Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
2.1. Khái quát lý luận về hoạt động bảo hiểm tiền gửi
2.1.5. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động bảo hiểm tiền gửi
2.1.5. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động bảo hiểm tiền gửi
Như đã khẳng định, hệ thống BHTG được thiết lập và đi vào hoạt động ở mọi quốc gia nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Mặt khác, hệ thống BHTG cũng đóng góp phần không nhỏ trong nhiệm vụ bảo đảm hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính quốc gia nói chung. Xuất phát từ lý do nắm vai trò nhất định đối với nền kinh tế quốc dân, sự ổn định xã hội, cho nên hoạt động của các chủ thể tham gia quan hệ BHTG cần có sự điều chỉnh của pháp luật
3 https://www.nhatkychucuoi.com/2017/04/fdic-la-gi.html
4 Thông tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
43
nhằm thiết lập và duy trì trật tự nhất định trong lĩnh vực BHTG. Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực BHTG mang tính khách quan bởi các lý do sau:
Một là, dưới góc độ kinh tế - tài chính, mục tiêu và vai trò to lớn của hoạt động BHTG trong hoạt động ngân hàng đã được khẳng định. Cụ thể đó là bảo vệ quyền và lợi ích của những người gửi tiền tại tổ chức tham gia BHTG, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Các tổ chức tham gia BHTG sẽ được đặt dưới quy trình quản lý rủi ro thông qua các nghiệp vụ BHTG được thực hiện bởi tổ chức BHTG. Trường hợp khi một tổ chức tham gia BHTG không may bị phá sản, thông qua hoạt động BHTG, người gửi tiền sẽ được nhận tiền bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến tiền gửi một cách nhanh chóng nhất [61]. Chính vì vậy, pháp luật về hoạt động BHTG là cơ sở pháp lý buộc các tổ chức tham gia BHTG nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của mình đối với việc đảm bảo quyền sở hữu tài sản của người gửi tiền [15, tr. 11-12]. Có rất nhiều biện pháp khác nhau mà tổ chức tham gia BHTG có thể thực hiện để quản lý rủi ro của mình trong đó có việc tham gia BHTG, đóng phí BHTG, tham gia phân loại rủi ro… Nhìn vào đó, người gửi tiền sẽ thêm củng cố niềm tin của mình vào các tổ chức tham gia BHTG.
Hai là, dưới góc độ pháp lý, các nhà khoa học thường phân tích vị trí pháp lý của tổ chức BHTG để làm rõ sự cần thiết của việc điều chỉnh quan hệ BHTG bằng pháp luật. Những quan điểm phân tích này của các nhà nghiên cứu hoàn toàn có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, để khẳng định tính khách quan của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ BHTG cũng cần được nghiên cứu trên cơ sở đánh giá đặc điểm, tính chất của quan hệ này; tính chất phức tạp của việc tính toán số tiền BHTG; chi trả bảo hiểm trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG mất khả năng thanh toán; các tranh chấp có thể phát sinh giữa các bên
44
chủ thể trong quá trình chi trả bảo hiểm cho người thụ hưởng, những ảnh hưởng có tính chất dây chuyền trong hệ thống tài chính… Các quan điểm phân tích này dựa trên các căn cứ:
(i) Quan hệ BHTG phát sinh giữa các chủ thể tham gia có mối liên hệ mật thiết đến mục tiêu chính sách công của mỗi nhà nước. Do đó, quan hệ BHTG có những điểm khác biệt với các quan hệ xã hội khác phát sinh trong lĩnh vực dân sự, thương mại. Bất kỳ quan hệ xã hội nào hình thành trong xã hội dù có pháp luật điều chỉnh hay không thì chúng vẫn phát sinh, tồn tại và phát triển. Pháp luật ra đời sẽ định hướng cho cho sự phát triển của các quan hệ này phù hợp với ý chí cũng như cơ chế quản lý của Nhà nước. Quan hệ BHTG là một loại quan hệ pháp luật bảo hiểm – quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, quan hệ BHTG vừa mang tính phi thương và có mỗi liên quan nhất định với luật điều chỉnh chung cũng như chịu sự tác động của luật chuyên ngành.
Hoạt động BHTG có thể không vì mục tiêu lợi nhuận thông qua việc thực hiện những mục tiêu xã hội, vì lợi ích của cộng đồng; cũng có loại hình hoạt động BHTG nhằm mục tiêu sinh lợi bên cạnh những mục tiêu chính sách công. Nhưng tất cả các loại BHTG nào cũng hướng tới mục tiêu căn bản của BHTG là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG.
Tức là khi tổ chức BHTG hoạt động có hiệu quả và tổ chức tham gia BHTG tuân thủ nghĩa vụ pháp lý của mình thì quyền lợi của khách hàng sẽ được bảo toàn.
Bên cạnh đó, mức chi trả BHTG trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG mất khả năng thanh toán cũng có tác động nhất định đến niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính quốc gia. Chi trả BHTG có thể có giới hạn hoặc toàn phần và nó cũng được quy định khác nhau giữa các quốc gia hoặc ngay trong một nước, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển khác nhau với điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Chi trả BHTG toàn bộ sẽ được quy định
45
trong điều kiện kinh tế bị khủng hoảng nhằm ngăn chặn tình trạng rút tiền hàng loạt và tạo sự tin tưởng của người gửi tiền đối với hệ thống tổ chức tín dụng, ngân hàng về việc quyền lợi của họ vẫn đang được đảm bảo. Điều đó cho thấy, trách nhiệm của tổ chức tham gia BHTG và hoạt động BHTG có hiệu quả là một trong những phương thức bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Thông qua đó, góp phần hết sức quan trọng đối với việc thiết lập, duy trì ổn định hoạt động của chính các tổ chức tham gia BHTG nói riêng cũng như hệ thống tài chính, ngân hàng nói chung.
(ii) Trong quan hệ BHTG, chủ thể tham gia BHTG chỉ có thể là các tổ chức tài chính nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong xã hội mà chủ yếu là tổ chức tín dụng, ngân hàng. Trên thực tế, khi quy định việc tham gia BHTG theo hình thức tự nguyện thường không được các tổ chức tham gia BHTG hưởng ứng thực hiện. Tới nay, hầu như các quốc gia không còn quy định tham gia BHTG theo hình thức tự nguyện nữa mà quy định các tổ chức phải tham gia BHTG bắt buộc. Ngoài ra, tình trạng mức phí và phương thức nộp phí BHTG thường rất khó thỏa thuận giữa tổ chức BHTG và tổ chức tham gia BHTG cũng là nguyên nhân cần có những quy định cụ thể điều chỉnh vấn đề này.