Nội dung bài học
- Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu trong tác phẩm văn chương có chức năng thông tin, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người
- Là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật thẩm mĩ
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 101-SGK)
- Các phương phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh...
- Những phương tiện này được dùng rất sáng tạo, hoặc đơn lẻ, hoặc phối hợp với nhau Bài 2 (trang 101-SGK)
- Trong ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng được coi là đặc trưng cơ bản
- Vì:
+ Tính hình tượng vừa là mục đích vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật
• Phản ánh thế giới khách quan, theo sự cảm nhận chủ quan của người nghệ sĩ
• Văn học là nghệ thuật ngôn từ, nhà văn sử dụng chất liệu ngôn từ làm phương tiện để xây dựng hình tượng nghệ thuật.
+ Ngoài ra tính hình tượng còn bao quát hai đặc trưng kia:
• Bản thân ngôn ngữ chứa đựng các yếu tố gây cảm xúc và tạo truyền cảm.
• khi xây dựng hình tượng qua việc sử dụng ngôn ngữ, nhà văn đã bộc lộ cá tính sáng tạo của mình.
Bài 3 (trang 101-SGK)
a. Điền từ “canh cánh” do đây là câu văn mang tính biểu cảm, cần điền từ biểu thị tình cảm b. Dòng 3 “rắc”.
Dòng 4 “giết”
Do các từ này không chỉ sát nghĩa với ngữ cảnh mà còn đảm bảo luật thơ Bài 4 (trang 102-SGK)
- Về từ ngữ:
+ Thu vịnh: nhóm các từ ngữ dùng để xây dựng hình tượng mùa thu: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơm gió hắt hiu, nước biển, khói phủ, bóng trăng…
Các từ ngữ có tính chất ước lệ, quen thuộc mang những dấu ấn của thi pháp văn học trung đại
+ Tiếng thu: lá thu rơi, nai vàng, lá vàng khô
Hình ảnh quen thuộc, mang hơi hướng tả thực
+ Đất nước: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc
Những hình ảnh gần gũi, thân thiết, tả thực - Về nhịp điệu:
+ Thu vịnh: 4/3 hoặc 2/2/3 + Đất nước: 3/2; 3/ 4; 2/2/2; 2/3
- Mỗi tác giả lại xây dựng hình tượng mùa thu một cách riêng biệt, tạo dấu ấn phong cách riêng
+ Thu vịnh: hiện lên thanh cao và tĩnh lặng
+ Tiếng thu: tiếng thơ cất lên tiếng lòng của một cái tôi thơ mới, một cái tôi nhìn đời với cặp mắt "xanh non, biếc rờn"
+ Đất nước: tràn ngập cảm nghĩ phấn khởi vui tươi
TUẦN 29
TRUYỆN KIỀU (tiếp theo- TRAO DUYÊN)
Bố cục
- 12 câu đầu : Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân - 15 câu tiếp : Kiều trao kỉ vật và dặn dò
- 8 câu cuối : Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm
Nội dung bài học
- Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều
- Khẳng định tài năng miêu tả nội tâm của Nguyễn Du
Trả lời câu hỏi Câu 1 (trang 106- SGK)
- Ý nghĩa việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm tình yêu có ý nghĩa
+ cho thấy trong tâm hồn Kiều, những kỉ niệm tình yêu có sức sống mãnh liệt.
+ Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân nhưng con người lý trí không ngăn được con người tình cảm
+ Trong tình yêu, Thúy Kiều là người vô cùng sâu sắc và tinh tế, tất cả những kỉ niệm về tình yêu được nàng cất giữ cẩn thận.
+ Nàng trao duyên cho Thúy Vân nhưng không thể trao tình Câu 2 (trang 106- SGK)
- Những từ ngữ cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết: thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối…; người mệnh bạc ; Mất người ; Thấy hiu hiu gió thì hay chị về ; hồn ; Dạ đài cách mặt khuất lời ; người thác oan.
- Ý nghĩa
+ Không còn tình yêu, Kiều cảm thấy trống trải và vô nghĩa, chỉ nhìn thấy cái chết + Tư tưởng về cái chết của Nguyễn Du : ảnh hưởng thuyết luân hồi của đạo Phật.
+ ta thấy sự băn khoăn day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người
Câu 3 (trang 106- SGK)
- Kiều đối thoại với Vân, với chính mình và với Kim Trọng.
- Diễn biến tâm trạng
+ Với Vân : Kiều biết ơn, yên tâm, thanh thản vì mâu thuẫn được giải quyết tạm thời.
+ Với chính mình : tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng.
+Với Kim Trọng : khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng khiến Kiều đau đớn
Câu 4 (trang 106- SGK)
- Nguyễn Du khắc họa hình ảnh Kiều qua nhiều tình huống mâu thuẫn.
+ Mâu thuẫn hiếu - tình nàng chấp nhận hi sinh tình yêu trong trắng của mình.
+ Mâu thuẫn giữa tình và nghĩa, Kiều nhận thức được sự tất yếu phải nhờ em trả nghĩa chàng Kim.
- Đây là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con.
TRUYỆN KIỀU (Tiếp theo- NỖI THƯƠNG MÌNH)
Bố cục
- Phần 1 ( 4 câu đầu): giới thiệu khái quát cuộc sống ở lầu xanh, tình cảnh trớ trêu của Kiều - Phần 2 (8 câu tiếp): tâm trạng cô đơn, chán ngán của Kiều khi phải sống ở lầu xanh - Phần 3 (còn lại) Nguyễn Du dùng cảnh vật để diễn tả tâm trạng cô đơn, đau khổ
Nội dung bài học
- Thương thân xót phận và ý thức cao về nhân cách là chủ đề của đoạn trích
- Tác giả đã sử dụng một cách tập trung nghệ thuật đối xứng để làm nổi bật chủ đề đó
Trả lời câu hỏi Câu 1 (trang 108- SGK)
- Bố cục như trên Câu 2 (trang 108- SGK)
- Bút pháp ước lệ thể hiện
+ trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười
+ trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần.
- Ý nghĩa
+ thể hiện được ý đồ nghệ thuật tế nhị, chân thực
+ Bút pháp ước lệ tạo ra một cách nói đậm chất văn chương.
+ Hình ảnh ước lệ chân dung nhân vật Thúy Kiều hiện lên với những phẩm chất cao đẹp.
- Tình cảm của tác gỉa: đồng cảm, xót thương, trân trọng ngợi ca Câu 3 (trang 108- SGK)
- Có đối xứng trong bốn chữ: bướm lả/ ong lơi ; lá gió/ cành chim; dày gió/ dạn sương;
bướm chán/ ong chường; mưa Sở/ mây Tần; gió tựa/ hoa kề.
Hình thức này góp phần làm nổi bật thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ, và cảm giác đau đớn, xót xa của nhân vật.
- Có tiểu đối trong khuôn khổ 1 câu thơ: Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh; Nửa rèm tuyết ngậm/
bốn bề trăng thâu.
tác dụng nhấn mạnh sự liên tục, kéo dài của sự vật, cái mênh mông của không gian.
- Có đối xứng giữa 2 câu lục bát: tạo nên cái nhìn đa chiều về nỗi niềm thương thân xót phận của nhân vật.
Các hình thức đối xứng này nhìn chung đều có tác dụng nhấn mạnh ý nhằm tạo nên cái nhìn đa chiều về nỗi niềm thương thân xót phận của nhân vật.
Câu 4 (trang 108- SGK)
- “Nỗi thương mình” của Thúy Kiều đã góp vào văn học một ý nghĩa sâu sắc và mới mẻ về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại.
- Khi nhân vật “Giật mình mình lại thương mình xót xa” là sự thức tỉnh về quyền sống của cá nhân mình.
- Con người tuy chưa bứt hẳn ra khỏi sự hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu nhưng đã chủ động ý thức về phẩm giá, về nhân cách bản thân.
Câu 5 (trang 108- SGK)
- Đoạn trích khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Kiều qua việc miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước bi kịch của cuộc đời.
- Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh" và giá trị nhân phẩm của nàng.
- Về chữ “hiếu”, nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, mười lăm năm sống phiêu bạt - Nguyễn Du đã không né tránh thực tế ấy bởi chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca
ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu.