Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh (Trang 32 - 45)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty

2.2.1.1. Kết quả điều tra thông qua phiếu điều tra trắc nghiệm

Phiếu điều tra trắc nghiệm được phát cho 8 người gồm 7 nhân viên của Công ty TNHH Đầu tư thương mại và Dịch vụ Biển Xanh và Giám đốc công ty. Mỗi phiếu gồm 12 câu hỏi dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm. Sau đây là bảng thống kê câu trả lời của các nhân viên. Qua bảng thống kê này, ta có thể khái quát về công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử sụng vốn của Công ty thông qua đánh giá của từng nhân viên.

Bảng 2: Kết quả điều tra khảo sát về tình hình và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và Dịch vụ Biển Xanh

Nội dung câu hỏi Phương án trả lời Số

phiếu

TL (%) Câu 1 Theo Ông (Bà), công tác phân tích

hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hiện nay có cần cho các doanh nghiệp hay không?

Không cần thiết 0 0

Cần thiết 6 75

Rất cần thiết 2 25

Câu 2: Theo Ông (Bà), công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty nên do bộ phận nào đảm nhiệm?

Bộ phận chuyên trách 7 87,5

Bộ phận kế toán 1 12,5

Bộ phận khác 0 0

Câu 3: Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn cũng như lập các kế hoạch kinh doanh của công ty có thường xuyên không?

Phân tích định kỳ theo tháng 0 0 Phân tích định kỳ theo quý 0 0 Phân tích định kỳ theo năm

tài chính 8 100

Không thường xuyên 0 0

Câu 4: Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty sử dụng các nhóm chỉ tiêu chủ yếu nào?

Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình

hình sử dụng TSCĐ 0 0

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn VKD, VLĐ, VCĐ

0 0

Tất cả các chỉ tiêu trên 8 100

Khác 0 0

Câu 5: Công ty có nhu cầu sử dụng nguồn vốn nào nhiều hơn cả?

Vốn lưu động 8 100

Vốn cố định 0 0

Câu 6: Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty có quan tâm đến vấn đề đi thuê tài sản cố định không?

Không quan tâm 0 0

Ít quan tâm 8 100

Quan tâm 0 0

Câu 7: Việc xây dựng các chính sách thu hồi công nợ đã được công ty thực sự quan tâm hay chưa?

Không quan tâm 0 0

Ít quan tâm 0 0

Quan tâm 8 100

Câu 8: Theo Ông (Bà), mở rộng quan hệ đối tác với khách hàng có cần thiết đối với hiệu quả sử dụng vốn lưu động hay không?

Không cần thết 0 0

Cần thiết 1 12,5

Rất cần thiết 7 87,5

Câu 9: Vậy công ty có thực sự quan tâm đánh giá những kế hoạch cụ thể để mở rộng mối quan hệ hợp tác đó hay không?

Không quan tâm 0 0

Quan tâm 0 0

Rất quan tâm 8 100

Câu 10: Theo Ông (Bà), khó khăn lớn nhất của Công ty hiện nay khi muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là gì?

Vốn .0 0

Nhân lực và vật lực 5 62,5

Khó khăn khác 3 37,5

Câu 11: Theo Ông (Bà), để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, công ty cần có những biện pháp gì?

Mở rông thị trường, tăng doanh thu

2 25

Khai thác các nguồn vốn kịp thời cho nhu cầu kinh doanh

2 25

Đầu tư và quản lý tốt TSCĐ 0 0 Điều chỉnh cơ cấu vốn hợp

0 0

Tất cả các phương án trên 4 50

Câu 12: Theo Ông (bà) công ty có nên thành Có 6 75

lập phòng ban chuyên trách thực hiện công tác phân tích kinh tế?

Không 2 25

Câu 13: Nếu có, thì công ty cần những điều kiện đáp ứng nào?

Tăng thêm vốn 2 25

Tăng trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán

3 37,5

Tăng nhân sự 1 12,5

Tất cả các lựa chọn trên 2 25

Khác 0 0

Câu 14: Theo Ông (bà), những khó khăn mà công ty gặp phải khi thành lập bộ phận phân tích chuyên trách là gì?

Sự quan tâm của ban lãnh đạo

0 0

Nhân sự 3 37,5

Nguồn tài chính 5 62,5

Qua điều tra bằng phiếu trắc nhiệm rút ra được những nhận định tổng quan về tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Biển Xanh như sau:

- Do đặc điểm hoạt động nghành nên công ty có nhu cầu sử dụng vốn lưu động nhiều hơn cả với 8/8 phiếu bình chọn.

- Về sự cần thiết của công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Tất cả các nhân viên cũng như nhà quản lý đã hiểu rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh, kết quả thu được là 100% số phiếu cho rằng việc nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh là cần thiết.

- Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn đã được công ty quan tâm. Bằng chứng là công ty đã giao phòng kế toán đảm nhận trách nhiệm này và đã có sự phân tích dưới các góc độ vốn cố định và vốn kinh doanh. Trong tương lai gần, công ty đã có dự định lập phòng ban chuyên trách việc phân tích (với 75% phiếu chọn có). Tuy nhiên có thể do một số hạn chế về trình độ và nguồn tài chính còn hạn hẹp nên mức độ quan tâm chưa được thường xuyên, công tác phân tích chỉ tiến hành khi năm tài chính kết thúc.

- Trong những biện pháp nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hầu như các biện pháp đều được cân nhắc, nhưng trong đó biện pháp khai thác nguồn vốn kịp thời và mở rộng thị trường được đề cập nhiều hơn cả. Công ty nên xem xét đến cả vấn đề đầu tư quản lý tài sản cố định và điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý.

- Việc thực hiện các chính sách thu hồi công nợ theo điều tra cũng được quan tâm. Cũng theo điều tra 100% đều cho rằng mở rộng quan hệ đối tác với khách hàng cần thiết đối với hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Và công ty cũng rất quan tâm đánh giá những kế hoạch cụ thể để mở rộng mối quan hệ hợp tác đó.

- Theo số đông ý kiến của nhân viên kế toán khó khăn lớn nhất của công ty hiện nay khi muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là nhân lực và vật lực và một vài nguyên nhân khác. Như vậy, công ty cần nâng cao không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng cả nhân lực và vật lực. Đồng thời giải quyết được các vấn đề khác.

2.2.1.2. Kết quả của điều tra phỏng vấn

Sau khi phát phiếu điều tra, để có thêm dữ liệu phân tích, em đã tiến hành một buổi phỏng vấn nhỏ tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và Dịch vụ Biển Xanh với ông (bà):

- Ông Phan Văn Cường: Giám đốc công ty.

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương: Kế toán trưởng.

Nội dung phỏng vấn bao gồm các câu hỏi liên quan đến tình hình hoạt động cũng như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Qua cuộc phỏng vấn ta có những nhận định tổng quan như sau:

Trong năm vừa qua, công tác sử dụng vốn cuả công ty đã đạt được những thành công nhất định như: VKD không ngừng tăng lên, nguồn vốn được bổ sung chủ yếu từ lợi nhuận chưa phân phối. Trong cơ cấu VKD của công ty thì VCSH chiếm tỷ trọng chủ yếu, lớn hơn nhiều so vốn vay, chứng tỏ sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp khá tốt.

Doanh thu có tăng lên nhưng so với mặt bằng chung các doanh nghiệp cùng ngành thì sự tăng trưởng vẫn còn ở mức trung bình. Nhận thức được những mặt còn tồn tại, công ty luôn cố gắng tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Công ty có có dự định trong thời gian tới thành lập phòng ban chuyên trách thực hiện công tác phân tích kinh tế để có thể phân tích và đưa ra những chính sách kịp thời và hiệu quả nhất góp phần giúp công ty có những quyết định và bước đi đúng đắn trong công tác quản lý và sử dụng nguồn VKD một cách hợp lý, từ đó góp phần tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.

2.2.2. Kết quả phân tích qua dữ liệu thứ cấp

2.2.2.1. Phân tích tình hình vốn kinh doanh tại công ty

2.2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tổng vốn kinh doanh

Bảng 3: Phân tích cơ cấu và sự biến động tổng vốn kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư thương mại và Dịch vụ Biển Xanh năm 2015-2016

Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016/2015

Số tiền TT

(%) Số tiền TT

(%) Số tiền TL

(%)

TT (%)

1 2 3 4 5 6 7 8

Tổng VKD

bình quân 24.050.078.916 100

25.281.355.763,

5 100

1.231.276.847,5 5,12 0

1. Vốn lưu động

bình quân 21.186.549.241 88,09 22.930.635.225 90,70 1.744.085.984 8,23 2,61 2. Vốn cố định

bình quân 2.863.529.676 11,91 2.350.720.539 9,3 (512.809.137,5) (17,91) (2,61) Tổng nguồn

vốn bình quân 24.050.078.916 100 25.281.355.763,

5 100

1.231.276.847,5 5,12 0 1.Nợ phải trả

bình quân 3.498.487.458 14,55 4.586.649.110 18,14 1.088.161.652 31,10 3,59 2.Vốn chủ sở

hữu bình quân 20.551.591.458 85,45 20.694.706.654 81,86 143.115.196 0,7 (3,59) Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty năm 2015-2016

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Tổng vốn kinh doanh bình quân của công ty năm 2016 so với năm 2015 tăng 1.231.276.847,5VNĐ tương ứng tăng 5,12%. Trong đó:

- Vốn lưu động bình quân năm 2016 tăng 1.744.085.984 VNĐ tương ứng tăng 8,23%

so với năm 2015.

- Vốn cố định bình quân năm 2016 giảm 512.809.137,5 VNĐ tương ứng giảm 17,91%

so với năm 2015.

Như vậy tổng vốn kinh doanh bình quân của công ty tăng lên là do vốn lưu động tăng lên.

- Trong tổng VKD của công ty thì VLĐ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với VCĐ và VLĐ có xu hướng tăng dần về tỷ trọng trong tổng VKD. Điều này hoàn toàn phù hợp với một doanh nghiệp thương mại luôn cần nhiều vốn để quay vòng kinh doanh.

- Trong tổng vốn kinh doanh của DN thì VCSH chiếm tỷ trọng lớn hơn khá nhiều so với Nợ phải trả. Cụ thể: năm 2015, VCSHBQ chiếm 85,45% tổng vốn kinh doanh và nợ phải trả bình quân chiếm 14,55% và con số này năm 2016 lần lượt là 81,86% và 18,14%. Điều này cho thấy, VCSH của doanh nghiệp chiếm khá lớn trong tổng vốn kinh doanh cho thấy tiềm lực tài chính của doanh nghiệp khá tốt. Tuy nhiên, so sánh từ năm 2015 đến năm 2016 thì tỷ trọng VCSH giảm và tỷ trọng vốn vay có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy, năm 2016 công ty còn phụ thuộc vào nhiều nguồn tài trợ khác so với năm 2015 và khả năng thanh toán nợ có xu hướng giảm.

2.2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động

Bảng 4: Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động của công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh năm 2015-2016

Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016/2015

Số tiền TT

(%) Số tiền TT

(%) Số tiền TL (%) TT

(%)

1 2 3 4 5 6 7 8

I. Tiền và tương đương tiền bình quân 1.180.106.335 5,57 664.683.634,5 2,9 (515.422.700,5) (43,68) (2,67) II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

bình quân 0 0 0 0 0 0 0

III. Các khoản phải thu ngắn hạn bình

quân 2.535.739.550 11,97 3.233.976.312 14,10 698.236.762 27,54 2,13

IV. Hàng tồn kho bình quân 16.506.562.242 77,91 17.669.021.342 77,05 1.162.459.100 7,04 (0,86) V. Tài sản ngắn hạn khác bình quân 964.141.118,5 4,55 1.362.953.937 5,95 398.812.818,5 41,36 1,4 Tổng vốn lưu động bình quân 21.186.549.24

1 100 22.930.635.225 100 1.744.085.984 8,23 0 1.Doanh thu thuần bán hàng 11.815.896.326 - 13.215.598.326 - 1.399.702.000 11,85 -

2.Lợi nhuận sau thuế 497.641.764 - 609.733.856 - 112.092.092 22,52 -

(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính)

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên ta thấy:

Tổng VLĐ bình quân năm 2016 so với năm 2015 tăng 1.744.085.984 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 8,23%. Trong khi đó, doanh thu thuần bán hàng năm 2016 so với năm 2015 tăng 1.399.702.000 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 11,85%. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 112.092.092 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 22,52%. Vậy ta thấy tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là 22,52% tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng vốn lưu động bình quân 8,23%. Như vậy, đánh giá chung việc quản lý, sử dụng VLĐ của công ty là tương đối tốt qua 2 năm 2015-2016.

Phân tích chi tiết từng khoản mục ta thấy:

- Tiền và các khoản tương đương tiền bình quân năm 2016 so với năm 2015 giảm 515.422.700,5 VNĐ tương ứng tỷ lệ giảm 43,68%.

- Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân năm 2016 so với năm 2015 tăng 698.236.762 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 27,54%.

- Hàng tồn kho bình quân năm 2016 so với năm 2015 tăng 1.162.459.100 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 7,04%.

- Các tài sản ngắn hạn khác bình quân năm 2016 so với năm 2015 tăng 398.812.818,5 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 41,36%.

Như vậy, VLĐBQ của công ty năm 2016 so với năm 2015 tăng chủ yếu là do sự tăng của hàng tồn kho và các khoản tài sản ngắn hạn khác tăng.

Xét về mặt tỷ trọng trong tổng VLĐ của công ty ta thấy trong VLĐ thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng chủ yếu, trong năm 2015 HTKBQ chiếm 77,91% và con số này năm 2016 là 77,05%. Trong khi đó, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng VLĐ, năm 2015 là 5,57% và năm 2016 là 2,9%. Điều này cho thấy VLĐ của doanh nghiệp chủ yếu là hàng tồn kho, hàng tồn kho nhiều có thể dẫn đến ứ đọng, không bán được hàng. Tiền và các khoản tương đương tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, nhưng doanh nghiệp luôn duy trì ở mức khá thấp và có xu hướng giảm mạnh trong năm 2016, điều này còn cho thấy khả năng sẵn sàng thanh toán nợ của doanh nghiệp còn ở mức thấp và có thể còn gặp một số hạn chế khi doanh nghiệp muốn quay vòng vốn kinh doanh.

2.2.2.1.3. Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cố định

Bảng 5: Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cố định của công ty TNHH Đầu tư thương mại và Dịch vụ Biển Xanh năm 2015-2016

Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016/2015

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) TT

(%)

1 2 3 4 5 6 7 8

I. Các khoản phải thu dài hạn bình quân

- - - -

II. Tài sản cố

định bình quân 2.767.393.311 96,64 2.250.493.265 95,74 (516.900.046) (18,68) (0,9) III. Bất động

sản đầu tư bình

quân - - - - - - -

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn bình quân

- - - - - - -

V. Tài sản dài hạn khác bình quân

96.136.364,5 3,36 100.227.273,5 4,26 4.090.909 4,26 0,9

Tổng vốn cố định bình quân

2.863.529.676 100 2.350.720.539 100 (512.809.137,5) (17,91) 0 (Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán) Nhận xét:

Vốn cố định được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Tùy theo đặc điểm kinh doanh của DN mà trang bị cho các bộ phận kinh doanh là khác nhau. Phân tích tình hình sử dụng VCĐ của công ty để thấy được những nguyên nhân tác động tích cực hay tiêu cực đến TSCĐ của công ty.

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng VCĐBQ của công ty năm 2016 so với năm 2015 giảm 512.809.137,5 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 17,91%. Trong đó, xét về mặt tỷ trọng VCĐ của công ty được hình thành chủ yếu từ TSCĐ. Năm 2015, TSCĐ bình quân

chiếm tỷ trọng 96,64% trong tổng VCĐBQ và con số này năm 2016 là 95,74%. Năm 2016 VCĐBQ của công ty giảm là do TSCĐBQ giảm 516.900.046 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm là 18,68%.

Như vậy, chính sách đầu tư, phân bổ vốn cố định chưa tốt, các khoản mục vốn cố định còn hạn chế. Vốn cố định của công ty năm 2016 so với năm 2015 giảm là do tài sản cố định giảm. Năm 2016 công ty không có đổi mới về tài sản cố định dẫn đến vốn cố định giảm.

2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty 2.2.2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Bảng 6: Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư thương mại và Dịch vụ Biển Xanh năm 2015-2016

Đơn vị tính: VNĐ Các chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016/2015

Chênh lệch TL (%)

1 2 3 4 5

1.Doanh thu thuần bán

hàng 11.815.896.326 13.215.598.326 1.399.702.000 11,85 2.Lợi nhuận sau thuế 497.641.764 609.733.856 112.092.092 22,53 3.Tổng vốn kinh doanh

bình quân 24.050.078.916 25.281.355.763,5 1.231.276.847,5 5,12 4.Hệ số doanh thu trên

vốn kinh doanh bình quân (lần) (=1/3)

0,491 0,523 0,032 6,52

5.Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân (lần) (=2/3)

0,021 0,024 0,003 14,29

Nhận xét:

Như ở trên đã phân tích về cơ cấu và sự biến động của tổng VKD, ta thấy trong năm 2016 doanh nghiệp đã mở rộng quy mô VKD của đơn vị mình, nếu nhìn từ khía cạnh chủ quan ta thấy sự mở rộng quy mô VKD dường như là tốt, có thể công ty đã đầu tư thêm VKD để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng biểu phân tích 6 ở trên sẽ cho chúng ta thấy rõ việc đầu tư thêm VKD của công ty năm 2016 so với năm 2015 của công ty có đem lại hiệu quả kinh doanh không.

Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy, từ năm 2015 đến năm 2016 công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh đã có sự tăng trưởng nhưng không đáng kể và so với mặt bằng chung các doanh nghiệp khác cùng ngành thì đơn vị hoạt động còn

chưa đạt hiệu quả tốt, chưa khai thác được hiệu quả tiềm năng sử dụng vốn kinh doanh bỏ ra. Cụ thể:

- Hệ số doanh thu trên VKDBQ cho chúng ta biết cứ 1 đồng VKDBQ bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Thực tế năm 2015, cứ 1 đồng VKDBQ bỏ ra thì thu được về 0,491 đồng doanh thu. Con số này đã tăng lên xấp xỉ 0,523 đồng doanh thu trong năm 2016, tức là tăng 6,52% nhưng vẫn còn rất thấp.

- Tương tự với hệ số lợi nhuận trên VKDBQ cho chúng ta biết cứ 1 đồng VKDBQ bỏ ra thì thu được về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Con số này năm 2015 và 2016 lần lượt là 0,021 và 0,024 đồng, cho thấy việc đầu tư chưa đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Đây là những biểu hiện không tốt cho thấy công ty sử dụng vốn không có hiệu quả.

2.2.2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tổng VKD Để thấy rõ được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, ta đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số LN/VKD qua phương trình sau:

Ta có:

= =

Trong đó: - : Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân - P : Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ

- : Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ - M: Tổng doanh thu thuần đạt được trong kỳ

Bảng 7: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Biển Xanh năm 2015-2016 Chỉ tiêu

chung do do

Số

lần Tỉ lệ

% Số

lần Tỉ lệ

% Số

lần Tỉ lệ

%

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Hệ số

LN/VKDBQ 0,021 0,022 0,024 0,003 14,29 0,001 4,76 0,002 9,52

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh (Trang 32 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w