TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp lần 1 tại công ty cổ phần may xuất khẩu ninh bình (Trang 35 - 45)

2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ

2.3.5. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Công ty Cổ phần May xuất khẩu Ninh Bình là một doanh nghiệp sản xuất nên việc xác định chi phí sản xuất, tính giá thành là điều quan trọng nhất. Vì vậy việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm là phần hành quan trọng.

Chi phí sản xuất

Khái niệm: CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định.

Phân loại: Tùy theo việc xem xét chi phí ở góc độ khác nhau, mục đích quản lý chi Đề nghị tạm ứng lương, phiếu

chi, bảng thanh toán lương,…

Sổ cái

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát

sinh

Nhật ký chung Sổ chi tiết Tk

334, TK 338 Nhật ký chi tiền

phí khác nhau mà chúng ta lựa chọn tiêu thức phân loại chi phí cho phù hợp. Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình phân loại CPSX theo công dụng kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí để chia toàn bộ CPSX thành các khoản mục chi phí:

* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT).

* Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT).

* Chi phí sản xuất chung bao gồm 6 yếu tố: chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí vật liệu; chi phí dụng cụ sản xuất; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí bằng tiền khác.

Cách phân loại này có tác dụng quản lý CPSX theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, là cơ sở để lập định mức CPSX và kế hoạch giá thành cho kỳ sau.

Giá thành sản phẩm.

Khái niệm: Giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa và các chi phí khác dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Phân loại: Công ty phân loại giá thành sản phẩm thành:

- Giá thành sản xuất sản phẩm: Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm như: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm, giá vốn hàng xuất bán và lãi gộp trong kỳ của công ty.

- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác định mức lợi nhuận thuần trước thuế của Công ty.

Ngoài ra Công ty còn phân loại giá thành thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành:

- giá thành định mức.

- giá thành kế hoạch.

- giá thành thực tế.

Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

- Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành.

- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, loại hình sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, khả năng, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí

sản xuất và tính giá thành.

- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và bằng phương pháp thích hợp. Cung cấp kịp thời những số liệu, thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí, yếu tố chi phí đã quy định, xác định đúng đắn trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã xác định.

- Định kỳ cung cấp các báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thành cho các cấp quản lý doanh nghiệp tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện các hạn chế và khả năng tiềm tàng, đề xuất các liệu pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Chứng từ và sổ kế toán sử dụng

- Các phiếu yêu cầu vật tư, bảng tính phân bổ nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng phân bổ chi phí trả trước, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…

- Bảng thanh toán tiền lương, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

- Bảng tính giá thành…

- Sổ kế toán chi tiết,

- Các chứng từ liên quan khác…

Tài khoản sử dụng

Chế độ kế toán công ty áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 nay thay bằng Thông tư 200/2014/TT - BTC bắt đầu từ T1/ 2015 nên sử dụng các tài khoản sau để tập hợp chi phí:

TK 154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

TK 621: “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

TK 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp”

Tk 627: “ Chi phí sản xuất chung”

Quy trình luân chuyển chứng từ KT tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành thành phẩm

Sơ đồ 2.3.5.1:

Người thực hiện Lưu đồ quá trình Mô tả

Kế toán HTK (1)

Thủ kho NVL (2)

Phiếu xuất kho Giao nhận hàng

KT tổng hợp, KT HTK

(3) KT tổng hợp, KT

tiền mặt

(4)

KT tổng hợp (5)

KT tổng hợp (6)

KT tổng hợp (7)

KT tổng hợp, GSKT, thủ kho

(8)

KT tổng hợp (9)

KT trưởng, giám đốc

(10) Cụ thể hóa quy trình:

Quản đốc phân xưởng, GSKT lên kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng, rồi đưa công thức sản xuất cho sản xuất. Bộ phận sản xuất dựa vào công thức sản xuất để cân đối lấy nguyên vật liệu.

(1) KT tổng hợp căn cứ vào lượng nguyên vật liệu cần dùng cho ca sản xuất do bộ phận sản xuất chuyển sang, lập phiếu xuất kho NVL trực tiếp cho sản xuất (lập 2 liên) (2) Sau đó chuyển cho thủ kho NVL, thủ kho NVL dựa vào phiếu xuất kho xuất NVL cho bộ phận sản xuất. Sau khi giao nhận 2 bên ký nhận vào phiếu. KT tổng hợp giám sát quá trình này.

(3) Sau đó thủ kho chuyển đưa cho Kế toán HTK phiếu xuất kho liên 1 để làm căn cứ ghi sổ kế toán. KT tổng hợp căn cứ vào sổ chi tiết VL, DC của kế toán HTK để ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621.

(4) Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương đã được duyệt chi, KT tổng hợp ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 622.

(5) Căn cứ vào bảng trích khấu hao đã được ban lãnh đạo duyệt, KT tổng hợp ghi sổ sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 627.

(6) KT tổng hợp tập hợp các chi phí khác liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất.

Cuối mỗi tháng từ các Bảng phân bổ NLVL, CCDC, Bảng phân bổ tiền lương vs BHXH, bảng phân bổ chi phí sản xuất chung đã lập cho từng phân xưởng cụ thể, kế toán tổng hợp đối chiếu, kiểm tra và tập hợp toàn bộ số liệu đó lên Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (chi tiết cho từng phân xưởng).

Ghi sổ kế toán liên quan

Bảng thanh toán lương

Bảng trích khấu hao TSCĐ Tập hợp các chi phí khác

Ghi sổ kế toán liên quan Báo cáo sản xuất Tính giá thành

Ký duyệt

Để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ kế toán sử dụng tài khoản 154 - “CPSX kinh doanh dở dang”.

Từ các số liệu tập hợp được ở các TK 621, 622, 627, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển sang TK 154 theo định khoản:

Nợ TK 154 (chi tiết theo từng phân xưởng)

Có TK 621 (chi tiết theo từng phân xưởng) Có TK 622 (chi tiết theo từng phân xưởng) Có TK 627 (chi tiết theo từng phân xưởng)

Các Sổ chi phí sản xuất kinh doanh cho từng phân xưởng lập xong sẽ được chuyển đến kế toán tổng hợp.

Khi kết thúc quá trình sản xuất, tổ sản xuất bàn giao thành phẩm cho quản đốc, GSKT sau đó GSKT lập báo cáo sản xuất. KT tổng hợp căn cứ vào báo cáo sản xuất để biết được lượng thành phẩm đầu ra, đối chiếu lượng nguyên vật liệu đầu vào.

(7) KT tổng hợp kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thành phẩm theo công thức sau:

Tổng giá thành sản xuất = CPSX dở dang + CPSX phát sinh – CPSX dở dang đầu kì trong kỳ cuối kì (10) Sau khi tính xong trình quản đốc phân xưởng, giám sát ký duyệt.

KT tổng hợp phải xây dựng định mức chi phí, cho phép lượng hao hụt nguyên vật liệu trong định mức. Phải tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí phát sinh tại doanh nghiệp ở từng bộ phận, từng đối tượng, góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành thành phẩm. Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thế trong cạnh tranh.

Đây là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng của các phần hành kế toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý tài chính của công ty.

Trình tự hạch toán chi phí sản xuất:

Sơ đồ 2.3.5.2: Hạch toán chi phí vật liệu trực tiếp.

TK 151, 152, 111, TK 621 TK 154 112, 331,… Kết chuyển chi phí

vật liệu trực tiếp Vật liệu dùng trực tiếp TK 152

Vật liệu dùng không chế tạo sản phẩm hết nhập kho.

Sơ đồ 2.3.5.3: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.

TK 334 TK 622 TK154 Tiền lương, phụ cấp

của NCTT. Kết chuyển chi phí

TK338 nhân công trực tiếp Các khoản trích theo lương

Sơ đồ 2.3.5.4: Hạch toán chi phí sản xuất chung :

TK334, 338 TK 627 TK 111, 112 CP nhân viên Các khoản thu hồi

TK152, 153

CP vật liệu, dụng cụ TK 154 TK224, 335 Phân bổ kết chuyển

CP theo dự án TK632 TK 214 Kết chuyển CPSXC

CP khấu hao TSCĐ vào GVHB

TK331, 111,… TK1331 Các CP SX khác mua ngoài

Thuế GTGT được khấu trừ

Xuất phát từ việc xác định đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành và căn cứ vào đặc điểm sản xuất của quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, phương pháp tính giá thành được áp dụng tại Công ty là phương pháp tính giá thành giản đơn.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp lần 1 tại công ty cổ phần may xuất khẩu ninh bình (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w