Chương 2: Những vấn đề chung về hạch toán kế toán ở công ty TNHH Sản xuất và thương mại Q&G Việt Nam
2.1. Những vấn đề chung về hạch toán kế toán
2.2.6. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
2.2.6.4. Kế toán chi phí bán hàng
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Q&G Việt Nam sử dụng quyết đinh 48, sử dụng tài khoản “Chi phí bán hàng” để phản ánh các loại chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh: Lương nhân viên bán hàng và các khoản trích theo lương,chi phí tập huấn cho nhân viên bán hàng, chi vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ được phân bổ dùng cho bộ phận bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí vận chuyển hàng tiêu thụ, chi phí bằng tiền khác, chi tiếp thị, quảng cáo, chiết khấu đơn
hàng,hàng khuyễn mại…..
- Tài khoản sử dụng:
TK 641: chi phí bán hàng
- Trình tự hạch toán: Căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế toán hạch toán chi phí bán hàng phát sinh vào phần mềm kế toán và phải xem xem nội dung khoản chi phí đó liên quan tới TK nào để nhập liệu cho hợp lý và kịp thời. Chương trình phần mềm sẽ tự động cập nhật số liệu tiếp vào các sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 641, cuối tháng kết
chuyển sang TK 911.
2.2.6.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bao gồm tất cả những chi phí phục vụ cho công tác quản lý chung và các chi phí khác có liên quan tới hoạt động chung toàn công ty như chi phí nhân viên quản lý, chi phí điện nước, điện thoại,chi phí mua văn phòng phẩm cho văn phòng…
Kết quả bán hàng
=Doanh thu thuần -
Trị giá vốn hàng xuất bán -
Chi phí quản lý kinh doanh -
Chi phí thuế TNDN (tính cho hoạt động bán hàng
- Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ tiền lương, bảng kê trích trước tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, phiếu chi, hóa đơn mua hàng,bảng kê mua văn phòng phẩm… , Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ dùng cho quản lí.
- Tài khoản sử dụng:
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Trình tự hạch toán: giống như chi phí bán hàng, khi có nghiệp vụ phát sinh, căn cứ vào chứng từ, kế toán nhập liệu vào máy tính theo từng nội dung của nghiệp vụ cho hợp lý, kịp thời rồi máy tính sẽ tự động
chuyển vào các sổ Nhật ký chung, sổ cái tài khoản và các sổ chi tiết, cuối kỳ từ TK 642 sẽ được kết chuyển sang TK 911 để xác động kết quả.
2.2.6.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Đối với doanh nghiệp thương mại thì kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu là kết quả bán hàng – đây là kết quả cuối cùng sau một quá trình hoạt động của DN, được xác định như sau:
Kết quả bán hàng của DN có thể được biểu hiện qua hai chỉ tiêu:
Lợi nhuận gộp về bán hàng
=
=
Doanh thu tuần về bán hàng- Trị giá vốn hàng xuất bán
Lợi nhuận thuần về bán hàng
=
=
Lợi nhuận gộp về bán hàng
- -
Chi phí quản lý kinh doanhChi phí thuế TNDN (hiện hành)
Việc xác định kết quả bán hàng một cách hợp lý và đúng đắn là hết sức quan trọng trong công tác lập kế hoạch tiêu thụ cho các kỳ tiếp theo, từ đó nâng cao doanh số, gia tăng lợi nhuận, giúp DN phát triển ngày một bền vững và lớn mạnh trên thương trường.
- Chứng từ sử dụng:
+ Hóa đơn GTGT.
+ Hóa đơn bán hàng.
+ Phiếu thu, phiếu chi
+ Giấy báo nợ, báo có của Ngân Hàng.
+ Biên lai thu thuế…
- Tài khoản sử dụng:
TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
TK 821: Chi phí thuế TNDN:
TK 821 có 2 TK cấp 2:
TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành.
TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối:
TK 632
TK 641,642
TK 821
TK 421
TK 911 TK 511,515
TK 421 K/c giá vốn hàng bán
K/c chi phí quản lý kinh doanh
K/c thuế TNDN
K/c doanh thu
K/c lãi K/c lỗ
TK 421 có 2 TK cấp 2:
TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.
- Trình tự kế toán
- Cuối kỳ, sau khi thực hiện mọi bút toán kết chuyển, phần mềm kế toán sẽ tự động thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ.
- Sau khi xác định kết quả bán hàng nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh nói chung thì kế toán sẽ tiến hành in các sổ, báo cáo phục vụ