Nội dung phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần ITC Việt Nam (Trang 20 - 23)

1.2.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tăng (giảm) tổng vốn kinh doanh

- Mục đích: Nhằm mục đích đánh giá tình hình tăng (giảm), biến động của vốn kinh doanh trong từng thời kỳ, từ đó xác định được xu hướng cũng như tình hình thay đổi theo chu kỳ của nó. Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh là phân tích được tỷ trọng của các nguồn trong nguồn vốn kinh doanh, để từ đó có thể biết được sự phân bổ đó đã hợp lý hay chưa, cần điều chỉnh như thế nào để phát huy tốt nhất tiềm năng của nguồn vốn kinh doanh.

- Nguồn số liệu phân tích: Dựa trên BCTC, BC kết quả kinh doanh, và BCĐKT , khoản mục “ tài sản cố định” và “ tài sản lưu động “ năm 2015 và 2065 của công ty cổ phần ITC Việt Nam.

- Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và lập biểu phân tích 8 cột với các chỉ tiêu sau:

+ Vốn lưu động (Tài sản ngắn hạn) + Vốn cố định (Tài sản dài hạn) + Tổng vốn kinh doanh

Ta sẽ tiến hành tính toán để so sánh giữa các năm về mặt số tuyệt đối và tương đối trong khoản mục vốn lưu động và vốn cố định để đánh giá được sự biến động tăng, giảm của các khoản mục qua các năm.

So sánh tỷ trọng của các khoản mục trên tổng số vốn kinh doanh để đánh giá tình hình phân bổ vốn kinh doanh.

1.2.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động

- Mục đích: Phân tích biến động vốn lưu động nhằm mục đích nhận biết được sự tăng giảm của vốn lưu động theo thời kỳ cũng như nguyên nhân gây ra biến động đó.

Từ đó phân tích được sự phân bổ của nguồn vốn lưu động đã hợp lý chưa? Chỗ nào cần điều chỉnh để phù hợp với chính sách của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nguồn số liệu: Các khoản mục cấu thành chỉ tiêu vốn lưu động như: “tiền và các khoản tương đương tiền”, “phải thu ngắn hạn”, “hàng tồn kho”,” tài sản ngắn hạn khác”

trong bảng cân đối kế toán của công ty năm 2015, năm 2016.

- Phương pháp phân tích : Trên cơ sở so sánh, lập biểu so sánh giữa năm nay với năm trước để thấy được tình hình tăng giảm, tính toán, so sánh tỷ trọng của các khoản mục trên tổng vốn lưu động để đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động của doanh nghiệp.

1.2.1.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định.

- Mục đích: Đánh giá được sự tăng giảm của vốn kinh doanh trong từng thời kỳ, từ đó đánh giá được năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như vốn cố định tăng thì lực sản xuất của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Căn cứ vào những điểm trên để thực hiện các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp sao cho hợp lý.

- Nguồn số liệu: Các khoản mục cấu thành chỉ tiêu vốn cố như : “tài sản cố định”, “bất động sản đầu tư”, “các khoản tài chính khác”, “tài sản dài hạn khác” trong bảng cân đối kế toán, BCTC của công ty năm 2015, 2016.

- Phương pháp phân tích: Phân tích biến động và cơ cấu vốn cố định được thực hiện bằng phương pháp so sánh và lập biểu so sánh số năm nay với số năm trước, so sánh tỷ trọng của từng khoản mục trên tổng số vốn vốn cố định để đánh tình hình phân bổ vốn cố định.

1.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 1.2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh

- Mục đích: Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh nhằm mục đích nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn, tổng thể, hiệu quả sử dụng các chỉ tiêu vốn kinh doanh . Từ đó đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng tăng giảm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

- Nguồn số liệu phân tích: Chỉ tiêu “doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ” và “lợi nhuận sau thuế” , “ lợi nhuận sau thuế “ trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu “Tổng tài sản” ( tổng vốn kinh doanh) ở bảng cân đối kế toán năm 2015, năm 2016.

- Phương pháp phân tích: Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh được thực hiện bằng phương pháp so sánh giữa kỳ báo cáo và kỳ gốc, tính chênh lệch tuyệt đối, tương đối.

1.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Mục đích phân tích: Phân tích mối tương quan giữa vốn lưu động bỏ ra với kết

- Nguồn số liệu phân tích: Từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của hai năm tài chính liên tiếp. Cần chú trọng các chỉ tiêu tổng hợp như sau:

“ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” ,“ Lợi nhuận trước thuế”, “ Hàng tồn kho”, Vốn lưu động bình quân.

- Phương pháp phân tích: Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn lưu động được thực hiện bằng phương pháp so sánh giữa các chỉ tiêu năm nay với năm trước.

1.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Mục đích: Phân tích được mối quan hệ giữa số vốn cố định bỏ ra và kết quả thu về, để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong kỳ, từ đó so sánh đối chiếu với các kỳ khác để biết được việc sử dụng vốn như vậy đã hợp lý hay chưa.

Căn cứ vào số liệu phân tích, sẽ giúp cho ban lãnh đạo đưa ra chiến lược phát triển, các hướng đi cho doanh nghiệp.

- Nguồn số liệu phân tích: Sử dụng chỉ tiêu “tài sản cố định”, “tài sản dài hạn khác”

ở bảng cân đối kế toán và chỉ tiêu “doanh thu bán hàng và cung cấp hàng hóa dịch vụ” và

“lợi nhuận sau thuế” ở báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.

- Phương pháp phân tích: Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định ta sử dụng kết hợp phương pháp sp sánh kết hợp với lập biểu với các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần ITC Việt Nam (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w