nạp hợp lí 3/3

Dùng liều nạp không hợp lí 0/3

Phân tích tính hợp lí về liều duy trì của caspofungin (N=2) Toàn bộ bệnh

nhân

Dùng liều duy trì hợp lí 1/2

Dùng liều duy trì không hợp lí 1/2

Phân loại theo Child-pugh

Bệnh nhân không suy giảm chức năng gan (N=1)

Dùng liều duy trì hợp lí 1/1

Dùng liều duy trì không hợp lí 0/1 Bệnh nhân Child- pugh B (N=1)

Dùng liều duy trì hợp lí 0/1

Dùng liều duy trì không hợp lí 1/1

Phân tích tính hợp lí về liều dùng của caspofungin Dùng liều dùng hợp lí

Dùng liều dùng không hợp lí

1/2 1/2

Ghi chú: Kết quả được tính trên tổng N bệnh nhân

Tổng số bệnh nhân dùng caspofungin ở thời điểm chỉ định thuốc chống nấm là 3 bệnh nhân. Tất cả bệnh nhân này đều được dùng liều nạp hợp lí là 70 mg/ngày.

Có một bệnh nhân phân loại Child-pugh B không được hiệu chỉnh liều duy trì hợp lí theo chức năng gan theo phân loại Child-pugh.

Trong 2 bệnh nhân có đầy đủ thông tin đánh giá, có 1 bệnh nhân có cả liều nạp và liều duy trì phù hợp.

49

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc chống nấm tại Trung tâm gây mê và hồi sức ngoại khoa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)