Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ PHÂN

1.2. Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.2.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tổng vốn kinh doanh

- Mục đích phân tích: Đánh giá sự tăng hay giảm giá trị của tổng VKD sau một kỳ kinh doanh. Phân tích chỉ tiêu này nhằm đánh giá việc đầu tư, phân bổ tổng VKD của doanh nghiệp có hợp lý hay không và ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

- Nguồn tài liệu: Số liệu của các khoản mục “Tài sản ngắn hạn”, “Tài sản dài hạn”, “Tổng tài sản” trên Bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu “Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ”, “Lợi nhuận sau thuế” trên Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ tương ứng.

- Phương pháp và trình tự phân tích: Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tổng VKD sử dụng phương pháp so sánh, lập biểu so sánh kết hợp với việc tính toán tỷ trọng để so sánh mức độ tăng giảm, tỷ lệ tăng giảm của các chỉ tiêu trong 2 năm tài chính (2015 -2016). Phân tích sự biến động chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn”, “Tài sản dài hạn”, “Tổng tài sản”. So sánh với tỷ lệ tăng giảm của chi tiêu “Doanh thu bán hàng”

và “Lợi nhuận kinh doanh” để rút ra kết luận. Nếu chỉ tiêu “Tổng tài sản” tăng phản ánh khả năng sản xuất cũng như quy mô hoạt động của doanh nghiệp tăng và ngược lại, chỉ tiêu này giảm chứng tỏ năng lực sản xuất cũng như quy mô hoạt động của doanh nghiệp bị thu hẹp. Khi đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu, sự ảnh hưởng của các nhân tố quản lý, sử dụng VKD đến kết quả kinh doanh cần phải phân tích tình hình

tăng giảm của tổng VKD có liên hệ đến tỷ lệ tăng giảm các chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng” và “Lợi nhuận kinh doanh”.

1.2.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động

- Mục đích phân tích: Đánh giá tình hình tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm giá trị của VLĐ, qua đó thấy được việc phân bổ VLĐ của doanh nghiệp có hợp lý hay không và ảnh hưởng của chúng như thế nào tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

- Nguồn tài liệu: Số liệu các khoản mục thuộc TSNH như: “Tiền và các khoản tương đương tiền”, “Đầu tư tài chính ngắn hạn”, “Các khoản phải thu ngắn hạn”,

“Hàng tồn kho”, “Tài sản ngắn hạn khác” trên Bảng cân đối kế toán.

- Phương pháp và trình tự phân tích: Phương pháp phân tích tình hình TSNH giống như phân tích tình hình TSDH, thực hiện trên cơ sở so sánh giữa số cuối kỳ với số đầu năm thông qua biểu phân tích để thấy được tình hình tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm, tính toán, so sánh tỷ trọng của các khoản mục trên tổng số TSNH, tỷ lệ tăng giảm của chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng” và “Lợi nhuận sau thuế” để đánh giá tình hình phân bổ TSNH trong doanh nghiệp.

1.2.1.3. Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cố định

- Mục đích phân tích: Đánh giá được tình hình tăng giảm và nguyên nhân tăng, giảm, qua đó thấy được sự tác động, ảnh hưởng của VCĐ đến tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng.

- Nguồn tài liệu: Số liệu trên Bảng cân đối kế toán của các khoản mục “Tài sản cố định”, “Bất động sản đầu tư”, “Các khoản đầu tư tài chính dài hạn” và “Tài sản dài hạn khác”, chỉ tiêu “Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế” trên Báo cáo kết quả kinh doanh.

- Phương pháp và trình tự phân tích: Phương pháp phân tích tình hình tăng giảm TSDH được thực hiện trên cơ sở so sánh giữa Số cuối năm với Số đầu năm để thấy được tình hình tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm. Lập biểu để tính toán, so sánh tỷ trọng các khoản mục trên tổng số TSDH để đánh giá tình hình phân bổ TSDH, so sánh tỷ trọng của từng khoản mục trên tổng vốn dài hạn. Phân tích sự biến động của các khoản mục thuộc TSDH cũng giống như khi phân tích sự biến động của tổng VKD. Ngoài phân tích sự biến động của từng khoản mục riêng rẽ còn liên hệ với tỷ lệ tăng giảm của chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng” và “Lợi nhuận kinh doanh”. Từ đó thấy được tình hình phân bổ, sự tác động, ảnh hưởng của VCĐ đến tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng.

1.2.1.4. Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn chủ sở hữu.

- Mục đích: Nhằm đánh giá tình hình tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm, qua đó thấy được tình hình tài chính nói chung, tình hình huy động vốn nói riêng có tốt hay không.

- Phương pháp phân tích: Được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp so sánh và lập biểu so sánh, tính toán số chênh lệch và tỷ lệ tăng giảm các chỉ tiêu: Tổng số vốn chủ sở hữu và các khoản mục, tính toán tỷ trọng các khoản mục.

Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn, năm nay so với năm trước tăng lên thì đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt vì khả năng đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh và tính độc lập tự chủ về tài chính tăng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ, giảm đi là không tốt vì khả năng đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh và tính độc lập tự chủ về tài chính tăng.

1.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 1.2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh

- Mục đích và ý nghĩa phân tích: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhằm mục đích nhận thức, đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện, hiệu quả sử dụng các chỉ tiêu vốn kinh doanh. Từ đó đánh giá được những nguyên nhân ảnh hưởng tăng giảm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

- Nguồn số liệu phân tích: Phân tích tình hình vốn kinh doanh sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp về tài sản, nguồn vốn kinh doanh trên bảng cân đối kế toán như chỉ tiêu

“tổng tài sản”, chỉ tiêu “vốn chủ sở hữu” và các chỉ tiêu “doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ”, “lợi nhuận trước thuế” trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tương ứng.

1.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Mục đích và ý nghĩa phân tích: Phân tích mối tương quan giữa vốn lưu động bỏ ra với kết quả đạt được. Từ đó đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nguồn số liệu phân tích: Nguồn tài liệu được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ít nhất hai năm tài chính liên tiếp. Trên bảng cân đối kế toán sử dụng số liệu chỉ tiêu tổng hợp “tài sản ngắn hạn”, chỉ tiêu chi tiết “hàng tồn kho”, “các khoản phải thu ngắn hạn”, “Nợ ngắn hạn”. Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng số liệu các chỉ tiêu “doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ”, “giá vốn hàng bán” và

“lợi nhuận trước thuế”.

1.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Mục đích phân tích: Nhằm thấy được mối quan hệ giữa số vốn cố định đầu tư cho sản xuất kinh doanh và kết quả thu về, đồng thời đánh giá được hiệu quả tình hình quản lý tài sản cố định.

Nguồn số liệu phân tích: Trên bảng cân đối kế toán sử dụng số liệu chỉ tiêu tổng hợp “tài sản dài hạn”, chỉ tiêu chi tiết “tài sản cố định”. Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng số liệu của chỉ tiêu “doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ” và “ lợi nhuận sau thuế”.

1.2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Mục đích: Nhằm thấy được mối quan hệ giữa số vốn chủ sở hữu với kết quả đạt được. Từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

Nguồn số liệu phân tích: Trên bảng cân đối kế toán sử dụng số liệu chỉ tiêu tổng hợp “vốn chủ sở hữu”. Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng số liệu của chỉ tiêu “doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ” và “ lợi nhuận sau thuế”.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w