LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Một phần của tài liệu Bài soạn ngữ văn lớp 10 tập 2 (Trang 45 - 50)

Nội dung bài học

- Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm luận cứ rồi sắp xếp triển khai theo trình tự hợp lí

- Dàn ý gồm 3 phần:

+ mở bài: giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề + thân bài: triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ + kết bài: nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề

I. Tác dụng của việc lập dàn ý II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

1. Tìm ý cho bài văn nghị luận a. Xác định luận đề

- Luận đề: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.

- Quan điểm đó xác đáng, cần tán thưởng và làm theo.

b. Xác định các luận điểm

- Sách là sản phẩm tinh thần của con người, ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội

- Sách mở rộng trước mắt mỗi chúng ta những chân trời mới

- Từ ý nghĩa đó, mỗi chúng ta cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách.

c. Tìm luận cứ cho các luận điểm - Luận điểm 1

+ Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.

+ Sách là kho tàng tri thức của nhân loại.

- Luận điểm 2:

+ Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực về thế giới tự nhiên, xã hội.

+ Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian.

+ Sách là người bạn gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện về nhân cách của mình.

- Luận điểm 3:

+ Nên đọc và làm theo các loại sách tốt, phê phán sách có hại.

+ Tạo thói quen, hứng thú đọc và học theo các sách có nội dung tốt.

+ Kết hợp học những điều hay trong sách với trong thực tế cuộc sống.

2. Lập dàn ý a. Mở bài

- Giới thiệu và nêu vai trò, tác dụng của sách trong đời sống - Dẫn câu nói của Go-rơ-ki

b. Thân bài

- Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu con người

+ Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.

+ Sách là kho tàng tri thức của nhân loại

- Sách mở rộng trước mắt mỗi chúng ta những chân trời mới

+ Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực về thế giới tự nhiên, xã hội.

+ Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian.

+ Sách là người bạn gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện về nhân cách của mình.

- Mỗi chúng ta cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách + Nên đọc và làm theo các loại sách tốt, phê phán sách có hại.

+ Tạo thói quen, hứng thú đọc và học theo các sách có nội dung tốt.

+ Kết hợp học những điều hay trong sách với trong thực tế cuộc sống c. Kết bài: nhấn mạnh, mở rộng vấn đề

III. Luyện tập Bài 1 (trang 91- SGK) - Bổ sung các ý còn thiếu

+ Mối quan hệ giữa tài và đức trong mỗi con người.

+ Trong quá trình rèn luyện, cần phải phấn đấu để hướng tới sự hoàn thiện cả tài và đức.

- Lập dàn ý

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận B, Thân bài

- Hiểu lời dạy của Bác như thế nào?

+ Giải thích khái niệm tài và đức.

+ Tại sao có tài mà không có đức là người vô dụng?

+ Tại sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?

+ Mối uan hệ giữa tài và đức trong mỗi con người?

- Vận dụng lời dạy của Bác như thế nào?

+ Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân.

+ Bản thân vận dụng lời dạy của Bác như thế nào?

C, Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị và sức ảnh hưởng từ lời dạy của Bác Bài 2 (trang 91- SGK)

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận B, Thân bài

- Giải thích:

+ cái khó: khó khăn, trở ngại, khúc mắc, rắc rối + bó: cản trở, hạn chế, trói buộc, bao vây

+ cái khôn: suy nghĩ, sáng tạo.

Những khó khăn trong cuộc sống có thể hạn chế sự phát huy tài năng và sức sáng tạo của con người.

- Bình luận:

+ Mặt đúng:

• Sự phát triển chủ quan chịu ảnh hưởng hoàn cảnh khách quan

• Hoàn cảnh tiêu cực, chủ quan kém phát triển.

+ Mặt chưa đúng: chưa đánh giá đúng mức sự chủ động, ý chí, nghị lực chủ quan của con người.

- Chứng minh:

+ Trong công việc, cần tính đến những khó khăn khách quan để tìm cách khắc phục, chứ không nản chí, đầu hàng, phụ thuộc.

+ Nâng cao tinh thần, ý chí khắc phục khó khăn + Càng khó khăn càng quyết tâm khắc phục.

- Dẫn chứng

+ "Cái khó ló cái khôn" (Tục ngữ).

+ "Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh lúc đó thép sẽ vô cùng cứng rắn và không hề biết sợ" (N.Ô-xtrốp-xki).

+ thành công của Hồ Chí Minh, trong cuộc sống

- Mở rộng: cần chống lại tư tưởng chủ quan, duy ý chí, xem thường hoàn cảnh

C, Kết bài: đánh giá chung về câu tục ngữ

TUẦN 28

TRUYỆN KIỀU (Phần một: TÁC GIẢ)

Nội dung bài học

- Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam - Ông có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ

thuật, xứng đáng là thiên tài văn học

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 96- SGK) - Gia đình và thời đại

+ Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

+ Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học

• Tuổi thơ ông sống trong nhung lụa, nên có điều kiện tốt nhất về giáo dục

• Cuộc sống chốn quan trường ông có nhiều hiểu biết về giới quan trường, cuộc sống xa hoa của bậc đế vương.

+ Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng

• cho ông suy ngẫm về xã hội, thân phận con người

• thời phong kiến nhiều loạn lạc, phức tạp khiến ông cảm thông sâu sắc hơn với nỗi đau khổ của nhân dân

- Cuộc đời:

+ Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.

+ Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc, ...

+ tạo điều kiện tiếp thu văn hóa nhiều vùng khác nhau: truyền thống hiếu học, yêu nước

Các yếu tố có ảnh hưởng tới tư tưởng, ngôn ngữ, nội dung thơ ca, phong cách nghệ thuật của ông

Câu 2 (trang 96- SGK)

- Các sáng tác chính của Nguyễn Du:

+ Chữ Hán

Thanh Hiên thi tập

Nam Trung tạp ngâm

Bắc Hành tạp lục + Chữ Nôm

Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)

Văn chiêu hồn

- Đặc điểm chung các tác phẩm:

+ Về nội dung

• Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người

• Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

• ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp, khát vọng tình yêu hạnh phúc + về nghệ thuật:

• Thơ chữ Hán giản dị, tài hoa, sâu sắc

• Thơ Nôm đỉnh cao nghệ thuật rực rỡ.

• Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học tiếng Việt

Một phần của tài liệu Bài soạn ngữ văn lớp 10 tập 2 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w