NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Một phần của tài liệu Ebook các quy định về tổ chức bộ máy phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ phần 2 (Trang 53 - 64)

Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tổ chức theo cấp hành chính, ở Trung ương có Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đ}y gọi tắt là Thanh tra Bộ) và Thanh tra các Cục; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đ}y gọi tắt là Thanh tra Sở) và thanh tra chuyên ngành thú y, thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm

dịch thực vật; thực hiện chức năng thanh tra h{nh chính v{

thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nh{ nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Đối tượng thanh tra

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam v{ cơ quan, tổ chức, c| nh}n nước ngoài tại Việt Nam có tham gia hoạt động trong phạm vi quản lý nh{ nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước đó.

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động

1. Hoạt động của Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, c| nh}n l{ đối tượng thanh tra.

2. Khi tiến h{nh thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Trưởng Đo{n thanh tra, Thanh tra viên v{ c|c th{nh viên Đo{n thanh tra phải tuân theo quy định của pháp luật về thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi, quyết định của mình.

Chương II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Điều 4. Tổ chức Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Thanh tra Bộ; Thanh tra của Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y, Cục Quản lý đờ điều và Phòng chống lụt bão, Cục Kiểm l}m (sau đ}y gọi chung là Thanh tra Cục).

2. Ở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đ}y gọi chung là Thanh tra Sở) có Thanh tra Sở và thanh tra chuyên ngành thú y, chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tổ chức của Thanh tra Sở, thanh tra chuyên ngành thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

3. Thanh tra Bộ, Thanh tra Cục, Thanh tra Sở có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Tổ chức của Thanh tra Bộ

1. Thanh tra Bộ l{ cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nh{ nước về công tác thanh tra;

thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra h{nh chính đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ quản lý và thanh tra chuyên ng{nh trong c|c lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nh{ nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên; các chức danh trên được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Thanh tra Bộ có Phòng Hành chính - Tổng hợp và các phòng nghiệp vụ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định số lượng và tên gọi các phòng.

4. Thanh tra Bộ chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời chịu

sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ.

5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể về cơ cấu, tổ chức và biên chế của Thanh tra Bộ;

hoạt động thanh tra chuyên ng{nh trong c|c lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nh{ nước của Bộ.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ

1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ.

2. Thanh tra việc chấp hành các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện sản xuất kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nh{ nước theo ng{nh, lĩnh vực của Bộ.

3. Giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố c|o theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa v{ đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.

5. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ng{nh đối với Thanh tra Sở; hướng dẫn, kiểm tra c|c đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

6. Quyết định xử phạt vi phạm h{nh chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

7. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn của cơ quan, tổ chức, c| nh}n khi có đủ căn cứ x|c định hành vi vi

phạm gây thiệt hại đến lợi ích nh{ nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hoặc huỷ bỏ những quy định trái với pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn được phát hiện qua thanh tra.

8. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Bộ.

9. Tổng kết rút kinh nghiệm, xây dựng nghiệp vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nh{ nước của Bộ.

10. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nh{ nước của Bộ.

11. Thanh tra các vụ việc khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Nhiệm vụ quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ 1. L~nh đạo, chỉ đạo công t|c thanh tra h{nh chính đối với c|c cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng và công tác thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nh{ nước của Bộ.

2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.

3. Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

4. Hướng dẫn, đôn đốc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ thực hiện pháp luật về thanh tra; phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ trong cơ quan, đơn vị đó.

5. Quyết định theo thẩm quyền việc thành lập Đo{n thanh tra, cử Thanh tra viên; trưng tập cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia Đo{n thanh tra.

6. Quyết định xử phạt vi phạm h{nh chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

7. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý việc trùng lắp về chương trình, kế hoạch, nội dung thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý nh{ nước của Bộ;

tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thụn phối hợp với Chủ tịch ủy ban nhõn dõn cấp tỉnh giải quyết việc trùng lắp về chương trình, kế hoạch, nội dung thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

8. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng; hướng dẫn thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc Bộ trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.

9. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ khi có căn cứ cho rằng các quyết định đó tr|i ph|p luật về thanh tra hoặc gây cản trở đến hoạt động thanh tra.

10. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra theo thẩm quyền.

11. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

12. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

13. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Thanh tra về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.

14. L~nh đạo cơ quan Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị định n{y v{ c|c quy định khác của pháp luật.

Điều 8. Tổ chức Thanh tra Cục

1. Thanh tra Cục l{ cơ quan của Cục, thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nh{ nước của Cục theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra Cục có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.

Chánh Thanh tra Cục do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Cục trưởng, sau khi thống nhất ý kiến với Chánh Thanh tra Bộ.

Phó Chánh Thanh tra Cục do Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

C|c Thanh tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn v{ cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục, thanh tra chuyên ngành thú y, thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Sở.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cục

1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Cục trưởng.

2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý nh{ nước chuyên ngành của Cục.

3. Quyết định xử phạt vi phạm h{nh chính theo quy định của pháp luật.

4. Giúp Cục trưởng hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cục trưởng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5. Giúp Cục trưởng hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa v{ đấu tranh chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nh{ nước của Cục trưởng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.

6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Cục.

7. Kiến nghị với cơ quan quản lý nh{ nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra của Thanh tra Cục.

8. Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Cục trưởng theo quy định.

9. Hướng dẫn, kiểm tra c|c đơn vị, tổ chức trực thuộc thực hiện c|c quy định của pháp luật về công tác thanh tra.

10. Tổng kết rút kinh nghiệm, nghiệp vụ thanh tra trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Cục.

11. Được yêu cầu c|c cơ quan, tổ chức có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia Đo{n thanh tra của Cục.

12. Thanh tra vụ việc khác do Cục trưởng giao; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Cục 1. L~nh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Cục.

2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.

3. Trình Cục trưởng quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lĩnh vực do Cục quản lý.

4. Kiến nghị Cục trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

5. Quyết định xử phạt vi phạm h{nh chính theo quy định của pháp luật.

6. Kiến nghị với Cục trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng.

7. L~nh đạo Thanh tra Cục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị định n{y v{ c|c quy định khác của pháp luật.

8. Báo cáo Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng trong phạm vi, trách nhiệm của mình.

Điều 11. Thanh tra Sở

1. Thanh tra Sở l{ cơ quan của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có trách nhiệm giúp Gi|m đốc Sở thực hiện

nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Gi|m đốc Sở.

2. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên; các chức danh trên được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Gi|m đốc Sở, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về công tác và nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.

4. Gi|m đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cơ cấu, tổ chức và biên chế của Thanh tra Sở.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở

1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở.

2. Thanh tra việc chấp hành các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện sản xuất kinh doanh của cơ quan, tổ chức, c| nh}n trong c|c lĩnh vực quản lý của Sở.

3. Giúp Gi|m đốc Sở tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố c|o theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Giúp Gi|m đốc Sở hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa v{ đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.

5. Hướng dẫn, kiểm tra c|c cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở thực hiện c|c quy định của pháp luật về công tác thanh tra; phối hợp với Thủ trưởng c|c cơ quan, đơn vị thuộc Sở chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ trong c|c cơ quan, đơn vị đó.

6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Sở.

7. Quyết định xử phạt vi phạm h{nh chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

8. Kiến nghị với cơ quan nh{ nước có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ x|c định hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hoặc huỷ bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật của Nh{ nước được phát hiện qua thanh tra.

9. Tổng hợp, b|o c|o Gi|m đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng; báo cáo Thanh tra Bộ về công tác thanh tra chuyên ng{nh theo quy định của pháp luật.

10. Thanh tra các vụ việc kh|c do Gi|m đốc Sở giao; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kh|c theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn Chánh Thanh tra Sở 1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.

2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.

3. Trình Gi|m đốc Sở quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

4. Quyết định theo thẩm quyền việc thành lập Đo{n thanh tra, cử Thanh tra viên; yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia Đo{n thanh tra.

5. Hướng dẫn, đôn đốc thủ trưởng c|c cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở thực hiện c|c quy định của pháp luật về thanh tra.

6. Quyết định xử phạt vi phạm h{nh chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Ebook các quy định về tổ chức bộ máy phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ phần 2 (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(430 trang)