Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 20 - 25)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài luận án được dựa trên cơ sở các lý thuyết nghiên cứu như sau:

- Lý thuyết về quản trị rủi ro (hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại là hoạt động có tính rủi ro cao, vì vậy, cần có cơ chế quản trị, kiểm soát và chia sẻ rủi ro);

- Lý thuyết về an toàn và ổn định của hệ thống tài chính quốc gia (trong đó, có sự an toàn và ổn định trong hoạt động của hệ thống ngân hàng);

- Lý thuyết về bảo hiểm tiền gửi và các mô hình BHTG đang được áp dụng trên thế giới;

21

- Lý thuyết về hợp đồng;

- Lý thuyết về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính - ngân hàng nói riêng.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Luận án được triển khai với một số câu hỏi nghiên cứu chủ đạo và giả thuyết nghiên cứu sau đây:

a. Về khía cạnh lý luận:

Câu hỏi nghiên cứu 1: Khái niệm, đặc điểm, vai trò và mục đích của BHTG là gì?

Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay, vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm và đặc trưng cơ bản của BHTG; đặc biệt cũng chưa có cách hiểu thống nhất về đặc điểm, vai trò và mục đích của BHTG

Kết quả nghiên cứu: Tổng hợp, khái quát để đưa ra cách hiểu thống nhất về khái niệm, đặc điểm, vai trò và mục đích của BHTG, bảo đảm cơ sở lý luận về quan hệ nội dung cho việc nghiên cứu pháp luật về BHTG.

Câu hỏi nghiên cứu 2: Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về BHTG? Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động BHTG của chủ thể tham gia (ngân hàng thương mại) như thế nào?

Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay những vấn đề nêu trên chưa được nghiên cứu một cách tổng thể và đầy đủ.

Kết quả nghiên cứu: Đưa ra quan điểm và nhận định của nghiên cứu sinh về khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về BHTG. Đưa ra các luận điểm và nhận định của nghiên cứu sinh về nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động BHTG của chủ thể tham gia là ngân hàng thương mại.

22

b. Về khía cạnh thực tiễn:

Câu hỏi nghiên cứu 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam về BHTG?

Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật hiện hành về BHTG có những ưu điểm và bất cập nhất định, có thể phù hợp hoặc không phù hợp với sự điều chỉnh của các quan hệ xã hội trong những giai đoạn nhất định.

Kết quả nghiên cứu: Chỉ ra được những bất cập, hạn chế của pháp luật về BHTG ở Việt Nam hiện nay, xác định được nguyên nhân của những bất cập và hạn chế đó.

Câu hỏi nghiên cứu 4: Thực tiễn thực hiện pháp luật về BHTG ở các ngân hàng thương mại hiện nay như thế nào?

Giả thuyết nghiên cứu: Việc thực hiện pháp luật về BHTG ở các ngân hàng thương mại hiện nay chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa đáp ứng được nguyện vọng và sự an toàn của người gửi tiền.

Kết quả nghiên cứu: Chỉ ra được những bất cập, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về BHTG ở các ngân hàng thương mại hiện nay, xác định được nguyên nhân của những bất cập và hạn chế đó.

c. Về các đề xuất, kiến nghị:

Câu hỏi nghiên cứu 5: Xu hướng phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và nhu cầu hoàn thiện pháp luật về BHTG ở Việt Nam trong thời gian tới?

Giả thiết nghiên cứu: Hiện nay ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về xác định yêu cầu và định hướng hoàn thiện pháp luật về BHTG nên chưa đưa ra được giải pháp tổng thể và đồng bộ để khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về BHTG.

Kết quả nghiên cứu: Chỉ rõ các yêu cầu và đưa ra các định hướng hoàn thiện pháp luật BHTG hiện hành để nhằm bảo đảm sự hoàn thiện và phù hợp hơn

23

của pháp luật với thực tế hoạt động BHTG của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu 6: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHTG của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay là gì?

Giả thiết nghiên cứu: Hiện nay ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống để đưa ra được giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHTG của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.

Kết quả nghiên cứu: Đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHTG của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Đã có những công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước đề cập đến những khía cạnh khác nhau liên quan đến hoạt động BHTG, pháp luật về BHTG, tạo nền tảng và nhận thức cơ bản để tác giả kế thừa và tìm ra điểm mới trong nghiên cứu hoạt động BHTG dưới góc độ pháp lý. Một cách khái quát nhất, tổng quan tài liệu đã cho thấy:

Một là, các nghiên cứu đã tập trung phân tích về sự cần thiết của hoạt động BHTG, vai trò của BHTG đối với hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng ở các quốc gia. Các nghiên cứu đã đánh giá thực trạng hoạt động nghiệp vụ của BHTG Việt Nam, đề xuất được những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ của tổ chức BHTG Việt Nam, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

24

Hai là, các nghiên cứu về quy định pháp luật về BHTG đã xác định được các chủ thể trong quan hệ BHTG; các mô hình BHTG trên thế giới và các vấn đề liên quan đến việc thiết kế mô hình BHTG ở Việt Nam; vấn đề thu và nộp phí BHTG; hạn mức chi trả BHTG… Song chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động bảo hiểm tiền gửi của các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam.

Vì vậy, đề tài của luận án mà nghiên cứu sinh thực hiện không có tính trùng lặp và đảm bảo được tính mới, tính cấp thiết so với các đề tài đã nghiên cứu trước đây.

Ba là, để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án dựa trên cơ sở học thuyết triết học Mác - Lênin; những quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính - ngân hàng nói riêng; Các lý thuyết về quản trị rủi ro; về BHTG và các mô hình BHTG đang được áp dụng trên thế giới; về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để làm rõ BHTG với tư cách là công cụ bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo cho sự an toàn đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng;

Tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu một cách linh hoạt, phù hợp với từng phần nội dung nghiên cứu của luận án.

Bốn là, tổng quan tài liệu nghiên cứu tại Chương 1, dự kiến các lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu là cơ sở để tác giả đi sâu nghiên cứu các nội dung cụ thể của các chương tiếp theo trong luận án.

25

Chương 2

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)