Chương 3: MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG
3.2 Một số đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán mặt hàng cơ khí tại công ty TNHH Hòa Phú
•Về chính sách bán hàng
Công ty nên thay đổi chính sách Bán hàng, Khuyến mại, Giảm giá, Chiết khấu thương mại cho khách hàng, để khối lượng hàng hoá tiêu thụ trong tuơng lai tăng lên, từ đó sẽ làm cho kết quả kinh doanh của công ty tăng lên. Thực hiện tốt những chính sách này giúp công ty tạo được sức hút lớn hơn với khách hàng, tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trong tương lai.
Với chính sách chiết khấu thương mại thì người mua sẽ được chiết khấu một khoản khi mua hàng với một số lượng lớn. Điều này sẽ kích thích người mua đặt hàng với số lượng lớn với chi phí rẻ hơn và giúp cho Công ty kinh doanh hiệu quả hơn.
Còn với chính sách chiết khấu thanh toán thì người mua sẽ được hưởng một khoản chiết khấu khi thanh toán đơn hàng sớm trong một thời gian nhất định. Chính sách này sẽ giúp cho Công ty sớm thu được tiền hàng nhằm quay vòng vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh.
•Về phần mềm kế toán
Công ty nên thuê người viết lại phần mềm hiện hành hoặc sử dụng một phần mềm khác cho phù hợp với quy định và chế độ kế toán hiện hành. Thường xuyên cập nhật phần mềm để đảm bảo tính hiệu quả trong hạch toán.
•Về phương thức bán hàng
Công ty nên mở rộng cách thức bán hàng thông qua việc giới thiệu sản phẩm của mình trên trang web chính thức của công ty hoặc có thể thông qua quảng cáo.
• Về hoàn thiện việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Do những hạn chế đã nêu về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Vì vậy em xin đề xuất công ty nên tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi và tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.
Để tính toán mức dự phòng khó đòi, Công ty đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm trên cơ sở số nợ thực và tỷ lệ có khă năng khó đòi tính ra dự phòng nợ thất thu .
Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng..) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết…
thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Xử lý khoản dự phòng:
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
Để hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi kế toán sử dụng TK 2293 “Dự phòng phải thu khó đòi”
• Đề xuất khác
-Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng
Doanh nghiệp cần lập định mức chi phí hàng tồn kho. So sánh giữa định mức đã lập và thực tế thực hiện, đưa ra nhận xét và kiến nghị .
+ Đối với công tác thu mua hàng hóa cần phải được lập kế hoạch (dự toán) trên cơ sở phân tích thông tin của các yếu tố về giá cả, các nhân tố môi trường, khả năng cung ứng của nhà sản xuất, tính ổn định của nguồn hàng, điều kiện thu mua, giao nhận, vận chuyển, chính sách cạnh tranh, tiếp thị của nhà cung ứng…. và các điều kiện khác có liên quan tới quá trình thu mua hàng hóa. Từ đó xây dựng nội dung của kế hoạch thu mua hợp lý. Việc lập dự toán hàng hóa chính xác và hợp lý là cơ sở quan trọng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty.
+ Tiến hành mở rộng phương thức bán hàng cũng như thực hiện tốt các chính sách bán hàng. Giúp công ty tăng tính cạnh tranh trên thị trương và cải thiện tình hình doanh thu.
- Hoàn thiện công tác kiểm kê hàng hóa
Công tác kiểm kê nguyên vật liệu là để xác định lại số lượng và giá trị hàng hóa, chất lượng hàng tồn kho, phát hiện chênh lệch giữa sổ sách và thực tế nhằm bảo vệ tài sản và chấn chỉnh công tác quản lý nguyên vật tại công ty. Hiện nay, công ty vẫn chưa chú trọng việc kiểm kê hàng hóa vì vậy mà công tác kiểm kê không đánh giá được kịp thời, chính xác về số lượng, giá trị, phẩm chất nguyên vật liệu tồn
kho, khó tìm ra nguyên nhân quy trách nhiệm cho đúng đối tượng, có thể gây gián đoạn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty cần chú trọng hơn trong công tác kiểm kê, cần lập một đội thực hiện công tác kiêm kê nguyên vật liệu vào cuối kỳ.