Kết quả phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH du lịch và vận tải Kim Phát

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng ốn kinh doanh tại Công ty TNHH du lịch và vận tải Kim Phát (Trang 32 - 46)

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

2.2. Kết quả phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH du lịch và vận tải Kim Phát

2.2.1. Phân tích dữ liệu sơ cấp 2.2.1.1. Đánh giá qua phiếu khảo sát

Nhằm có những đánh giá cá nhân sát sao với tình hình tài chính liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty em đã thực hiện điều tra lấy ý kiến tới giám đốc và những nhân viên có liên quan bằng cách phát đi những phiếu điều tra gồm những câu hỏi có sẵn đáp án lựa chọn. Quá trình điều tra cụ thể như sau:

Số phiếu phát đi là 10 phiếu, thu lại đủ 10 phiếu, được thực hiện tại phòng kế toán-tài chính của công ty TNHH du lịch và vận tải Kim Phát. Phiếu điều tra phát ngày 25/01/2018, thu lại cùng ngày 25/01/2018.( mẫu phiếu điều tra phụ lục số 2).

Bảng 2.2: Bảng đánh giá cá nhân với tình hình tài chính liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH du lịch và vận tải Kim Phát

Câu hỏi Phương án trả lời Số

phiếu

Tỷ lệ(%) Câu 1 : Ông bà đã

làm tại công ty được bao lâu ?

A, dưới 1 năm

B,từ 1 năm đến 2 năm

C,từ 2 năm đến 4 năm

D, từ 4 năm trở lên

0 3 5 2

0 30 50 20

Câu 2: theo ông bà , nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có cần thiết với công ty không?

A, Rất cần thiết B, Cần thiết

C, Không cần thiết

10 0 0

100 0 0

Câu 3: Công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty do bộ phận nào đảm nhiệm?

A, bộ phận chuyên trách

B, bộ phận kế toán C, bộ phận khác

0 4 6

0 40 6

Câu 4: Công ty huy động vốn chủ yếu từ nguồn nào?

A, Vốn chủ sở hữu B, Vốn vay ngắn hạn C, Vốn vay dài hạn

4 4 2

40 40 2 Câu 5: Việc phân tích

hiệu quả sử dụng vốn cũng như lập các kế hoạch kinh doanh của công ty có thường xuyên?

A, Phân tích định kỳ theo tháng

B, Phân tích định kỳ theo quý

C, Phân tích định kỳ theo năm tài chính

D, Không thường xuyên

0 0 10 0

0 0 100 0

Câu 6: Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty sử dụng các nhóm chỉ tiêu chủ yếu nào?

A, Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng TSCĐ

B, Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn VKD, VLĐ, VCĐ

C, Tất cả các chỉ tiêu trên

0 0 10

0 0 100

Câu 7: Theo Ông/Bà những nhân tố bên ngoài nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty?

A, Chính sách nhà nước

B, Biến động nền kinh tế

C, Tập quán tiêu dùng

D, Thị trường và đối thủ cạnh tranh

2 2 2 4

20 20 20 40

Câu 8: Theo Ông/Bà những nhân tố bên trong nào ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả sử dụng VKD tại công ty?

A, Yếu tố con người B, quy mô và cơ cấu vốn

C, Nhà cung cấp D, Khác

2 5 3 0

20 50 30 0 Câu 8: Sự tăng

nguyên giá TSCĐ là do những nguyên nhân nào?

A, Mua mới tài sản B, Thanh lý, nhượng bán

C, Thuê tài chính D, Tất cả

2 0 2 6

20 0 20 60 Câu 10: Hiện nay

công ty lập kế hoạch khấu hao TSCĐ theo phương pháp nào?

A, Khấu hao đường thẳng

B, Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

C, Khấu hao theo sản lượng

D, khác

10 0 0 0

100 0 0 0

Câu 11: Theo Ông/Bà , nguồn vốn nào chiếm tỷ trong lớn trong nguồn

A, Vốn lưu động

B, Vốn cố định 9

1 90

10

VKD ?

Câu 12 Theo Ông/Bà để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, công ty cần có những biện pháp gì?

A, Mở rông thị trường, tăng doanh thu

B, Khai thác các nguồn vốn kịp thời cho nhu cầu kinh doanh

C, Đầu tư và quản lý tốt TSCĐ

D, Điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý

E, Tất cả các phương án trên

1 5 0 0 4

10 50 0 0 40

Qua điều tra bằng phiếu trắc nhiệm rút ra được những nhận định tổng quan về tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH du lịch và vận tải Kim Phát như sau:

Do đặc điểm hoạt động nên công ty có nhu cầu sử dụng vốn lưu động nhiều hơn cả với 90% phiếu bình chọn, và với cơ cấu vốn lưu động lớn hơn được công ty đánh giá là phù hợp, tạm chấp nhận được (90% phiếu bình chọn).

Về sự cần thiết của công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Tất cả các nhân viên cũng như nhà quản lý đã hiểu rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh, kết quả thu được là 100% số phiếu cho rằng việc nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh là cần thiết.

Về nguồn vốn kinh doanh. Ta thấy rằng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp từ rất nhiều nguồn nhưng chủ yếu vẫn là từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Từ việc biết rõ về các nguồn vốn sẽ có được chính sách huy động vốn hiệu quả hơn.

Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn đã được công ty quan tâm.Bằng chứng là công ty đã giao phòng kế toán đảm nhận trách nhiệm này và đã có sự phân tích dưới các góc độ vốn cố định và vốn kinh doanh.Trong tương lai gần, công ty đã có dự định lập phòng ban chuyên trách việc phân tích (với 100% phiếu chọn có). Tuy nhiên có thể do một số hạn chế về trình độ và nguồn tài chính còn hạn hẹp nên mức độ quan tâm chưa được thường xuyên, công tác phân tích chỉ tiến hành khi năm tài

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.Nhân tố có tầm ảnh hưởng lớn nhất chính là quy mô vốn và cơ cấu vốn kinh doanh với 50% tỷ lệ bình chọn, tiếp đó chính là ảnh hưởng từ nhân tố nhà cung cấp, ảnh hưởng từ con người.

Trong những biện pháp nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hầu như các biện pháp đều được cân nhắc, nhưng trong đó biện pháp khai thác nguồn vốn kịp thời và mở rộng thị trường được đề cập nhiều hơn cả. Công ty nên xem xét đến cả vấn đề đầu tư quản lý tài sản cố định và điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý.

2.2.1.2. Đánh giá qua phỏng vấn trưc tiếp

Em có thực hiện một số cuộc phỏng vấn nhỏ tại công ty, em đã phỏng vấn cô giám đốc của công ty TNHH du lịch và vận tải Kim Phát như sau:

Hỏi: Thưa cô! Cô có thể cho cháu biết tổng quát kinh doanh của quý doanh nghiệp trong thời gian vừa qua và tình hình đó đang tiến triển như thế nào ạ?

Trả lời: Tại Việt Nam ngành kinh doanh về du lịch và vận tải không còn xa lạ gì cả, là ngành đang rất thịnh hành và phát triển, đặc biệt những năm gần đây có tốc độ phát triển nhanh và mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ. Lên xu thế gia tăng các doanh nghiệp cạnh tranh là rất lớn, đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải đổi mới phương hướng, đổi mới nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

Là một doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với bao khó khăn của nền kinh tế biến động không ngừng, song doanh nghiệp đã có những bước phát triển đáng kể.

Qua một thời gian vừa khởi đầu xây dựng bộ máy tổ chức, triển khai các mặt hoạt động từ năm 2009 đến nay, doanh nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển, không ngừng xây dựng và phát triển hướng thành một doanh nghiệp đa ngành nghề.

Trong những năm gần đầy mặc dù có sự cạnh tranh khốc liệt nhưng công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hoạt động trên thị trường trong nước. Với phương châm kinh doanh “ lấy chữ tín làm đầu, chất lượng, hiệu quả”, cùng với sự cố gắng không ngừng của các cán bộ chủ chốt trong công ty, doanh nghiệp đã gặt hái được nhiều thành công, dần khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực điện không những trên địa bàn Hà Nội mà không ngừng mở rộng ra các địa bàn khác và các tỉnh lân cận và ngay cả trước những biến động của thị trường hiện nay.

Như vậy để đáp ứng nhu cầu của thị trường công ty đã không ngừng mở rộng, cải tiến và có nhiều nét mới, nét riêng biệt không ngừng phấn đấu và phát triển thành doanh nghiệp lớn mạnh, đứng vững và có tiếng nói trên trhij trường hiện nay.

Công ty TNHH du lịch và vận tải Kim Phát đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu cần thiết nhất, đúng tâm lý nhất của khách hàng trong ngành nghề dịch vụ này.

Công ty luôn coi trọng việc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ và mong muốn trở thành đối tác mà khách tin cậy để hợp tác phát triển. Công ty có mục đích hướng đến phù hợp với tâm lý khách hàng nên công ty đã trở thành đối tác làm ăn dài lâu của một số khách hàng.

Hỏi: Tình hình vốn của doanh nghiệp hiện tại như thế nào và nó có ảnh hưởng gì lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp ko?

Trả lời: Hiện nay, nguồn vốn sử dụng của công ty chủ yếu là vốn lưu động do vay vốn bên ngoài tuy nhiên công ty chưa sử dụng hợp lí nguồn vốn này. Khi doanh nghiệp muốn phát triển lớn mạnh thì yêu cầu sự thay đổi lớn về quy mô, tổ chức và nhận sự đòi hỏi sự thay đổi lớn về chi phí.

Mặt khác, tình hình nhu cầu dịch vụ đa dạng lên phải chạy theo thì hiếu và nhu cầu của khách hàng lên việc đầu tư luôn luôn là cần thiết và không có xu hướng dừng mà chỉ có xu hướng gia tăng. Nhiều lúc nguồn vốn huy động là rất mất tự chủ và thiếu khách quan vì phải phụ thuộc việc vay vốn để đầu tư. Nhưng doanh nghiệp vẫn đang duy trì tương đối tốt về việc sử dụng vốn, cũng như nguồn vốn. Phương châm không ngừng nâng cao nguồn vốn đầu tư cũng như chất lượng dịch vụ.

Hỏi: Vậy định hướng để cải thiện hiệu quả việc sử dụng vốn như thế nào?

Trả lời: Vì qua mỗi thời kỳ như mùa du lịch mùa hè thì cần tập trung phát triển, quảng bá thương hiệu cao sẽ tập trung cần vốn nhiều hơn. Nhưng vốn ở đây luân chuyển được lên dể khắc phục tình trạng thiếu vốn thì doanh nghiệp sẽ phân khúc nguồn vốn sử dụng. Để làm sao tránh phụ thuộc vào nguồn vốn vay sẽ giảm chi phí.

- Tăng cường khả năng quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh.

- Liên tục đạo tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ công nhân viên trong

- Mở rộng trụ sở kinh doanh và tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu và đa dạng thêm các loại hình dịch vụ kinh doanh.

- Phấn đấu và trở thành một trong các công ty miền Bắc đi đầu về ngành du lịch và vận tải, là địa chỉ tin cậy cho các khách hàng, đoàn thể và hộ gia đình.

- Thiết lập và khẳng định thương hiệu trên thị trường, bởi thương hiệu được xem như một tài sản của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, vốn đầu tư và chủ sở hữu.

Qua bài phỏng vấn trên nhận thấy, hiện nay, nguồn vốn sử dụng của công ty chủ yếu là vốn lưu động do vay vốn bên ngoài tuy nhiên công ty chưa sử dụng hợp lí nguồn vốn này, việc xử lý về chiến lược kinh doanh chạy theo nhu cầu dịch vụ của khách hàng chưa hiệu quả lên mất rất nhiều vốn, nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn lưu động do vay vốn bên ngoài.

2.2.2. Phân tích dữ liệu thứ cấp

2.2.2.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh

* Phân tích khái quát cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh

Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, nếu chỉ cần có vốn để tồn tại và phát triển thì chưa đủ, điều quan trọng là số vốn đó được sử dụng như thế nào và được phân bổ vào các bộ phận có liên quan có hợp lý hay không, có đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không. Để thấy được điều đó, đầu tiên cần phải có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình phân bổ các nguồn vốn (VLĐ và VCĐ) của công ty thông qua việc phân tích khái quát cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh của công ty Kim Phát như bảng sau:

Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh

Đơn vị tiền: VNĐ Các chỉ

tiêu

Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016 và 2015

Tiền TT % Tiền TT % Chênh lệch T.lệ %

VLĐbq 3,879,271,722 71.35 4,318,291,656 73.98 439,019,934 11.32 VCĐbq 1,557,874,084 28.65 1,519,078,920 26.02 -38,795,164 -2.49

∑ VKDbq 5,437,145,806 100 5,837,370,576 100 400,224,770 7.36

∑ DTT 10,471,635,680 - 10,975,083,970 - 503,448,290 4.81

LNKD 105,364,282 - 600,228,949 - 494,864,667 469,67

(Nguồn : bảng cân đối kế toán năm 2015 và 2016) Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2016 so với năm 2015 tăng 400.224.770 đồng, ứng với một tỷ lệ tăng 7,36%. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn VLĐ tăng lên . Cụ thể như sau:

Vốn lưu động (bình quân) của doanh nghiệp năm 2016 tăng so với 2015 là 439.019.934 đồng, tỷ lệ tăng 11,32%.

Vốn cố định bình quân năm 2016 giảm so với năm 2015 là 38.795.164 đồng , tương ứng tỉ lệ giảm 2,49%. Tỷ trọng của vốn lưu động chiếm phần lớn trong tổng VKD. Bên cạnh đó, ta thấy tình hình doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2016 so với 2015 có tăng

Với hiện trạng trên, doanh nghiệp cần phải xem xét lại việc phân bổ giữa TSNH và TSDH liệu đã hợp lý chưa .

* Phân tích tình hình huy động nguồn vốn kinh doanh

Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty TNHH Kim Phát năm 2015-2016

(đvt: đồng)

Các chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016 và

2015

Tiền TT % Tiền TT % Chênh lệch T.lệ

% A- Nợ phải

trả 2,432,247,036 44.73 2,480,992,244 42.50 48,745,208 2.00 B- Vốn chủ

sở hữu 3,004,898,770 55.27 3,356,378,333 57.50 351,479,563 11.70

∑ Nguồn vốn 5,437,145,806 100 5,837,370,576 100 400,224,770 7.36 Hệ số tự chủ

tài chính 0.5527 0.5750 0.00

Hệ số nợ 0.4473 0.4250

(Nguồn : bảng cân đối kế toán năm 2015 và 2016) Nguồn vốn kinh doanh của DN năm 2016 so với năm 2015 tăng 400.224.770 tương ứng tỷ lệ tăng 7,36% chủ yếu là do khoản phải trả tăng 48.745.208 đồng (ứng với tỷ lệ tăng 2% so với năm 2015)và nguồn vốn chủ sở hữu tăng 351.479.563 đồng (ứng với tỷ lệ tăng 11.7%) .

Năm 2015, hệ số nợ của công ty chỉ ở mức 44,73% nhưng đến năm 2016 con số này đã giảm xuống 42,5 %. Điều này có nghĩa là vào năm 2015 muốn sử dụng một đồng vốn thì công ty phải vay nợ bên ngoài 0,4473 đồng. Còn vào năm 2016 công ty chỉ phải vay nợ bên ngoài 0,425 đồng. Hệ số nợ giảm, trong khi hệ số tự chủ tài chính lại tăng từ 55,27% năm 2015 lên 57,5 % năm 2016. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của công ty năm 2016 tăng lên.

Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của công ty biến động như thế nào, ta tiến hành xem xét sự tăng giảm của từng loại vốn.

* Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động

Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động để thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tình trạng của từng khoản trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó phát hiện những tồn tại hay trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty. Để đánh giá cơ cấu vốn này ta nghiên cứu bảng biểu sau :

Bảng 2.5: Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động

Đvt:đồng

Các chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016 và 2015

Tiền TT Tiền TT

% Chênh lệch T.lệ % Tiền và

tương đương tiền

1,380,946,962 35.60 1,228,311,451 28.44 -152,635,511 -11.05 Nợ phải thu

ngắn hạn 1,150,658,999 29.66 2,016,687,692 46.70 866,028,693 75.26 Hàng tồn

kho 1,308,671,434 33.73 1,068,795,343 24.75 -239,876,091 -18.33 TSNH khác 38,994,328 1.01 4,497,171 0.00 -34,497,157 -88.47 Tổng TSNH 3,879,271,722 100 4,318,291,656 100 439,019,934 11.32

(bình quân)

DT thuần 10,471,635,68

0 - 10,975,083,97

0 - 503,448,290 4.81

LN KD 105,364,282 - 600,228,949 - 494,864,667 469,67

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2015-2016) Quy mô vốn lưu động tính năm 2016 là trên 4 tỷ đồng, so với năm 2015 tăng.019.934 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 11,32% chủ yếu do sự tăng lên của các khoản nợ phải thu ngắn hạn. Cụ thể:

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2016 có tổng giá trị là 1.228.311.451 đồng , tỷ lệ giảm 11,05% và tỷ trọng giảm từ 35,6% xuống còn 28,44% . Điều này

chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên và các khoản nợ đến hạn đang giảm sút

Tài sản ngắn hạn khác năm 2016 giảm so với năm 2016 là 34.497.157 đồng , tỷ lệ giảm 88,47% .

Trong khi đó, nợ phải thu ngắn hạn của công ty tăng mạnh.Năm 2016 khoản nợ là 2.016.687.692 đồng tăng 866.028.693 đồng so với năm 2015 , tương ứng với tỷ lệ tăng 75,26%. Điều này thể hiện doanh nghiệp đang có nhiều các khoản phải thu các khoản phải thu, nó có thể gây ra việc chiếm dụng vốn qua các khoản nợ phải thu.

Năm 2015 hàng tồn kho là 1.308.671.434 đồng chiếm tỷ trọng 33,73%, đến năm 2016 còn 418.920.358 đồng chiếm tỷ trọng 10,03%. Như vậy năm 2016 khoản mục hàng tồn kho của công ty giảm một lượng là 239.873.091 đồng,tương ứng với tỷ lệ giảm 18,33%. Điều này chứng tỏ sức tiêu thụ hàng tồn kho khá tốt , tránh được việc ứ đọng hàng hóa .

* Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cố định

Bảo toàn và phát triển vốn cố định là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển vốn sản xuất kinh doanh.Tài sản cố định thể hiện hình thái vật chất của vốn cố định. Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định của công ty TNHH Kim Phát được trình bày ở bảng 2.5 sau đây.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng ốn kinh doanh tại Công ty TNHH du lịch và vận tải Kim Phát (Trang 32 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w