Tổ chức lại và giải thể DN

Một phần của tài liệu đề cương môn pháp luật kinh tế (Trang 31 - 37)

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

III. Tổ chức lại và giải thể DN

1. . Tổ chức lại doanh nghiệp

Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi doanh nghiệp.

Theo Luật Doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp có thể được thực hiện dưới các hình thức: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi doanh nghiệp.

- Chia doanh nghiệp

+ Đối tượng áp dụng: CTCP, CT TNHH

+Cách thức: (CT bị chia, cty mới) Chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị chia sang các công ty mới

+ Hệ quả pháp lí:

 Công ty bị chia chấm dứt sự tồn tại sau khi công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thành toán, hđ lđộng, nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.

- Tách doanh nghiệp

- Đối tượng áp dụng: CT TNHH, CT CP

- Cách thức: (Cty bị tách và ct được tách): chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (gọi là công ty được tách)

- Hệ quả pháp lí:

o Công ty bị tách :

 Không bị chấm dứt sự tồn tại

 phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần

 số lượng thành viên giảm xuống o Công ty được tách: tiến hành đăng kí DN

o Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên.

- Hợp nhất doanh nghiệp

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc một số công ty ( gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

- Đối tượng áp dụng: Mọi loại hình công ty

- Cách thức: Chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất sang cho công ty hợp nhất

- Hệ quả pháp lí:

o Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt sự tồn tại

o Công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp và gánh chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

- Sáp nhập doanh nghiệp

Một hoặc một số công ty (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhận, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

- Đối tượng áp dụng: Mọi loại hình công ty

- Cách thức: Chuyển toàn bộ quyền, tài sản và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập sang cho công ty sáp nhập

- Hệ quả pháp lí:

o Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại o Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp,

chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

- Chuyển đổi doanh nghiệp .

2. Giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp là thủ tục pháp lý để doanh nghiệp rút khỏi thị trường trên cơ sở quyền quyết định, tự định đoạt của doanh nghiệp hoặc theo quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi doanh nghiệp vi phạm pháp

luật trong quá trình kinh doanh thông qua việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Khái niệm: Giải thể doanh nghiệp là sự chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp.sau khi giải thể, doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh.

- Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp.

Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau: (4)

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; (công ty là DN, DN k là công ty)

- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 6 tháng liên tục; (Cty TNHH 1 thành viên k có tv min) (mà k làm thủ tục chuyển đổi loại hình DN)

- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. DN bị thu hồi GCNĐKDN trong các trường hợp:

a. nội dung kê khai trong hồ sơ ĐKDN là giả mạo;

b. DN thành lập do những người bị cấm thành lập; doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế;

c. DN không gửi báo cáo về việc tuân thủ các quy định của pháp luật đến Cơ quan ĐKKD trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

d. các trường hợp khác theo quyết định của Tòa án.

Điều kiện giải thể:

- Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

- Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp của Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

 Thủ tục giải thể doanh nghiệ p: (5)

- Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.

- Thanh lý tài sản của doanh nghiêp.

- Gửi quyết định giải thể đến các bên liên quan

- Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thứ tự sau đây:

a. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b. Nợ thuế;

c. Các khoản nợ khác.

- Gửi hồ sơ giải thể đến cơ quan đăng kí KD Câu 18: So sánh chia và tách doanh nghiệp.

- Chia DN là trường hợp CT TNHH, Cty CP chia các cổ đông, thành viên và tài sản công để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.

- Tách DN là trường hợp CT TNHH, CTCP tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (gọi là cty bị tách) để thành lập một hoặc một số cty TNHH, cty CP mới (gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách.

- Giống nhau: (6)

o Đều là hình thức tổ chức lại DN

o Đối tượng áp dụng: CTCP và Cty TNHH

o Công ty chia, tách cùng loại với công ty bị chia/ tách

o Từ 1 công ty có thể thành lập nhiều công ty khác, làm giảm quy mô của công ty sau đó

o Các DN sau khi chia hoặc tách DN đều phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi từ các công ty bị chia/ tách

o Thủ tục: (3)

+ Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua quyết định chia, tách công ty

+ Gửi chủ nợ và thông báo đến người lao động (trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết) về việc chia, tách công ty

+ Thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm mới thành viên điều hành; đăng ký kinh doanh công ty mới.

- Khác nhau:

Tiêu chí Chia DN Tách DN

Luật điều chỉnh Điều 192 Luật Doanh nghiệp năm 2014

Điều 193 Luật Doanh nghiệp năm 2014

Cách thức tiến

hành Chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ pháp của công ty bị chia để lập 2 hay nhiều công ty mới

Chuyển 1 phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có để thành lập 1 hay nhiều công ty khác

Hệ quả pháp lí

Công ty bị chia chấm dứt sự tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Công ty bị tách không chấm dứt sự tồn tại sau khi chia

Công ty mới tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014

Công ty bị tách tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp Công ty mới ĐKKD Các công ty mới phải cùng

liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa

Công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ

thuận với chủ nợ, khác hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này

trường hợp công ty bị tách mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác

Câu 19: So sánh hợp nhất và sáp nhập DN

- Hợp nhất DN: Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc một số công ty ( gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

- Sáp nhập DN: Một hoặc một số công ty (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhận) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhận, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

- Giống nhau:

o Đều là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp

o Áp dụng cho các loại hình công ty: Cty TNHH, CT CP, CT hợp danh o Làm giảm số lượng công ty và tăng quy mô công ty sau đó

- Khác nhau:

Tiêu chí Hợp nhất Sáp nhập

Khái niệm

Nhiều công ty hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt sự tồng tại của các công ty bị hợp nhất

Nhiều công ty (gọi là công ty bị sáp nhập) sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập

Cách thức tiến hành

Các công ty mang tài sản, quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích hợp pháp của mình góp chung lại thành lập 1 công ty mới

Các công ty bị sáp nhập mang toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình chuyển sang cho công ty nhận sáp nhập.

Hệ quả

pháp lí C hấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất, tạo ra một công ty mới (công ty được hợp nhất, chưa có thương hiệu)

Công ty được hợp nhất tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 Công ty hợp nhất hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất.

Chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập và giữ nguyên sự tồn tại của công ty nhận sáp nhập.

Công ty nhận sáp nhập tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp Công ty sáp nhập hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị sáp nhập.

Quyền

quyết định Các công ty tham gia hợp nhất cùng có quyền quyết định trong Hội đồng quản trị công ty được hợp nhất tùy vào số vốn đóng góp của mỗi bên

Chỉ công ty nhận sáp nhập được quyền quyết định, điều hành và quản lý.

Câu 20: Sánh các đặc điểm pháp lí cơ bản doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên do cá nhân là chủ sở hữu

- Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu gọi là chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn điều lệ của công ty

- DN tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Giống nhau:

o Đều là DN có 1 chủ sở hữu o Đều có đặc điểm chung của DN:

 Đều được thành lập, đăng kí DN

 Trong quá trình hoạt động có thể chuyển đổi, giải thể - Khác nhau (7)

Tiêu chí Công ty TNHH 1 thành viên DN tư nhân Chủ thể thành

lập DN Một cá nhân hoặc một tổ chức

làm chủ sở hữu Một cá nhân làm chủ sở hữu Tư cách pháp

nhân

Có tư cách pháp nhân Không có tư cách pháp nhân

Chế độ TN tài sản

Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong pham vi vốn góp

CSH chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN

Điều khoản ràng buộc

-Không bị giới hạn số lượng doanh nghiệp mình sở hữu

-Tự do góp vốn vào doanh nghiệp khác.

-Chỉ được thành lập một DNTNchủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh công ty hợp danh.

-K được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

Phương thức huy động vốn

Có thể huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu

Không được phát hành bất kì loại CK nào

PL quy định, 1 trong 2 mô

hình: PL không quy định,

CSH tự quản lí hoặc thuê

Cơ cấu tổ chức

quản lí + Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc TGĐ, Kiểm soát viên +Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc TGĐ, Kiểm soát viên

người quản lí

Phân chia lợi nhuận

việc lợi nhuận tạo ra không chỉ phụ thuộc vào hoàn toàn chủ sở hữu mà phải căn cứ vào chế độ thù lao, tiền lương và thưởng quy định tại điều 58 luật DN

toàn bộ lợi nhuận tạo ra sẽ thuộc về chủ DNTN sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với nhà nước và các bên thứ 3.

Một phần của tài liệu đề cương môn pháp luật kinh tế (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w