CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY
2.2 Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty TNHH Kiểm toán ASC thực hiện
2.2.1 Khâu lập kế hoạch kiểm toán
2.2.1.1 Tìm hiểu thông tin cơ bản của khách hàng và bố trí nhân sự kiểm toán
Thông tin về ngành nghề, hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng.
Những thông tin mà KTV cần thu thập bao gồm:
+ Thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán từ đó có cơ sở đánh giá tỷ trọng TSCĐ trên tổng giá trị tài sản là cao hay thấp; cũng như đặc trưng cơ bản về TSCĐ của đơn vị được kiểm toán.
+ Thông tin về hệ thống kế toán TSCĐ và hệ thống KSNB về TSCĐ của đơn vị được kiểm toán: chính sách kế toán về TSCĐ mà đơn vị áp dụng và thay đổi trong các chính sách kế toán đó như chính sách khấu hao TSCĐ; ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán, kiểm toán TSCĐ đối với đơn vị; Tổ chức
hoạt động của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ đã hiệu quả hay chưa; …
Các kỹ thuật thu thập thông tin về khách hàng thường được KTV áp dụng bao gồm:
+ Tiến hành trao đổi với KTV tiền nhiệm hoặc tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc khách hàng để có thông tin về chính sách TSCĐ, sự biến động lớn (tăng, giảm) TSCĐ trong năm.
+ Xem xét lại kết quả cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung: các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống KSNB đối với TSCĐ, các gian lận sai sót liên quan đến TSCĐ năm trước…
+ Tham quan nhà xưởng, kho bãi, máy móc, trang thiết bị của đơn vị nhằm đánh giá công tác quản lý, bảo quản tài sản: Máy móc, dây chuyền sản xuất được bố trí, sắp xếp và vận hành tại các phân xưởng, bộ máy sản xuất như thế nào, những máy móc nào đã lỗi thời, lạc hậu không còn sử dụng nữa…
+ Dự kiến sử dụng chuyên gia nếu thấy TSCĐ của đơn vị có các chủng loại khác biệt cần ý kiến thẩm định của các chuyên gia.
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Thông tin cần thu thập bao gồm:
+ Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty.
+ Các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, Biên bản thanh tra, kiểm tra của năm hiện hành hoặc của vài năm trước.
+ Biên bản của các cuộc họp Cổ đông, họp Hội đồng quản trị, Ban giám đốc của công ty khách hàng liên quan đến TSCĐ như: kế hoạch mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ; quyết định tăng (giảm) TSCĐ…
+ Sổ đăng ký khấu hao với cơ quan thuế, các biên bản góp vốn hay hợp đồng liên doanh bằng TSCĐ, biên bản xét thầu và hợp đồng xây dựng với đơn vị trúng thầu, biên bản đánh giá lại của Hội đồng đánh giá khi nhận vốn góp hoặc khi đi góp vốn….
Đối với các khách hàng mới, KTV yêu cầu phía khách hàng cung cấp đầy đủ các thông tin này, photo lưu giữ tài liệu vào hồ sơ chung nếu thấy cần thiết.
Đối với các khách hàng truyền thống, những thông tin này đã được thu thập từ các cuộc kiểm toán các năm trước và được lưu trong hồ sơ chung của khách hàng. Ngoài ra, KTV tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc về những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, thay dổi về pháp lý và thay đổi trong chính sách hoạt động của khách hàng làm cơ sở để giải thích những bất thường trong khi kiểm toán.
Bố trí nhân sự kiểm toán
Đoàn kiểm toán bao gồm 2 KTV trở lên, việc lựa chọn các thành viên tham gia kiểm toán thường do trưởng phòng hoặc Ban giám đốc Công ty chỉ đạo. Yêu cầu chung đối với những người tham gia đoàn kiểm toán là phải có trình độ tương xứng với mục tiêu và phạm vi kiểm toán nói riêng và tương xứng với vị trí, yêu cầu, nội dung của cuộc kiểm toán nói chung. Ưu tiên chọn lựa ít nhất 1 KTV đã từng tham gia kiểm toán năm trước( đối với những khách hàng truyền thống) tham gia đoàn kiểm toán vì KTV này đã có những hiểu biết cơ bản về công ty, có điều kiện trao đổi với Ban giám đốc và hệ thống nhân sự kế toán của công ty. Đây là một lợi thế khi tiến hành cuộc kiểm toán. Kiểm toán khoản mục TSCĐ là một phần hành kiểm toán quan trọng, vì thể phải bố trí KTV có năng lực, kinh nghiệm để kiểm toán khoản mục này
Đối với Công ty XYZ: Đây là một khách hàng truyền thống của công ty nên những thông tin về ngành nghề, hoạt động kinh doanh của công ty XYZ đã được lưu trong hồ sơ chung. KTV phỏng vấn Ban giám đốc cho thấy trong niên độ kế toán năm 2012 không có sự thay đổi gì về hoạt động kinh doanh, chính sách hoạt động.
Công ty XYZ là công ty cổ phần, thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư số 051 023 000 *** .
Vốn điều lệ của Công ty theo Giấy chứng nhận đầu tư là 20.170.000.000đồng Việt Nam
Ngành nghề kinh doanh:
- Sửa chữa, gia công, phục hồi, chế tạo thiết bị áy móc thủy lợi - Sửa chữa máy bơm, ô to và xe máy thi công
- Lắp ráp sửa chữa phần cơ khí, điện các trạm bơm, trạm thủy điện, cầu lăn, cầu trục, đường ông các công trình thủy lợi
- Xây dựng và lắp đặt trạm bơm điện vừa và nhỏ, trạm thủy điện nhỏ Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung. Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng.
Đoàn kiểm toán kiểm toán công ty XYZ gồm 4 người trong đó có 2 KTV chính đã tham gia kiểm toán tại đơn vị khách hàng 2 năm trước nên am hiểu khá rõ về đơn vị và 2 trợ lý kiểm toán hỗ trợ công việc cùng 2 KTV chính
2.2.1.2 Phân tích sơ bộ tình hình tài chính của đơn vị khách hàng
Sau khi thu thập thông tin về tình hình kinh doanh và các thông tin về nghiệp vụ pháp lý của khách hàng, KTV thực hiện phân tích sơ bộ các thông tin đã thu thập được để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Ở giai đoạn này, KTV chủ yếu phân tích ngang, so sánh sự biến động của các chỉ tiêu giữa đầu kỳ và cuối kỳ. Đối với khoản mục TSCĐ, để phân tích sơ bộ, KTV dựa vào số liệu lấy từ Bảng cân đối kế toán và thuyết minh BCTC mà khách hàng đã gửi đến trước cho Công ty.
Bảng 2.2: Phân tích sự biến động tài sản công ty XYZ
Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 194,891,260,561 179,358,961,685 15,532,298,876 8.66 I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 5,942,322,759 1,455,736,820 4,486,585,939 308.20 II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn 3,048,652,353 1,400,000,000 1,648,652,353 117.76 III. Các khoản phải thu ngắn
hạn 114,545,794,817 95,880,820,907 18,664,973,910 19.47 IV. Hàng tồn kho 71,354,490,632 79,839,379,508 (8,484,888,876) (10.63) V. Tài sản ngắn hạn khác 0 783,024,450 (783,024,450) (100.00) B - TÀI SẢN DÀI HẠN 60,280,771,447 65,131,799,504 (4,851,028,057) (7.45)
I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0
II. Tài sản cố định 42,127,209,004 49,271,012,717 (7,143,803,713) (14.50)
III. Bất động sản đầu tư 15,571,399,514 15,571,399,514 0 0.00
IV. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn 0 0 0
V. Tài sản dài hạn khác 2,582,162,929 289,387,273 2,292,775,656 792.29 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 255,172,032,008 244,490,761,189 10,681,270,819 4.37 A - NỢ PHẢI TRẢ 229,817,362,038 219,473,081,173 10,344,280,865 4.71 I. Nợ ngắn hạn 229,488,300,438 218,571,043,793 10,917,256,645 4.99
II. Nợ dài hạn 329,061,600 902,037,380 (572,975,780) (63.52)
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 25,354,669,970 25,017,680,016 336,989,954 1.35 I. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 25,138,080,952 24,715,890,657 422,190,295 1.71 II. Nguồn kinh phia và quỹ khác 216,589,018 301,789,359 (85,200,341) (28.23) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 255,172,032,008 244,490,761,189 10,681,270,819 4.37
Qua bảng phân tích sự biến động tình hình tài sản của công ty XYZ trong năm 2012 ta thấy Tổng tài sản của công ty tăng 10.681.270.819 ( tương ứng
4,37%) là biến động không lớn. So với đầu năm, cuối năm TSCĐ giảm 7.143.803.713 tương ứng với 14,5%. Qua Thuyết minh BCTC năm 2012 của công ty XYZ cho thấy trong năm 2012 TSCĐ giảm về nguyên giá, đồng thời cũng tăng về giá trị hao mòn lũy kế, vì thế trong quá trình kiểm toán cần chú trọng xem xét vấn đề này.