LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Một phần của tài liệu Bài soạn ngữ văn lớp 10 tập 2 (Trang 56 - 61)

Nội dung bài học

- Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc người nghe đến một kết luận nào đó của người viết

- Để xây dựng lập luận trong văn bản nghị luận

+ cần xác định được luận điểm chính xác, minh bạch + tìm các luận cứ thuyết phục

+ vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí

I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận

a. Kết luận (mục đích) của lập luận là chỉ ra cho giặc thấy nếu không hiểu thời thế, lại dối trá (kẻ thất phu hèn kém) thì không thể "nói với binh"

b. Lí lẽ, dẫn chứng tác giả đưa ra là:

+ Người dùng binh giỏi ở chỗ biết xét thời thế

+ Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn + Mất thời thế thì mạnh thành yếu, yên thành nguy

Kết luận: Vương Thông không hiểu thời thế, luôn dối trá nên chỉ là kẻ thất phu hèn kém, tất yếu bại vong

c. Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe đến kết luận mà người nói muốn đạt tới

II. Cách xây dựng lập luận 1. Xác định luận điểm

a. Văn bản bàn về thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ (chữ ta).

- Quan điểm của tác giả: phê phán thói sử dụng từ ngữ nước ngoài bừa bãi b. Bài văn có hai luận điểm:

- Tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng liệu, quảng cáo ở nước ta.

- Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết 2. Tìm luận cứ

a. Các luận cứ cho luận điểm ở văn bản Chữ ta - Luận điểm 1:

+ Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên

+ Đi đâu, nhìn thấy cũng nổi bật những bảng hiệu Triều Tiên

+ Một vài thành phố của ta nhìn đâu cũng thấy tiếng Anh… lạc sang nước khác.

- Luận điểm 2:

+ Ở Triều Tiên: có 1 số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp + Trong khi ở ta, khá nhiều tờ báo… thông tin

b. Luận cứ trong đoạn trích Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi đều là các lí lẽ.

- Luận cứ của bài Chữ ta đều là bằng chứng thực tế “mắt thấy tai nghe” của chính người viết khi tác giả sang Xơ-un (Hàn Quốc) và quay về Việt Nam.

3. Lựa chọn phương pháp lập luận

a. Đoạn văn của Nguyễn Trãi lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân - quả - Bài văn của Hữu Thọ lập luận theo phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.

b. Các phương pháp lập luận đã học là: phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh đối lập,...

- Có thể kể thêm ba phương pháp lập luận thường gặp trong văn bản nghị luận:

+ Phương pháp loại suy + Phương pháp phản đề + Phương pháp nguỵ biện III. Luyện tập

Bài 1 (trang 111- SGK)

- Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn trung đại phong phú, đa dạng - Luận cứ:

+ Lí lẽ:

• Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người

• Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, công lí

• Đề cao quan hệ đạo đức

+ Dẫn chứng: những tác phẩm cụ thể giàu tính nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ thời Lí đến giữa thế kỉ XIX

- Phương pháp lập luận: phương pháp quy nạp.

Bài 2 (trang 111- SGK)

a. Đọc sách đem lại cho ta nhiều bổ ích

- Sách giúp ta nâng cao tầm hiểu biết về tự nhiên, xã hội, hiểu biết về cuộc sống - Đọc sách giúp ta khám phá chính bản thân mình.

- Đọc sách sẽ chắp cánh cho những ước mơ, khơi nguồn cho những sáng tạo - Đọc sách giúp cho việc diễn đạt (nói, viết) tốt hơn.

b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề

- Đất đai bị xói mòn, sạt lở, bị sa mạc hoá.

- Không khí bị ô nhiễm.

- Nước bị nhiễm bẩn không thể tưới cây, không thể ăn uống, tắm rửa.

- Môi sinh đang bị tàn phá, đang bị hủy diệt.

c. Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn ngữ truyền miệng

- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.

- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.

- Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.

Bài 3 (trang 111- SGK) Đoạn văn tham khảo

Ô nhiễm môi trường đang là vấn nạn ngày càng nghiêm trọng hiện nay. Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường là do ý thức và cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên. Thực trạng ô nhiễm môi trường đã và đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, nhất là trong những môi

trường nhạy cảm như đất, nước và không khí. Việc xả khói bụi và các chất hóa học vào bầu không khí đang từng ngày hủy hoại môi trường. Các khí độc chủ yếu từ chất thải công nghiệp và xe cô bao gồm các khí độc như cacbon monoxit, dioxit lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon và oxit nito,... Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề vô cùng bức thiết và cần được giải quyết kịp thời để cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.

TUẦN 30

TRUYỆN KIỀU (Tiếp theo- CHÍ KHÍ ANH HÙNG)

Bố cục

- Phần 1 (4 câu đầu) : Khát vọng lên đường của Từ Hải.

- Phần 2 (12 câu tiếp) : Cuộc đối thoại giữa Từ Hải với Kiều.

- Phần 3 (2 câu cuối) : Hành động dứt khoát của Từ Hải.

Nội dung bài học

- Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 114- SGK) - Giải thích hàm nghĩa

+ “Lòng bốn phương”: “có nghĩa là thiên hạ, thế giới.

+ “Phi thường”: không giống cái bình thường, tức là xuất chúng hơn người.

- Trong đoạn trích, Nguyễn Du sử dụng rất nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:

+ Từ ngữ có sắc thái tôn xưng: trượng phu,...

+ Từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao: lòng bốn phương, mặt phi thường,...

+ Từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát: thoắt, lên đường thẳng dong,...

Câu 2 (trang 114- SGK)

- Qua ngôn ngữ của Từ Hải, có thể thấy, người anh hùng đã không hề quyến luyến, bịn rịn vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả.

- Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ và quyết đoán, không chút do dự khi bị đặt vào tình thế phải lựa chọn giữa hạnh phúc riêng tư và lí tưởng.

- Lời hẹn ước của Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát và chắc nịch đúng với khí phách anh hùng của một vị tướng quân uy vũ.

Câu 3 (trang 114- SGK)

- Cách miêu tả người anh hùng Từ Hải :

+ Khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ, trong đó ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau.

+ Kiểu mẫu người anh hùng với nét đặc trưng là chí khí “bốn phương”, suy nghĩ và hành động ngắn gọn, dứt khoát, hướng lí trí hơn tình cảm.

- Đây là cách miêu tả nhân vật phổ biến trong văn học trung đại

TRUYỆN KIỀU (Tiếp theo- THỀ NGUYỀN)

Bố cục

- Phần 1 (4 câu đầu): Kiều sang nhà Kim Trọng.

- Phần 2 ( từ câu 5 đến 10): Tư thế và cảm giác của Kim khi thấy Thuý Kiều bước vào.

- Phần 3 (từ câu 11 đến 14): Kiều giải thích lý do sang.

- Phần 4 (còn lại): Cảnh thề nguyền

Nội dung bài học

- Ca ngợi vẻ đẹp của mối tình Kim Kiều - Khát vọng tình yêu tự do, ca ngợi tình yêu lãng mạn lí tưởng.

- Nghệ thuật từ ngữ, hình ảnh phù hợp với cảnh, tình.

Trả lời câu hỏi Câu 1 (trang 116- SGK)

- Các từ “vội”, xăm xăm”, “băng” không chỉ diễn tả tâm trạng và tình cảm của Kiều mà còn thể hiện sự khẩn trương, vội vã, đột xuất bất ngờ ngay với cả chính nàng.

- Đây là điểm mới mẻ trong cách nhìn tình yêu của Nguyễn Du, trong mối quan hệ nam nữ, người con gái đóng vai trò chủ động nghe theo tiếng gọi của trái tim

- Nguyễn Du nhấn mạnh sự chủ động của Kiều, thể hiện nét mới mẻ trong quan niệm về tình yêu

Câu 2 (trang 116- SGK)

- Không gian của đêm thề nguyền rất đẹp và thơ mộng:

+ Kim thiu thiu ngủ, mơ màng dưới ánh trăng, ngọn đèn hiu hắt

+ Kim Trọng không tin vào mắt mình trước sự xuất hiện đường đột của Kiều - Cảnh thề nguyền diễn ra trang trọng và thiêng liêng với đủ các hình thức lễ nghi:

+ Mùi thơm hương trầm + Ánh sáng nến sáp: ấm áp.

+ Vầng trăng vằng vặc là thiên nhiên to lớn, vĩnh hằng chứng giám cho tình yêu thiêng liêng của họ.

+ Tờ giấy ghi lời thề + Trao kỉ vật: tóc mây

 Hai người cùng ngước lên trời cao, có vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề gắn bó keo sơn của họ, chứng dám tình yêu tự nguyện, thủy chung của họ

Câu 3 (trang 116- SGK)

- Đoạn trích Thề nguyền có quan hệ chặt chẽ với đoạn trích Trao duyên:

+ Có cuộc thề nguyền này thì mới có những kỉ vật được đưa gửi trong đoạn trích Trao duyên.

+ Đoạn trích này là một cơ sở chắc chắn, góp phần hiểu đúng đoạn Trao duyên, cũng như hiểu đúng sự chung thủy, son sắt trong tình yêu Kiều dành cho Kim

- Đoạn Trao duyên là sự tiếp tục logic quan niệm về tình yêu của Kiều:

+ Kiều chân thành và tôn thờ tình yêu với Kim Trọng, nàng dám nghĩ, dám sống vì tình yêu, và cũng dám hi sinh vì tình yêu

+ Khi tình yêu vuột mất, hay ngay cả khi sống cuộc đời hoen ố, Kiều vẫn một mực coi trọng tình đầu

Một phần của tài liệu Bài soạn ngữ văn lớp 10 tập 2 (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w